Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 4: Văn bản thông tin (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4: Văn bản thông tin. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 2)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Lê Quang Dũng - Tác giả: Lê Quang Dũng

- Thể loại: văn bản thông tin - Thể loại: văn bản thông tin

- Văn bản được in trong  - Văn bản được in trong Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2009)

- Nội dung: Qua các câu chuyện đa chiều, văn bản truyền tải đi một thông điệp là chúng ta cần phải thượng tôn pháp luật để hướng đến phát triển đất nước.  - Nội dung: Qua các câu chuyện đa chiều, văn bản truyền tải đi một thông điệp là chúng ta cần phải thượng tôn pháp luật để hướng đến phát triển đất nước.

Câu 2: Nhận xét về tính thiệt thực của vấn đề được đưa ra trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Trả lời:

- Văn bản trình bày vấn đề là ý thức pháp luật của người Việt Nam còn kém, điều đó rất tai hại, người Việt Nam cần thay đổi. - Văn bản trình bày vấn đề là ý thức pháp luật của người Việt Nam còn kém, điều đó rất tai hại, người Việt Nam cần thay đổi.

=> Đây là vấn đề có tính thiết thực, có ý nghĩa thời sự rất cao trong cuộc sống hiện nay. Một người không tuân thủ pháp luật có thể gây ra vấn đề cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Càng nhiều người thì tình trạng sẽ còn trầm trọng hơn.

Câu 3: Hãy chỉ ra bố cục của văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Trả lời:

Bố cục của văn bản có dạng:

1. Nhan đề

2. Sapo

3. Đề mục 1 và Nội dung chính 1

4. Đề mục 2 và Nội dung chính 2

Đề mục và Nội dung cuối có tính chất kết luận.

Câu 4: Xác định chủ đề của văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: ca ngợi người tài giỏi. - Chủ đề của văn bản: ca ngợi người tài giỏi.

Câu 5: Hãy chỉ ra các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”

Trả lời:

- Yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ là: hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… - Yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ là: hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…

=> Văn bản không có các yếu tố này.

Câu 6: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

“Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.”

Trả lời:

– Câu trên mắc lỗi câu thiếu chủ ngữ. “Với tác phẩm này” là thành phần trạng ngữ. Có thể người viết nhầm đó là chủ ngữ.

– Cách sửa thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp. Chẳng hạn: Với tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

– Cách sửa thứ hai: Lược bỏ quan hệ từ ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ: Tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

Câu 7: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

“Lục bát, một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.”

Trả lời:

– Câu trên mắc lỗi câu thiếu vị ngữ. Trong câu trên, có thể coi “lục bát” là chủ ngữ, “một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt” là thành phần chêm xen, giải thích cho đối tượng được nói đến ở chủ ngữ chứ không phải là vị ngữ. Kiểu lỗi này có thể do người viết nhầm thành phần chêm xen là vị ngữ.

– Cách sửa thứ nhất: Thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ: Lục bát là một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.

– Cách sửa thứ hai: Giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp: Lục bát – một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt – đã được tác giả sử dụng hết sức nhuần nhuyễn.

Câu 8: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

“Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế.”

Trả lời:

– Câu trên mắc lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa hề có nội dung thông tin, vì thế, chưa phải là câu.

– Cách sửa: Dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu. Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, tôi không thể chần chừ.

Câu 9: Trình bày ngắn gọn lại các câu chuyện trong 2 phần Từ chuyện an toàn lao động Đến tai nạn giao thông và chỉ ra thông điệp từ mỗi câu chuyện đó.

Trả lời:

- Câu chuyện 1: Năm 1996, có một sự việc làm tác giả hú hồn khi đang công tác tại một giàn khoan trên biển. Một nhóm công nhân hút thuốc trong phòng nhưng không dập tắt điếu thuốc cẩn thận khi hút xong. Ngọn lửa bùng lên khi họ ra ngoài nhưng may sao vẫn kịp dập tắt được. => Thông điệp: Chú ý an toàn lao động, không hút thuốc ở những nơi không được phép. - Câu chuyện 1: Năm 1996, có một sự việc làm tác giả hú hồn khi đang công tác tại một giàn khoan trên biển. Một nhóm công nhân hút thuốc trong phòng nhưng không dập tắt điếu thuốc cẩn thận khi hút xong. Ngọn lửa bùng lên khi họ ra ngoài nhưng may sao vẫn kịp dập tắt được. => Thông điệp: Chú ý an toàn lao động, không hút thuốc ở những nơi không được phép.

- Câu chuyện 2: Một lần, có một công nhân làm việc ở giàn khoan trên biển, lúc được nghỉ ngơi đã xuống chân đế câu cá nhưng không may trượt chân ngã xuống biển và chết. => Thông điệp: Chú ý an toàn lao động, không được làm những việc được cảnh bảo là nguy hiểm. - Câu chuyện 2: Một lần, có một công nhân làm việc ở giàn khoan trên biển, lúc được nghỉ ngơi đã xuống chân đế câu cá nhưng không may trượt chân ngã xuống biển và chết. => Thông điệp: Chú ý an toàn lao động, không được làm những việc được cảnh bảo là nguy hiểm.

- Câu chuyện 3: Con trai một người bạn cũ của tác giả vì được học tiếp thạc sĩ ở Hà Nội mà tổ chức liên hoan. Sau đó, thay vì đi ngủ, anh ta lại cùng một vài người bạn lái xe chạy quanh thành phố trong tình trạng say xỉn để rồi dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi. => Thông điệp: Luôn tuân thủ luật giao thông, không uống rượu bia khi tham gia giao thông. - Câu chuyện 3: Con trai một người bạn cũ của tác giả vì được học tiếp thạc sĩ ở Hà Nội mà tổ chức liên hoan. Sau đó, thay vì đi ngủ, anh ta lại cùng một vài người bạn lái xe chạy quanh thành phố trong tình trạng say xỉn để rồi dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi. => Thông điệp: Luôn tuân thủ luật giao thông, không uống rượu bia khi tham gia giao thông.

Câu 10: Trình bày ngắn gọn lại các câu chuyện trong 2 phần Và trò đùa tai hại Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở và chỉ ra thông điệp từ mỗi câu chuyện đó.

Trả lời:

- Câu chuyện 1: Một lần, trên một chuyến bay, một hành khách nổi hứng doạ trên máy bay có lựu đạn. Các biện pháp an ninh được áp dụng, chuyến bay thì bị lỡ, hành khách thì sợ hãi. Việc đùa cợt này đã gây ra nhiều thiệt hại. => Thông điệp: Không được thực hiện những trò đùa trong những tình huống quan trọng. - Câu chuyện 1: Một lần, trên một chuyến bay, một hành khách nổi hứng doạ trên máy bay có lựu đạn. Các biện pháp an ninh được áp dụng, chuyến bay thì bị lỡ, hành khách thì sợ hãi. Việc đùa cợt này đã gây ra nhiều thiệt hại. => Thông điệp: Không được thực hiện những trò đùa trong những tình huống quan trọng.

- Câu chuyện 2: Giáo sư Phan Ngọc có một lần dịch cho một vị khách nước ngoài một cái biển có đề “Sống và làm việc theo pháp luật”. Ông khách sửng sốt vì không bao giờ nghĩ lại có một khẩu hiệu kì lạ như vậy. => Thông điệp: Sống và làm việc theo pháp luật là điều tất yếu mà ai cũng phải biết, phải hiểu, không cần phải có khẩu hiệu. - Câu chuyện 2: Giáo sư Phan Ngọc có một lần dịch cho một vị khách nước ngoài một cái biển có đề “Sống và làm việc theo pháp luật”. Ông khách sửng sốt vì không bao giờ nghĩ lại có một khẩu hiệu kì lạ như vậy. => Thông điệp: Sống và làm việc theo pháp luật là điều tất yếu mà ai cũng phải biết, phải hiểu, không cần phải có khẩu hiệu.

- Câu chuyện 3: Tác giả thường hay dẫn khách đến chơi công viên văn hoá Đầm Sen, công viên được hầu hết mọi người nhận xét là sạch. Sạch một là bởi có những người làm vệ sinh cần mẫn, hai là vì người xả rác bừa bãi sẽ bị xử phạt rất nghiêm. => Thông điệp: Cần xử phạt mạnh tay những người không tuân thủ quy định, pháp luật. - Câu chuyện 3: Tác giả thường hay dẫn khách đến chơi công viên văn hoá Đầm Sen, công viên được hầu hết mọi người nhận xét là sạch. Sạch một là bởi có những người làm vệ sinh cần mẫn, hai là vì người xả rác bừa bãi sẽ bị xử phạt rất nghiêm. => Thông điệp: Cần xử phạt mạnh tay những người không tuân thủ quy định, pháp luật.

Câu 11: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ.

Trả lời:

Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Họ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mớ để thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. 

Câu 12: Nêu bố cục của văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ.

Trả lời:

  • Phần 1 là đoạn sa pô, đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính.
  • Phần 2 là "Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả", nêu lên biểu hiện của việc viết tắt, viết phá cách, sai chính tả trong giới trẻ.
  • Phần 3 là "...đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ", phần này viết về giới trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn
  • Phần 4 là "Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?", phần này nêu lên quan niệm của người viết về sáng tạo ngôn ngữ.

Câu 13: Nêu bố cục của văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”

Trả lời:

- Văn bản không phân thành các phần rõ ràng với các đề mục như trên bài báo hay tạp chí. Văn bản có phần mở bài (đoạn đầu tiên), thân bài (nói về tài năng của Tạ Quang Bửu), kết bài (“Giáo sư, Tiến sĩ khoa học” đến hết).  - Văn bản không phân thành các phần rõ ràng với các đề mục như trên bài báo hay tạp chí. Văn bản có phần mở bài (đoạn đầu tiên), thân bài (nói về tài năng của Tạ Quang Bửu), kết bài (“Giáo sư, Tiến sĩ khoa học” đến hết).

- Văn bản là một tập hợp các câu chuyện, thành tích, dẫn chứng… để nói về tài năng của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Phần thân bài không có một bố cục rõ ràng, khó phân định nhưng có thể thấy rằng người viết đã trình bày theo trình từ thời gian từ khi còn ở Pháp đến khi về Việt Nam làm việc cho Nhà nước. - Văn bản là một tập hợp các câu chuyện, thành tích, dẫn chứng… để nói về tài năng của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Phần thân bài không có một bố cục rõ ràng, khó phân định nhưng có thể thấy rằng người viết đã trình bày theo trình từ thời gian từ khi còn ở Pháp đến khi về Việt Nam làm việc cho Nhà nước.

Câu 14: Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”

Trả lời:

- Tính chất tổng hợp của văn bản thể hiện qua việc tác giả đưa ra rất nhiều câu chuyện ở nhiều thời điểm, nhiều khía cạnh để làm nổi bật tài năng hơn người của giáo sư Tạ Quang Bửu. Tác giả kể các câu chuyện từ thời ở Pháp, khi về Việt Nam đến khi ông qua đời. Tác giả nói về giáo sư Tạ Quang Bửu từ thành tích đa lĩnh vực, cách học, đánh giá của những người tài khác,… - Tính chất tổng hợp của văn bản thể hiện qua việc tác giả đưa ra rất nhiều câu chuyện ở nhiều thời điểm, nhiều khía cạnh để làm nổi bật tài năng hơn người của giáo sư Tạ Quang Bửu. Tác giả kể các câu chuyện từ thời ở Pháp, khi về Việt Nam đến khi ông qua đời. Tác giả nói về giáo sư Tạ Quang Bửu từ thành tích đa lĩnh vực, cách học, đánh giá của những người tài khác,…

Câu 15: Liệt kê những điều tài giỏi của giáo sư Tạ Quang Bửu được nói đến trong văn bản. Đưa nhận xét khái quát.

Trả lời:

- Sự tài giỏi của giáo sư Tạ Quang Bửu thể hiện qua: - Sự tài giỏi của giáo sư Tạ Quang Bửu thể hiện qua:

+ Ông đỗ kì thi lấy chứng chỉ của văn bằng cử nhân toán ở Pháp. + Ông đỗ kì thi lấy chứng chỉ của văn bằng cử nhân toán ở Pháp.

+ Ông tập các bài thể dục theo phương pháp hiện đại. + Ông tập các bài thể dục theo phương pháp hiện đại.

+ Ông thử sức trong một cuộc bơi vượt sông Xen có cả Jean Taris – nhà vô địch Pháp – tham dự.  + Ông thử sức trong một cuộc bơi vượt sông Xen có cả Jean Taris – nhà vô địch Pháp – tham dự.

+ Ông lọt vào chung kết cuộc thi bóng bàn của sinh viên Pa-ri, nhờ tập luyện theo cách đánh của Barna, nhà vô địch Hungary.  + Ông lọt vào chung kết cuộc thi bóng bàn của sinh viên Pa-ri, nhờ tập luyện theo cách đánh của Barna, nhà vô địch Hungary.

+ Ông tập đấm bốc để tự vệ, đá bóng, và về sau, được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh. + Ông tập đấm bốc để tự vệ, đá bóng, và về sau, được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh.

+ Ông am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, sành hội hoạ và âm nhạc. + Ông am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, sành hội hoạ và âm nhạc.

+ Ông có cách học độc đáo: học để biết, chứ không phải học để thi. + Ông có cách học độc đáo: học để biết, chứ không phải học để thi.

+ Ông tự học chữ Hán qua nhiều loại sách của Trung Quốc để hiểu hơn về văn hoá phương Đông. + Ông tự học chữ Hán qua nhiều loại sách của Trung Quốc để hiểu hơn về văn hoá phương Đông.

+ Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. + Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

+ Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã cho ra những cuốn sách có ảnh hưởng sâu sắc. + Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã cho ra những cuốn sách có ảnh hưởng sâu sắc.

+ Ông là một nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn. + Ông là một nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn.

+ Ông có thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, đọc rất nhanh nhưng nhớ rất lâu. + Ông có thói quen đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, đọc rất nhanh nhưng nhớ rất lâu.

+ Ông tinh thông nhiều ngoại ngữ, có thể học nhanh. + Ông tinh thông nhiều ngoại ngữ, có thể học nhanh.

=> giáo sư Tạ Quang Bửu tài giỏi trên nhiều lĩnh vực, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là về khoa học.

Câu 16: Có các cách chữa nào đối với một câu thiếu chủ ngữ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Đối với câu thiếu chủ ngữ, có các cách chữa như sau:

– Thêm chủ ngữ vào câu

– Biến một thành phần nào đó trong câu (thường là trạng ngữ) thành chủ ngữ của câu;

– Biến vị ngữ thành một cụm chủ – vị.

Ví dụ:

Câu "Qua tác phẩm "Tắt đèn" cho chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ." là câu thiếu chủ ngữ có các cách chữa như sau:

– Thêm chủ ngữ: Qua tác phẩm "Tắt đèn", tác giả (Ngô Tất Tố) đã cho chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ.

– Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Tác phẩm "Tắt đèn" cho chúng ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân dưới chế độ cũ.

Câu 17: Có các cách chữa nào đối với một câu thiếu vị ngữ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Đối với câu thiếu vị ngữ, có các cách chữa sau:

– Thêm vị ngữ vào câu;

– Biến cụm từ đã cho thành một cụm chủ – vị;

– Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của vị ngữ.

Ví dụ:

Câu "Quyển sách bố tôi mới mua hôm qua." là câu thiếu vị ngữ có các cách chữa như sau:

– Thêm vị ngữ: Quyển sách bố tôi mới mua hôm qua rất hay.

– Biến câu sai thành một bộ phận của vị ngữ: Đây là quyển sách bố tôi mới mua hôm qua.

* Lưu ý: Những cách chữa đã nêu (cả phần thiếu chủ ngữ) thuần tuý mang tính chất biến đổi ngữ pháp. Việc sử dụng cách chữa nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý định diễn đạt của người nói. Do vậy, khi chữa câu, phải chú ý tìm hiểu ý định của người nói, từ đó mới đề xuất được cách chữa đúng.

 

Câu 18: Người viết bày tỏ thái độ, tình cảm gì qua văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Trả lời:

- Thái độ, tình cảm mà người viết thể hiện qua văn bản: - Thái độ, tình cảm mà người viết thể hiện qua văn bản:

+ Chỉ trích, chê trách: câu chuyện tàn thuốc suýt thành hoả hoạn; câu chuyện câu cá ở một nơi nguy hiểm (“Tôi cảm thấy lời nhận xét đó không oan uổng một tí nào.”); số lượng vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam là quá lớn mà nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông (“Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xoá sổ dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào!”); câu chuyện trò đùa tai hại mà vấn đề lại còn nằm ở chỗ những người làm văn hoá mà không hiểu cái tối thiểu của văn hoá pháp luật. + Chỉ trích, chê trách: câu chuyện tàn thuốc suýt thành hoả hoạn; câu chuyện câu cá ở một nơi nguy hiểm (“Tôi cảm thấy lời nhận xét đó không oan uổng một tí nào.”); số lượng vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam là quá lớn mà nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông (“Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xoá sổ dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào!”); câu chuyện trò đùa tai hại mà vấn đề lại còn nằm ở chỗ những người làm văn hoá mà không hiểu cái tối thiểu của văn hoá pháp luật.

+ Vừa thương vừa trách: câu chuyện con trai của người bạn chết do không tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. + Vừa thương vừa trách: câu chuyện con trai của người bạn chết do không tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

+ Hưởng ứng, đề cao: câu chuyện công viên văn hoá Đầm Sen sạch một phần là vì xử phạt nghiêm khắc. + Hưởng ứng, đề cao: câu chuyện công viên văn hoá Đầm Sen sạch một phần là vì xử phạt nghiêm khắc.

+ Chân thành, mong muốn: người dân thì cần tuân thủ pháp luật còn các cơ quan chính quyền, nhà nước thì cần xử phạt nghiêm minh những hành vi trái pháp luật. + Chân thành, mong muốn: người dân thì cần tuân thủ pháp luật còn các cơ quan chính quyền, nhà nước thì cần xử phạt nghiêm minh những hành vi trái pháp luật.

Câu 19: Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì qua văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”?

Trả lời:

- Với việc đưa ra rất nhiều những câu chuyện, ý kiến, dẫn chứng về tài năng của giáo sư Tạ Quang Bửu mà không đi kèm với một sự chê trách, chỉ trích nào, ta có thể nhận thấy ngay là người viết có thái độ ngưỡng mộ, khâm phục tài năng của giáo sư Tạ Quang Bửu. Điều này càng được thể hiện rõ qua đoạn “Ngày 6/3/1948, giữa rừng … suy nghĩ rất nhiều”. Đoạn văn này thể hiện những cảm nhận, đánh giá của chính tác giả về giáo sư Tạ Quang Bửu. - Với việc đưa ra rất nhiều những câu chuyện, ý kiến, dẫn chứng về tài năng của giáo sư Tạ Quang Bửu mà không đi kèm với một sự chê trách, chỉ trích nào, ta có thể nhận thấy ngay là người viết có thái độ ngưỡng mộ, khâm phục tài năng của giáo sư Tạ Quang Bửu. Điều này càng được thể hiện rõ qua đoạn “Ngày 6/3/1948, giữa rừng … suy nghĩ rất nhiều”. Đoạn văn này thể hiện những cảm nhận, đánh giá của chính tác giả về giáo sư Tạ Quang Bửu.

Câu 20: Em học tập được những gì qua văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”?

Trả lời:

- Trả lời theo tình trạng hiện tại của em. Ví dụ: - Trả lời theo tình trạng hiện tại của em. Ví dụ:

+ Em biết thêm nhiều thông tin về giáo sư Tạ Quang Bửu cũng như nhiều người tài khác. + Em biết thêm nhiều thông tin về giáo sư Tạ Quang Bửu cũng như nhiều người tài khác.

+ Em thấy cách học “học để biết, chứ không phải học để thi” là thiết thực đối với em. + Em thấy cách học “học để biết, chứ không phải học để thi” là thiết thực đối với em.

+ Em thấy được tầm quan trọng của đọc sách, ngoại ngữ và học tập kiến thức cơ bản. + Em thấy được tầm quan trọng của đọc sách, ngoại ngữ và học tập kiến thức cơ bản.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay