Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 5: Truyện ngắn (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5: Truyện ngắn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5. TRUYỆN NGẮN (PHẦN 2) Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Mạnh Khải ? Trả lời: - Nguyễn Mạnh Khải (1930- 2008), sinh tại Hà Nội. - Nhà văn được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ. - Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945. - Nhà văn luôn xông xáo, bám sát thời sự, khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lý sâu sắc. - Tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc (TN), Đường trong mây(TT), Một thời gió bụi… Câu 2: Văn bản Một người Hà Nội thuộc thể loại gì ? Trả lời: Văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn. Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Một người Hà Nội? Trả lời: - Hoàn cảnh ra đời: 1960, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, đổi mới của văn học. - Xuất xứ: Rút từ tập truyện ″Hà Nội trong mắt tôi″ (NXB Hà Nội 1995). Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản Một người Hà Nội ? Trả lời: Phương thức biểu đạt: Tự sự. Câu 5: Tóm tắt văn bản “Một người Hà Nội” theo cách hiểu của em ? Trả lời: Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn. Câu 6: Truyện Một người Hà Nội được kể theo ngôi thứ mấy ? Trả lời: Ngôi thứ nhất Câu 7: Tìm hiểu về tác giả Trái tim Đan kô? Trả lời: - Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn kiệt xuất của Nga. - Xuất thân gia đình lao động trên bờ sông Vôn Ga. + Sớm mồ côi cha lẫn mẹ + Đam mê đọc sách và bươn chải: tạo cảm hứng và năng lực sáng tác văn chương. - Phong cách nghệ thuật: Triết lí nhân sinh. - Tác phẩm chính: Thời thơ ấu(1913-1914); Kiếm sống(1916); Những trường Đại học của tôi(1923) và Người mẹ (1906-1907) Câu 8: Văn bản Trái tim Đan kô thuộc thể loại gì ? Trả lời: Văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn. Câu 9: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Trái tim Đan kô? Trả lời: Đoạn trích “Trái tim Đan-kô” là phần thứ ba của tác phẩm “Bà lão I –déc-ghin”. Câu 10: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản Trái tim Đan kô? Trả lời: Phương thức biểu đạt: Tự sự. Câu 11: Xét câu sau và nhận xét về trật tự của từ ? “Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.” (Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm) Trả lời: - Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. - Nếu so sánh hai cách diễn đạt “hương đưa ngan ngát" (trật tự thông thường) và “ngan ngát hương đưa” (trật tự đã thay đổi), chúng ta sẽ thấy cách diễn đạt thứ hai giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn. Câu 12: Câu thơ sau có hiện tượng gì về từ ? Phân tích và nêu nhận xét câu thơ? “Đàn cò áo trắng Khiêng nắng Qua sông” (Trần Đăng Khoa, Em kể chuyện này) Trả lời: - Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ - Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. - Trong ví dụ trên, “nắng” được hình dung như một vật thể có hình dạng, khối lượng, có thể khiêng được. Cách kết hợp từ “khiêng nắng” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra một ấn tượng đặc biệt cho người đọc. Câu 13: Câu văn sau có hiện tượng gì về từ ? Phân tích và nêu nhận xét câu văn? “Đã có năm nhà nhận bán. Tiền họ đã nhận ngay từ bây giờ. Nhưng vừa mới lúc này đây, họ đến bảo không bán thóc nữa, mà lại bỏ tiền. Mà trả có hai mươi. Thế có giết người ta không! Bây giờ tôi đang chết dở đây.” (Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma) Trả lời: - Hiện tượng tách biệt - Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. - Việc tách thành phần câu thành câu độc lập trong ví dụ trên có tác dụng nhấn mạnh sự việc “trả có hai mươi”, đồng thời bộc lộ cảm xúc bối rối, lo lắng của nhân vật Câu 14: Tóm tắt văn bản “Tầng hai” theo cách hiểu của em ? Trả lời: Tác phẩm Tầng hai kể về nhân vật Phan - nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Phan đang sống ở một căn phòng cho thuê ở tầng một. Cuộc sống của cô có phần đơn điệu và tẻ nhạt, khiến cô bắt đầu để ý đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình trên tầng hai. Đó là một gia đình gồm ba người, người mẹ và người con trai con dâu của mình. Phan chỉ nghe những âm thanh và đoán xem những người trên đó đang làm gì. Đối với Phan, cô đã rất lâu rồi không nhớ về gia đình của mình, cô chỉ biết liều mình làm việc để trở nên thật giàu có. Chính vì thế đột nhiên nghe thấy những âm thanh của cuộc sống vang vọng trên tầng hai, lại làm cho tâm trạng của cô trùng xuống. Cô càng ngày càng tò mò hơn về cuộc sống của gia đình trên tầng hai, nên cô đã quyết định lên trên đó xem thử. Khi tận mắt nhìn thấy, Phan lại nhớ đến khung cảnh gia đình của mình, có hình ảnh của mẹ dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, có chị cả đang trêu cô và còn rất nhiều hình ảnh khác nữa. Đó là những hình ảnh mà rất lâu rồi Phan không nhớ đến và cô chợt nhận ra đó mới là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên. Câu 15: Truyện Tầng hai được kể theo ngôi thứ mấy ? Trả lời: Ngôi thứ ba Câu 16: Nêu bố cục của văn bản Tầng hai? Trả lời: Phần 1: Đoạn 1 Giới thiệu nhân vật Phan và hoàn cảnh gia đình chủ nhà sống trên tầng hai. Phần 2: Đoạn 2,3,4 Cuộc sống của gia đình chủ nhà trên tầng hai qua cái nhìn của nhân vật Phan. Phần 3: Đoạn 5 Sự nhận thức về hạnh phúc và nỗi nhớ về gia đình của Phan. Câu 17: Đặc điểm mà con đường đoàn người đang đi có gì đặc biệt ? Trả lời: - Rừng tối om, cứ bước một bước, đầm lầy lại há cái móm tham lam hôi thối ra nuốt mất người, và cây cối sừng sững chặn đường như một bức thành kiên cố. - Cánh cây quấn quýt lấy nhau; rễ bò lan khắp nơi như đầu rắn, và cứ mỗi bước đi, họ lại tốn bao nhiêu mồ hôi và máu. => Đường đi khó khăn. Câu 18: Hành động, lời nói , ngoại hình và tính nhân vật Đan - kô được miêu tả như thế nào ? Trả lời: - Ngoại hình: chàng trai trẻ, đẹp - Lời nói, hành động: + Đứng lên dẫn đường đưa bộ tộc thoát khỏi sự tăm tối + Đoàn người muốn vây bắt và giết anh-anh vẫn tha thứ cho lỗi lầm của họ mà cứu họ ra khỏi cái chết trước mắt. + Xé toang lồng ngực, giơ trái tim soi đường. Đan Kô chết- không đòi hỏi gì cả. - Tính cách: Yêu tự do, gan dạ, quả cảm, giàu lòng vị tha, dám xả thân, hi sinh bản thân vì người khác. Câu 19: Nêu bố cục của văn bản Một người Hà Nội? Trả lời: - Phần 1:Từ đầu đến “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về cô Hiền. - Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Cô Hiền trong thời kì hòa bình lặp lại. - Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Cô Hiền trong thời kì chiến tranh chống Mỹ. - Phần 4: Tiếp theo đến “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền sau chiến thắng mùa xuân 1975. - Phần 5: Còn lại: Cô hiền trong những năm thời kỳ đổi mới. Câu 20: Trong cuộc sống gia đình bà Hiền đã thể hiện phẩm chất gì ? Trả lời: Các vấn đề trong gia đình Quan niệm của bà Hiền Quan niệm về người chồng + Chọn một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ + Không chọn văn nhân, quan chức => Xây dựng một gia đình bình ổn Quan niệm về người vợ + Đàn bà là nội tướng + Người phụ nữ là người quán xuyến mọi việc, giữ lửa cho hạnh phúc Quan niệm về dạy con + Việc sinh con, chấm dứt ở tuổi 40, muốn con tự lập không bám vào anh chị + Dạy con: từng đường đi, nước ở: Sống chuẩn mực từ cách ăn nói, cách cầm bát đũa: Dạy con biết xấu hổ, tự trọng => Bà Hiền là người phụ nữ tự trọng, tự chủ, biết lo toan tính toán trước sau, luôn giữ được chuẩn mực gia phong. Câu 21: Trong giai đoạn biến động của lịch sử, xã hội cuộc sống của bà Hiền ra sao ? Trả lời: Sau năm 1954 Sau 1975 + Vẫn ở lại Hà Nội + Khẳng định: “Cả đời tao chưa bị ai cám dỗ” + Thẳng thắn nhận xét về chế độ mới: vui hơi nhiều, nói hơi nhiều…can thiệp vào nhiều việc của dân quá… + Tỉnh táo trong việc làm ăn + Luôn giữ nếp sinh hoạt từ xưa đến nay + Bà bảo: “ Tao có bộ mặt tư sản, một cách sông rất tư sản nhưng lại không bóc lột ai sao thành tư sản được” + Vẫn giữ thói quen cũ, mở tiệc cho những người Hà Nội để lưu giữ vẻ đẹp của đất kinh kì + Luôn giữ vững vẻ đẹp của người Hà Nội trước những văn hoá du nhập từ bên ngoài +Trong mọi biến cố, cô luôn tin Hà Nội vẫn đẹp, văn hoá Hà Nội như cây si cổ thụ => Bà Hiền là một người Hà Nội lịch thiệp, nho nhã, khiêm tốn luôn yêu, gắn bó và tự hào về mảnh đất kinh kì văn hiến. Câu 22: Em có cảm nhận gì về nhân vật “tôi” trong câu chuyện Một người Hà Nội? Trả lời: - Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. - Có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc. - Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân. - Giọng kể: Chiêm nghiệm- triết lý. - Ngôn ngữ: vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý. Câu 23: Nghệ thuật ở trong “Một người Hà Nội”có gì đặc sắc ? Trả lời: - Nghệ thuật trần thuật: + Đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá. + Kể bằng đối thoại, bằng phân tích, bình luận. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa tính cách nhân vật qua lời kể và đối thoại. - Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: Hình ảnh cây si cổ thụ, hạt bụi vàng... Câu 24: Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (Trích Tràng giang): "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều." Trả lời: Câu thơ trên được tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ đó là từ “lơ thơ” và từ “đâu” lên đầu của mỗi câu thơ. Theo lẽ thường, câu thơ có thể là “Cồn nhỏ lơ thơ gió đìu hiu/ Tiếng làng xa đâu vãn chợ chiều.” nhưng ở đây tác giả đã sử dụng hình thức đảo nghĩa tài tình nhằm nhấn mạnh sự hoang vắng, quạnh quẽ nơi bãi cồn, sự tàn chợ của những phiên chợ chiều, tất cả đều mang theo sự tiếc nuối, ngóng trông. Cồn cát thì trở lên đìu hiu, vắng vẻ với tiếng gió heo hút càng nhấn mạnh sự cô đơn, chán nản, buồn tẻ cho nhân vật trữ tình. Rồi những tiếng mặc cả, tiếng rao bán hàng của những phiên chợ chiều cũng biến mất, thay vào đó cũng là một không gian yên tĩnh, vắng tiếng cười nói của con người… Bởi vậy, hình thức đảo ngữ này không chỉ nhấn mạnh vào sự hiu hắt, quạnh quẽ của cảnh vật mà qua đó tác giả cũng muốn nói lên nỗi buồn thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn mình, một nỗi buồn man mác, cô đơn giữa đất trời, vũ trụ bao la rộng lớn của một con người mang trong mình tâm trạng trĩu nặng. Câu 25: Nêu các trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường trong các câu sau: a, Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Cao dao) b, Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa. (Quý Thể) c, Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất thép. (Phạm Văn Đồng) Trả lời: a, Tách rời các tiếng trong từ b, Kết hợp từ bất bình thường c, Chuyển từ loại Câu 26: Nêu các trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường trong các câu sau: “Củi một cành khô lạc mấy dòng” (Huy Cận) Trả lời: - Thay đổi trật tự từ trong cụm từ - Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. (Hồ Xuân Hương) Câu 27: Nêu các trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường trong các câu sau a, Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. (Nguyễn Khải) b, Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có. (Nam Cao) c, Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn. (Sương Nguyệt Minh) Trả lời: a,Tỉnh lược thành phần chính của câu b, Tách một bộ phận câu thành câu c, Sử dụng câu đặc biệt Câu 28: Viết bài văn nghị luận ngắn với chủ đề: nghị luận về một tác phẩm truyện em yêu thích và trong đó có sử dụng biện pháp phá vỡ quy tắc trong tiếng Việt ? Trả lời: Trong văn hóa dân gian Việt Nam, câu chuyện Thần Gió được coi là một tác phẩm thần thoại độc đáo, phản ánh tầm quan trọng của sự kết nối giữa con người và tự nhiên. Tác phẩm này không chỉ mang tính giải trí mà còn thể hiện tinh thần tôn trọng, biết ơn và thấu hiểu đối với những yếu tố vô hình trong cuộc sống hàng ngày. Trong câu chuyện, Thần Gió được mô tả có hình dáng không đầu và có bảo bối là một chiếc quạt mầu nhiệm. Hình tượng kỳ quặc của Thần Gió thể hiện tính khó lường, khó đoán của tự nhiên. Thần Gió có khả năng điều khiển gió, từ việc tạo ra những cơn gió nhẹ cho đến những cơn bão dữ dội. Khả năng này thể hiện sự quyền năng và ảnh hưởng của tự nhiên đối với cuộc sống con người. Việc Thần Gió làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng phản ánh vai trò của tự nhiên đối với việc sản xuất, thời tiết và sinh kế của người dân. Những hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, sét không chỉ ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp mà còn là một phần không thể thiếu của tự nhiên. Một phần quan trọng của câu chuyện là sự hiểu lầm của con thần Gió khiến người dân gặp khó khăn và bất hạnh. Sự nghịch ngợm của con thần đã làm rơi bát gạo quý báu vào ao bùn, gây ra mất mùa và thiếu thốn cho một người nông dân. Đây chính là hình ảnh ẩn dụ mưa bão khiến cho người dân mất mùa đói kém. Nó chỉ là một “hiểu lầm” vô tình do sự nghịch ngợm của thần Gió, nhưng hậu quả nó để lại vô cùng to lớn cho những sinh linh dưới mặt đất. Hiện nay. Thần Gió trong văn hóa dân gian Việt Nam là một tác phẩm thần thoại tương đối phong phú, tương tác giữa con người và tự nhiên được thể hiện qua hình tượng Thần Gió và việc ẩn dụ với những thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, không một ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của những cơn gió tinh nghịch ấy. Biện pháp: “Hiện nay. Thần Gió trong văn hóa dân gian Việt Nam là một tác phẩm thần thoại tương đối phong phú, tương tác giữa con người và tự nhiên được thể hiện qua hình tượng Thần Gió và việc ẩn dụ với những thảm họa thiên nhiên” => Sử dụng câu đặc biệt Câu 29: Theo em, thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải qua tác phẩm là gì ? Trả lời: - Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. - Giá trị triết lý về cuộc sống về hạnh phúc: Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc. Câu 30: Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về triết lý hạnh phúc trong truyền Tầng hai của Phong Điệp ? Trả lời: Phong Điệp tên khai sinh là Phan Thị Phong Điệp, sinh năm 1976 quê ở Nam Định. Bà có những đóng góp lớn vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Các tác phẩm của bà mang đậm hơi thở về một cuộc sống chân thực có nhiều điều bình dị. Một trong số đó là tác phẩm “Tầng hai” được in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần”. Tác phẩm là một câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết lý cuộc sống. Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Cuộc sống của cô cũng như bao người bận rộn khác, sáng đi sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát. Tác giả đã miêu tả về cuộc sống của Phan rất chân thực nhưng cũng rất là cô đơn. Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công việc và những việc mình phải làm vào ngày mai. Và một cô gái có cuộc sống chỉ xoay quanh công việc lại nghĩ đến việc theo dõi cuộc sống của những người ở tầng trên. Phan lắng nghe được rất nhiều những âm thanh mà thật trái ngược với sự tĩnh lặng trong căn phòng của cô. Tiếng người con dâu khóc vì người người chồng đi làm về muộn, rồi người mẹ lại dỗ dành người con dâu. Đây là những khung cảnh mà ta thường thấy của những cặp vợ chồng. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc. Tác giả đã rất tinh tế và khéo léo, khi đã lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai. Người mẹ hiện lên là một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình. Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình. Còn người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Chính vì điều đó đã tạo nên một thói quen khiến Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên. Khi gia đình đón thành viên mới, có lẽ đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của gia đình. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm và sự vui mừng của các thành viên dành cho nhau. Lúc này Phan lại càng có suy nghĩ thôi thúc muốn nhìn khung cảnh sống ở trên tầng. Chính lúc này Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến. Một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai”. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay