Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 9 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN – TRUYỆN KÍ)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Em hãy trình bày những lỗi về thành phần câu. Nêu cách sửa và cho ví dụ làm rõ?

Trả lời:

Lỗi về thành phần câu là lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và các loại thành phần phụ khác.

Sau đây là một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa:

- Thiếu thành phần câu

+ Thiếu thành phần chủ ngữ 

Ví dụ: Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường.

Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc thêm thành phần chủ ngữ cho câu bằng cách nói bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đen” trở thành chủ ngữ.

+ Thiếu thành phần vị ngữ

Ví dụ: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

Cách sửa: Thêm vào thành phần vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa nơi này.

- Không phận định rõ các thành phần câu

Ví dụ: Về cách làm công nghiệp hóa của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: […]

Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu. Về cách làm công nghiệp hóa, nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: […]

- sắp xếp sai trật tự thành phần câu

Ví dụ: Vào bây giờ sáng ngày mai, tôi quyết định đi ra sân bay.

Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp. Tôi quyết định đi ra sân bay vào bây giờ sáng ngày mai.

 

Câu 2: Hãy chỉ ra lỗi sai về thành phần câu trong những câu dưới đây:

  1. a) Nhanh lên một tý! (Lê Minh Khuê)
  2. b) Trong buổi chào cờ đã tuyên dương nhiều học sinh chăm ngoan của trường.
  3. c) Trên sân trường ngồi yên lặng nghe thầy hiệu trưởng nhận xét từng khối lớp.

Trả lời:

  1. a) Thiếu thành phần chủ ngữ.
  2. b) Thiếu thành phần chủ ngữ.
  3. c) Học sinh viết câu chỉ có trạng ngữ và vị ngữ, các em nhầm trạng ngữ là chủ ngữ hoặc nhầm đối tượng chỉ mới ở trong tư duy chứ chưa thực hiện hóa ở lời (câu) với chủ ngữ. Đây là lỗi thường xuất hiện trong nhiều bào tập làm văn tả người, tả con vật của học sinh.

 

Câu 3: Hãy chỉ ra những lỗi sai trong những câu dưới đây:

  1. a) Những bạn học sinh đội nghi thức quần trắng toát, khăn quàng đỏ thắm.
  2. b) Sa Pa điểm du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc.
  3. c) Khi chúng em đã xếp hàng ngay ngắn.

Trả lời: 

  1. a) Thiếu thành phần vị ngữ 
  2. b) Thiếu thành phần vị ngữ
  3. c) Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

 

Câu 4: Hãy chỉ ra lỗi thiếu một vế của câu ghép trong các câu sau:

  1. a) Mặc dù thầy hiệu trưởng đã đưa ra kế hoạch tổ chức cho học sinh đi thăm viện bảo tàng của tỉnh và thăm khu nghỉ mát Sa Pa.
  2. b) Tuy công việc của bố ở nhà máy rất vất vả lại không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Trả lời: 

Các câu ghép là loại câu gồm hai vế trở lên, mỗi vế tương ứng với một câu đơn, nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến liên quan mật thiết với nhau.

Bình thường việc bỏ sót một vế của câu ghép rất dễ nhận ra, nếu đó là những câu ghép có các vế nối với nhau bằng hư từ, đặc biệt bằng các cặp kết từ (mặc dù…nhưng…, nếu…thì, vì…nên…)

  1. a) Trong ví dụ này mắc lỗi thiếu một vế của câu ghép trong câu chỉ xuất hiện một vế là câu đơn.
  2. b) Trong ví dụ 2 thiếu hẳn vế còn lại.

 

Câu 5: Sửa các lỗi sai trong các câu dưới đây:

  1. a) Tuy gia đình Lan đã lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi lên Hà Giang.
  2. b) Cho xin ít dưa muối.
  3. c) Say mê công việc.
  4. d) Vui.

Trả lời:

  1. a) Tuy gia đình Lan đã lên kế hoạch đầy đủ cho chuyến đi lên Hà Giang. Nhưng những con đường lên Hà Giang đang bị sạt lở nghiêm trọng.
  2. b) Anh An cho xin ít dưa muối.
  3. c) Bố em là một người say mê công việc.
  4. d) Cả nhóm khi nghĩ ra giải pháp khắc phục tình huống đê vỡ thì rất vui.

 

2. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Hãy phân tích lỗi sai và sửa các câu dưới đây:

  1. a) Qua đó cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề.
  2. b) Những học sinh được trường khen thưởng về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động.
  3. c) Với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy.

Trả lời:

  1. a) 

- Xác định thành phần câu: 

Qua đó cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề

Trạng ngữ

- Xác định lỗi sai: Sai ngữ pháp (câu thiếu chủ ngữ)

- Cách sửa: Thêm chủ ngữ cho câu

- Câu đúng: Qua đó cho chúng ta thấy tính nghiêm trọng của vấn đề.

  1. b) 

- Xác định thành phần câu: 

Những học sinh được trường khen thưởng về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động.

Vị ngữ

- Xác định lỗi sai: Sai ngữ pháp (Câu thiếu chủ ngữ)

- Cách sửa: Thêm chủ ngữ cho câu

- Câu đúng: Họ là những học sinh được trường khen thưởng về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động.

c)

- Xác định thành phần câu:

Với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy.

Trạng ngữ

- Xác định lỗi sai: Sai ngữ pháp (Câu thiếu chủ ngữ)

- Cách sửa: Loại bỏ từ “với”

- Câu đúng: Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy.

 

Câu 2: Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa.

  1. a) Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm "Tuấn - chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu.
  2. b) Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, "Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những "chứng tích thời đại".
  3. c) Theo gợi ý của V.Lê-nin, một số tài liệu cho rằng M.Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có "Thời thơ ấu", "Kiếm sống", "Tôi đã học tập như thế nào?"

Trả lời:

  1. a) Lỗi sai trật tự từ: ở Bến Ngự - nhà của cụ Phan Bội Châu, chứ không phải địa điểm tác giả viết tác phẩm này.

Sửa: Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm "Tuấn - chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.

  1. b) Lỗi thiếu thông tin:

Sửa: Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, "Tuấn - chàng trai nước Việt" là một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại theo trình tự thời gian những "chứng tích thời đại".

  1. c) Lỗi sai thông tin:

Sửa: M.Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có "Thời thơ ấu", "Kiếm sống", "Tôi đã học tập như thế nào?",...

 

Câu 3: Xác định lỗi thành phần câu trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:

  1. a) Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.
  2. b) Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
  3. c) Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo.

Trả lời:

  1. a) Thiếu thành phần chủ ngữ.

Sửa: Qua văn bản "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" tác giả cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.

  1. b) Thiếu thành phần vị ngữ.

Sửa: Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ, luôn thường trực và bỏng cháy.

  1. c) Thiếu thành phần chủ ngữ.

Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu, cụ đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo.

 

Câu 4: Tìm lỗi sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng.

  1. a) Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
  2. b) Nhân dịp tôi đến cơ quan để xác minh lại một vài chi tiết của câu chuyện.
  3. c) Quan nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho ta thấy được bản chất xấu xa thối nát của chế độ thực dân phong kiến.

Trả lời: 

  1. a) 

- Lỗi sai: Lẫn lộn công dụng của dấu câu (,)

- Sửa lỗi: Ông lão nhìn con chó đang vẫy đuôi lia lịa

b)

- Lỗi sai: nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ

- Sửa lỗi: Tôi đến cơ quan để xác minh lại một vài chi tiết của câu chuyện.

  1. c) 

- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ

- Sửa lỗi: Qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho ta thấy được bản chất xấu xa thối nát của chế độ thực dân phong kiến.

 

Câu 5: Xác định thành phần còn thiếu trong các câu sau đây và khôi phục lại thành phần câu cho đúng theo cấu trúc ngữ pháp?

  1. a) Trong toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến.
  2. b) Quảng Trị, nơi dừng chân đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trên hành trình về phương Nam, nơi xảy ra mùa hè 72 rực lửa.
  3. c) Sau khi ông ta tham gia vào Ban lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu của tỉnh đã đưa ra anh em bà con vào giữ những vị trí trọng yếu nên làm thất thoát hàng trăm triệu đồng.

Trả lời:

a)

- Thành phần còn thiếu: Thiếu chủ ngữ

- Trong toàn bộ Truyện Kiều của ông, Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.

b)

- Thành phần còn thiếu: Thiếu vị ngữ do nhầm lẫn với định ngữ

- Sửa lại: Quảng Trị là nơi dừng chân đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trên hành trình về phương Nam, nơi xảy ra mùa hè 72 rực lửa

c)

- Thành phần còn thiếu: Thiếu chủ ngữ do nhầm lẫn với trạng ngữ

- Sửa lại: Sau khi tham gia vào Ban lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu của tỉnh, ông ta đã đưa anh em bà con vào giữ những vị trí trọng yếu nên làm thất thoát hàng trăm triệu đồng.

 

3. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Từ những lỗi thường mắc trong tiếng Việt, em hãy nêu nguyên nhân người nước ngoài thường mắc lỗi ngữ pháp khi học tiếng Việt?

Trả lời:

Lỗi ngữ pháp là do không hiểu, không nắm vững quy tắc kết cấu ngữ pháp tiếng Việt dẫn đến dùng không đúng một số đơn vị ngữ pháp, và cuối cùng người học mắc lỗi ngữ pháp trong việc tổ chức câu. 

Đối với những ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp…trật tự từ thường biểu thị nghĩa tình thái của câu (nghĩa tường thuật, nghi vấn, cảm thán…). Ví dụ: (1) You are teacher. (You: nghĩa tường thuật). (2) Are you a teacher? (You: nghĩa nghi vấn). Lỗi ngữ pháp thường xuất hiện trong những ngôn ngữ này là ở các phạm trù như thời, thể, giới từ, giống, số, cách,…Người Việt học tiếng Anh thì việc dùng sai hoặc nhầm lẫn giữa các thì, hay số ít số nhiều là điều hết sức bình thường, bởi vì trong ngữ pháp tiếng không có phạm trù “thì” …Tương tự điều đó cũng sẽ gây cản trở đến người nước ngoài học tiếng Việt.

 

Câu 2: Phân biệt lỗi trật tự từ với biện pháp tu từ đảo ngữ trong sáng tác văn học.

Trả lời: 

Phân biệt

Lỗi trật tự từ

Đảo ngữ

Khái niệm

- Trật tự từ thay đổi làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có của câu.

Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ, trợ từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, chiều sâu cho lời văn ý thơ.

Tác dụng

 

Trong văn học phép đảo ngữ là biện pháp thay đổi trật tự từ so với quy tắc ngữ pháp, làm tăng hiệu quả biểu đạt cho lời văn nghệ thuật.

Ví dụ

An nhắm mắt lên giường và ngủ.


- Trật tự trong câu không lô gíc

“Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Lưu ý

Trong giao tiếp thông thường, các từ trong câu cần được sắp xếp theo trình tự đúng với quy tắc ngữ pháp. Nếu không tuân thủ thì câu bị coi là mắc lỗi về trật tự từ.

 

Câu 3: Từ việc đọc các văn bản truyện, truyện kí trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tầm quan trọng của kí ức trong đời sống tinh thần của mỗi người. Sau đó, trao đổi với bạn học cùng nhóm (lớp) và sửa lỗi thành phần câu trong đoạn văn (nếu có)

Trả lời: 

Nếu cuộc đời là một chuyến hải trình, thì những ký ức tuổi thơ chính là những cơn sóng biển. Nếu không có những cơn sóng, đại dương sẽ trở nên cô đơn và tẻ nhạt. Tương tự, cuộc sống cũng không thể thiếu những ký ức tuổi thơ. Những kí ức này đóng vai trò quan trọng và to lớn trong cuộc sống của con người. Chúng ta học được rất nhiều kinh nghiệm từ quá khứ, và những kí ức tuổi thơ là một nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, đánh bại những thử thách và đạt được thành công. Những kí ức này còn là nguồn cảm hứng để sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, những kí ức tuổi thơ có thể vừa là cơn sóng vỗ về, vừa là bóng ma lởn vởn. Kí ức về một tuổi thơ đầy đau khổ có thể gây tổn thương tâm hồn và trái tim của chúng ta. Do đó, chúng ta phải học cách đối diện và tiếp nhận kí ức đầy trái ngang, học cách yêu thương và tha thứ để vượt qua những khó khăn. Một cuộc đời không thể thiếu những kí ức tuổi thơ, vì chúng là những cơn sóng biển vô giá trên hành trình của chúng ta. Hãy trân trọng và yêu thương những kí ức đó, và để chúng luôn là cơn sóng vỗ về bận với tất cả sức mạnh và giá trị của nó.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy.

  1. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
  2. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.
  3. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
  4. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.
  5. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khoi gợi.
  6. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.
  7. Trong bài thơ “Tiếng thu”, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.
  8. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.

Trả lời:

Các câu cần phải sửa lỗi:

  1. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.

=> Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.

  1. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.

=> Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.

  1. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.

=> Thơ Đường luật mặc dù có bố cục chặt chẽ nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.

  1. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.

=> Điều làm người đọc thích thú ở bài thơ này là cách gieo vần độc đáo.

  1. Trong bài thơ “Tiếng thu”, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.

=> Trong bài thơ “Tiếng thu”, các từ láy tượng thanh đóng vai trò rất quan trọng.

  1. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.

=> Nhà thơ lãng mạn cho phép thơ giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Sưu tầm các trường hợp vi phạm lỗi dùng từ hoặc trật tự từ trong một số văn văn bản báo chí. Phân tích lỗi sai và đưa ra đáp án sữa chữa.

Trả lời: 

 Hai câu sai về trật tự từ trên một tờ báo:

+ Gà vịt lén lút bán tràn lan.

+ Yên Bái: giao lưu sư phạm các trường cụm Trung Bắc.

- Sửa lỗi:

+ Lén lút bán gà vịt khắp nơi.

+ Yên Bái: các trường cụm Trung Bắc giao lưu sư phạm.




=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 chân trời Bài 9 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay