Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ)) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 3 Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 3. KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (PHẦN 2)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản Lời tiễn dặn (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Trả lời:

- Tác giả: Không xác định cụ thể. Đây là truyện dân gian của dân tộc Thái. - Tác giả: Không xác định cụ thể. Đây là truyện dân gian của dân tộc Thái.

- Thể loại: truyện thơ - Thể loại: truyện thơ

- Văn bản được trích từ truyện thơ  - Văn bản được trích từ truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

 - Nội dung: Qua hai lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái, ta thấy được tậm trạng đau xót khi yêu nhau mà không thể bên nhau của chàng trai và cô gái, cùng với đó là tình yêu mãnh liệt, mãi đi cùng năm tháng, sánh ngang với “trời đất, thiên nhiên” của hai người.

Câu 2: Hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện thơ dân gian của dân tộc thiểu số.

Trả lời:

Tham khảo:

- Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc. - Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc.

- Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ánh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực ấy. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người với con người trên nền tảng xã hội phân hoá giai cấp và việc giải quyết các mối quan hệ này theo quan điểm đạo đức lí tưởng của nhân dân đã được trình bày trong truyện thơ. - Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ánh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực ấy. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa con người với con người trên nền tảng xã hội phân hoá giai cấp và việc giải quyết các mối quan hệ này theo quan điểm đạo đức lí tưởng của nhân dân đã được trình bày trong truyện thơ.

- Không phải dân tộc thiểu số nào cũng có truyện thơ. Một số truyện thơ quen thuộc thường được kể trong các dân tộc như:  - Không phải dân tộc thiểu số nào cũng có truyện thơ. Một số truyện thơ quen thuộc thường được kể trong các dân tộc như: Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Ờm – chàng Bồng Hương,... (Mường) ; Chàng Lú – nàng Ủa, Tiễn dặn người yêu,... (Thái) ; Nam Kim – Thị Đan, Vượt biển,... (Tày – Nùng); Tiếng hát làm dâu, Nhàng Dợ – Chà Tăng,... (Mông); Hoàng tử Um Rúp, Chăm Bani,... (Chăm); Tum Tiêu, Si Thạch,... (Khmer). Hiện nay, một số truyện thơ các dân tộc đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng có khá nhiều truyện còn lưu truyền trong dân gian, chưa được sưu tầm và biên dịch.

- Truyện thơ có hai chủ đề nổi bật. Ngoài chủ đề thứ nhất phản ánh khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi, còn có chủ đề thứ hai phản ánh số phận đau thương và mơ ước đổi đời của những người nghèo. - Truyện thơ có hai chủ đề nổi bật. Ngoài chủ đề thứ nhất phản ánh khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi, còn có chủ đề thứ hai phản ánh số phận đau thương và mơ ước đổi đời của những người nghèo.

- Cũng như truyện cổ tích, nhiều nhân vật trong truyện thơ là người mồ côi, người phụ nữ, người lao động. Các nhân vật này là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề, bị tước đoạt tình yêu và hạnh phúc – kiểu nhân vật bé nhỏ, tội nghiệp nhất trong xã hội phụ quyền. Họ phải làm thuê làm mướn, bị đánh đập hắt hủi như  - Cũng như truyện cổ tích, nhiều nhân vật trong truyện thơ là người mồ côi, người phụ nữ, người lao động. Các nhân vật này là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột nặng nề, bị tước đoạt tình yêu và hạnh phúc – kiểu nhân vật bé nhỏ, tội nghiệp nhất trong xã hội phụ quyền. Họ phải làm thuê làm mướn, bị đánh đập hắt hủi như Nàng Con Côi (Mường), hoặc bị ép duyên, phải làm dâu trong những gia đình chồng bạo ngược nhơ cô gái trong Tiếng hát làm dâu (Mông), hoặc là nhân vật dưới đáy của sự nghèo khổ, khốn cùng, bị đày ải, rẻ rúng như người em phu thuyền ở cõi âm trong truyện thơ Vượt biển (Tày),... Họ đã trở thành đối tượng thương cảm, xót xa của những trái tim nhân hậu. Tiếng thơ trong truyện cũng chính là tiếng lòng đồng cảm, tiếng khóc uất hận, tiếng nói đòi giải phóng của nhân dân các dân tộc ngày xưa.

- Cùng với những lời thở than dằng dặc, truyện thơ còn thể hiện thái độ của người lao động nghèo phản kháng những kẻ bóc lột, trừng trị bọn cường hào ác bá, đấu tranh cho chính nghĩa, mong ước được đổi đời, sống ấm no hạnh phúc,... phản ánh tinh thần lạc quan, lòng yêu đời, ham sống của người dân lao động các dân tộc.  - Cùng với những lời thở than dằng dặc, truyện thơ còn thể hiện thái độ của người lao động nghèo phản kháng những kẻ bóc lột, trừng trị bọn cường hào ác bá, đấu tranh cho chính nghĩa, mong ước được đổi đời, sống ấm no hạnh phúc,... phản ánh tinh thần lạc quan, lòng yêu đời, ham sống của người dân lao động các dân tộc.

Câu 3: Hãy tóm tắt nội dung văn bản.

Trả lời:

Văn bản gồm hai phần, ứng với hai không gian tâm trạng nối tiếp nhau của chàng trai.

Phần 1 (từ câu 1121 đến câu 1182): Tâm trạng của chàng trai (và gián tiếp là tâm trạng của cô gái qua sự mô tả của chàng trai trên đường tiễn dặn).

a) Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn nửa như buộc phải chấp nhận sự thật đau xót là cô gái đã có chồng, nửa như muốn níu kéo tình yêu, kéo dài giây phút âu yếm bên nhau.

b) Đó còn là lòng quyết tâm giữ trọn tình yêu giữa chàng trai với cô gái.

Phần 2 (từ câu 1375 đến câu 1406): Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái.

a) Cử chỉ:

− Vỗ về, an ủi cô gái lúc bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi.

– Lam thuốc cho cô gái uống.

b) Tâm trạng:

– Nỗi xót xa, niềm thương cảm mà chàng trai dành cho cô gái.

– Ý chí mãnh liệt của chàng trai nhất quyết sẽ giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái.

Câu 4: Dựa vào tóm tắt “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào.

Trả lời:

- Cốt truyện tác phẩm được xây dựng theo mô hình “Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)”. - Cốt truyện tác phẩm được xây dựng theo mô hình “Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)”.

+ Gặp gỡ: Trong một dịp tình cờ, Tú Uyên gặp được một cô gái đẹp như tiên giáng trần. + Gặp gỡ: Trong một dịp tình cờ, Tú Uyên gặp được một cô gái đẹp như tiên giáng trần.

+ Tai biến: Sau đó, Tú Uyên dần trở nên nghiện rượu. Giáng Kiều khuyên chồng không được, bèn bỏ về tiên giới. Tú Uyên hối hận, sinh ra sầu não, đau ốm, định quyên sinh. + Tai biến: Sau đó, Tú Uyên dần trở nên nghiện rượu. Giáng Kiều khuyên chồng không được, bèn bỏ về tiên giới. Tú Uyên hối hận, sinh ra sầu não, đau ốm, định quyên sinh.

+ Đoàn tụ: Đúng lúc ấy, Giáng Kiều hiện ra, tha lỗi cho chồng. Hai vợ chồng nối lại duyên xưa. + Đoàn tụ: Đúng lúc ấy, Giáng Kiều hiện ra, tha lỗi cho chồng. Hai vợ chồng nối lại duyên xưa.

Câu 5: Văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều có thể chia thành mấy phần? Hãy nêu nội dung của mỗi phần.

Trả lời:

Văn bản có thể chia thành 4 phần:

- Phần 1 (từ câu 305 đến 326): Tú Uyên với bức tranh Tố Nữ - Phần 1 (từ câu 305 đến 326): Tú Uyên với bức tranh Tố Nữ

- Phần 2 (từ câu 327 đến 340): Tố Nữ trong tranh hiện thành người thực - Phần 2 (từ câu 327 đến 340): Tố Nữ trong tranh hiện thành người thực

- Phần 3 (từ câu 341 đến 374): Tú Uyên cùng Giáng Kiều trò chuyện - Phần 3 (từ câu 341 đến 374): Tú Uyên cùng Giáng Kiều trò chuyện

- Phần 4 (từ câu 375 đến 400): Giáng Kiều dùng phép tiên biến hoá - Phần 4 (từ câu 375 đến 400): Giáng Kiều dùng phép tiên biến hoá

Câu 6: Hãy khái quát về giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Trả lời:

– Để xã hội tồn tại và phát triển, con người cần phải giao tiếp.

– Con người có thể giao tiếp bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (điệu bộ, kí hiệu, hình vẽ, âm nhạc, v.v.). Trong đó, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.

– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Hoạt động này bao gồm hai quá trình: tạo lập văn bản lĩnh hội văn bản. Tạo lập văn bản chính là nói hoặc viết để truyền đạt thông tin. Lĩnh hội văn bản chính là nghe hoặc đọc để tiếp nhận thông tin.

– Có thể thấy trong văn bản có hai loại thông tin chính: thông tin miêu tả và thông tin liên cá nhân. Thông tin miêu tả là những thông tin về một đối tượng, một thế giới nào đó, hiện thực hoặc tưởng tượng. Còn thông tin liền cá nhân là những thông tin thể hiện quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, được thể hiện kèm theo thông tin miêu tả. Trong giao tiếp, hai loại thông tin này đều quan trọng. Tuy nhiên, tuỳ theo tình huống giao tiếp cụ thể mà loại thông tin này hoặc loại thông tin kia có thể trội hơn, đóng vai trò chính. Chẳng hạn, đối với một bản tin dự báo thời tiết thì thông tin miêu tả là quan trọng, nhưng đối với câu chuyện giữa hai người mới quen nhau ở bến đợi xe buýt thì thông tin liên cá nhân thường quan trọng hơn, trong trường hợp này, người ta nói về thời tiết, về sự kiện A, sự kiện B,... có thể cốt chỉ để thể hiện một sự quan tâm đến nhau, muốn gây thiện cảm với nhau.

Câu 7: Có những trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Lấy ví dụ và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp đó.

Trả lời:

- Có nhiều  - Có nhiều trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. Ví dụ: em có thể lấy một đoạn phim (có hội thoại) trên mạng có phụ đề, đó chính là ngôn ngữ nói đang được ghi lại bằng chữ viết. Sau đó dựa vào kiến thức đã học để chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn phim đó.

Câu 8: Trong “Lời tiễn dặn”, Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có nghĩa ý nghĩa gì?

Trả lời:

      Vì lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài giây phút được ở thêm bên Chị. Anh phải được dặn Chị đôi câu thì mới “đành lòng” quay gót. Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếm Chị để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.

Câu 9:  Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Trả lời:

Giá trị nội dung: 

Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” của tác phẩm “Bích Câu kì ngộ”. Đoạn trích này thể hiện tình yêu chân thành, sắc sảo bằng những câu văn trữ tình, đậm nét dân tộc và phản ánh mong muốn về một cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.

Câu 10: Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Trả lời:

Giá trị nội dung: 

Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” của tác phẩm “Bích Câu kì ngộ”. Đoạn trích này thể hiện tình yêu chân thành, sắc sảo bằng những câu văn trữ tình, đậm nét dân tộc và phản ánh mong muốn về một cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.

Câu 11: Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại sau đây:

Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân

Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi

Song còn mấy bạn tương tri

Bấy lâu chưa có chút gì là đâu

Trước xin từ biệt cùng nhau

Chữ duyên này trở về sau còn dài”

Trả lời:

- Giáng Kiều có cách ứng xử khôn khéo trước việc giả say, lần khân của Tú Uyên.  - Giáng Kiều có cách ứng xử khôn khéo trước việc giả say, lần khân của Tú Uyên. Nàng gợi nhắc chuyện vì nguyên nhân mắc nợ kiếp trước nên mới xuống trần để kết duyên với chàng. Hơn nữa nàng còn mấy bạn tương tri sẽ đến dự buổi hôm nay. Cuối cùng, nàng nhắc nhở Tú Uyên duyên kiếp này sẽ còn kéo dài về sau, không có gì phải vội vàng. => Cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều là trực tiếp, cho Tú Uyên thấy được suy nghĩ và tình cảm trong lòng của mình.

Câu 12: Dấu hiệu nào trong văn bản “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?

Trả lời:

Các dấu hiệu:

- Văn bản có hình thức văn vần (lục bát), có cốt truyện. - Văn bản có hình thức văn vần (lục bát), có cốt truyện.

- Văn bản viết bằng chữ Nôm - Văn bản viết bằng chữ Nôm

- Văn bản do trí thức Nho học sáng tác (có thể là của Vũ Quốc Trân). - Văn bản do trí thức Nho học sáng tác (có thể là của Vũ Quốc Trân).

- Văn bản có chất lượng nghệ thuật cao. Điều này được thể hiện qua vần điệu, ngôn ngữ ước lệ, nghệ thuật hoá, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Các chi tiết có sự tổ chức theo những hướng nhất định để làm nổi bật nội dung muốn truyền tải. Văn bản có sự kết hợp tự sự với trữ tình. - Văn bản có chất lượng nghệ thuật cao. Điều này được thể hiện qua vần điệu, ngôn ngữ ước lệ, nghệ thuật hoá, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Các chi tiết có sự tổ chức theo những hướng nhất định để làm nổi bật nội dung muốn truyền tải. Văn bản có sự kết hợp tự sự với trữ tình.

- Nhân vật nữ trong văn bản là một giai nhân điển hình. - Nhân vật nữ trong văn bản là một giai nhân điển hình.

Câu 13: Hãy cho biết diễn biến tâm trạng, tình cảm của chàng trai khi tiễn đưa người yêu về nhà chồng. Những câu thơ nào thể hiện tâm trạng, tình cảm đó?

Trả lời:

– Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai:

+ Qua lời nói đầy cảm động + Qua lời nói đầy cảm động

+ Qua hành động săn sóc ân cần, thiết tha + Qua hành động săn sóc ân cần, thiết tha

+ Qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt. + Qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.

Những câu thơ thể hiện tình cảm này: Từ câu 1132 đến hết phần 1.

– Tâm trạng đầy mâu thuẫn trước hoàn cảnh thực tại không thể gắn bó và tình yêu sâu nặng:

+ Đi cùng người yêu nhưng trong lòng anh vẫn luôn luôn suy nghĩ: "đành lòng quay lại", "chịu quay đi".... Điệp từ:  + Đi cùng người yêu nhưng trong lòng anh vẫn luôn luôn suy nghĩ: "đành lòng quay lại", "chịu quay đi".... Điệp từ: quay đi, quay lại cho thấy chàng trai vừa ý thức được hoàn cảnh không thể thay đổi của hai người, vừa luyến tiếc tình yêu cũ, nên không đành dứt.

+ Anh cũng biết, chỉ còn "một lát bên em", rồi hai người sẽ phải chia lìa. + Anh cũng biết, chỉ còn "một lát bên em", rồi hai người sẽ phải chia lìa.

+ Toàn bộ tâm trạng của chàng trai trong đoạn này là tâm trạng rối bời, đầy mâu thuẫn khi phải tiễn người yêu về nhà chồng. Tâm trạng đó là của một người có tình yêu tha thiết, thuỷ chung và tâm hồn trong sáng, lành mạnh. + Toàn bộ tâm trạng của chàng trai trong đoạn này là tâm trạng rối bời, đầy mâu thuẫn khi phải tiễn người yêu về nhà chồng. Tâm trạng đó là của một người có tình yêu tha thiết, thuỷ chung và tâm hồn trong sáng, lành mạnh.

Câu 14: Tìm những hình ảnh, từ ngữ trong “Lời tiễn dặn”thể hiện nỗi đau khổ của cô gái trong đoạn trích và giải thích nguyên nhân của nỗi đau khổ đó.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích thể hiện nỗi đau khổ của cô gái:

- Những câu thơ mở đầu đoạn trích giới thiệu hoàn cảnh của cô: Phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để giã biệt. Hoàn cảnh ấy tạo ra tâm trạng bồn chồn, đau khổ, không yên. Hình ảnh cô cất bước theo chồng, "Vừa đi vừa ngoảnh lại - Vừa đi vừa ngoái trông", "lòng càng đau, nhớ",... đã phản ánh tâm trạng trên. - Những câu thơ mở đầu đoạn trích giới thiệu hoàn cảnh của cô: Phải về nhà chồng nhưng chưa gặp được người yêu để giã biệt. Hoàn cảnh ấy tạo ra tâm trạng bồn chồn, đau khổ, không yên. Hình ảnh cô cất bước theo chồng, "Vừa đi vừa ngoảnh lại - Vừa đi vừa ngoái trông", "lòng càng đau, nhớ",... đã phản ánh tâm trạng trên.

- Nhóm từ  - Nhóm từ tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón kết hợp với động từ chờ, đợi, ngóng trông khiến ta hình dung con đường đi xa ngái và trạng thái dùng dằng, bồn chồn, chờ đợi "Bước đi một bước giây giây lại dừng" (Chinh phụ ngâm) của cô. Hình tượng ớt, cà, lá ngón tăng tiến dần, vừa thể hiện màu sắc văn hoá dân tộc vừa là nỗi cay đắng, vò xé, thể hiện trạng thái tâm lí đau khổ, day dứt trong lòng cô gái.

- Ở đây, cảnh đã góp phần thể hiện tình, cảnh chính là tình, làm nền cho tình cảm, nỗi niềm được bộc lộ sinh động và sâu sắc. Cảnh khi thì gợi cay đắng, khi thì gợi bão táp đã diễn tả chính xác những đắng cay, bão táp trong lòng cô gái. - Ở đây, cảnh đã góp phần thể hiện tình, cảnh chính là tình, làm nền cho tình cảm, nỗi niềm được bộc lộ sinh động và sâu sắc. Cảnh khi thì gợi cay đắng, khi thì gợi bão táp đã diễn tả chính xác những đắng cay, bão táp trong lòng cô gái.

è Tất cả đều thể hiện sự bế tắc, lo lắng, đau khổ của cô gái khi về nhà chồng. Nỗi đau khổ đó bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không tự nguyện, không có tình yêu của cô, mà nguyên nhân sâu xa là do xã hội phong kiến Thái đã dành cho cha mẹ quyền định đoạt hôn nhân của con cái, đặc biệt là con gái.

Câu 15: Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Trả lời:

Qua đoạn trích ta có thể nhận biết được bối cảnh của câu chuyện:

- Thời gian: thời xưa, khi vẫn còn những hủ tục - Thời gian: thời xưa, khi vẫn còn những hủ tục

- Không gian: núi rừng - Không gian: núi rừng

- Hoàn cảnh: chàng trai và cô gái yêu nhau thắm thiết nhưng không thể đến được với nhau, chỉ có thể nguyện thề, chờ đợi, hi vọng. - Hoàn cảnh: chàng trai và cô gái yêu nhau thắm thiết nhưng không thể đến được với nhau, chỉ có thể nguyện thề, chờ đợi, hi vọng.

Câu 16: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây:

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.

– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

– Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

– Đấy, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi.

– Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

– Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

– Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

– Có sự luân phiên lượt lời

– Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: thế mà, chả, này, thì, đấy, nhá, sợ gì,…

– Cách nói mang tính khẩu ngữ: có … gì thì …, muốn … gì thì …, ừ … thì … sợ gì, … thì bỏ bố, làm đếch gì có,…

- Ngữ điệu:  - Ngữ điệu:

+ Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt: cười chê, khích tướng + Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt: cười chê, khích tướng

+ Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu: tỏ vẻ không thích + Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu: tỏ vẻ không thích

+ Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì: tỏ vẻ thích thú + Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì: tỏ vẻ thích thú

– Điệu bộ, cử chỉ: cười, đon đả

Câu 17: Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong đoạn trích dưới đây:

Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng:

– Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút:

– Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?

Không ai nói gì, người ta lảng dân đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi? Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng! Sau còn trơ lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:

– Anh Chỉ ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng, cụ thân mật hỏi:

– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy. - Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.

Trả lời:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

– Có sự luân phiên lượt lời

– Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ: ơi, đấy thôi, chưa biết chừng, nào, đi, cứ, có cái gì,…

– Sử dụng câu tỉnh lược: Về bao giờ thế?, Lại say rồi phải không?,…

– Sử dụng câu mệnh lệnh: Nào đứng lên đi.; Cứ vào đây uống nước đã.;…

– Giọng điệu: quát mắng, nhỏ nhẹ, thân mật, nặng lời, phàn nàn,…

Câu 18: Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?

Trả lời:

Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể thứ ba qua điểm nhìn của tác giả. Nhờ vào các câu thơ như: " Như thế thì thầy cũng nghi, Phồng như khác máu ru thì......"

Câu 19: Phân tích tác phẩm Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu.

Trả lời:

      Truyện thơ Nôm là kho tàng văn học của dân tộc Việt Nam có giá trị to lớn. Kho tàng này chứa đựng, cất giữ biết bao kinh nghiệm sống, phong tục tập quán và cả kiến thức lịch sử về cộng đồng. Với thể thơ lục bát giàu biểu cảm, ca từ giản dị và âm hưởng tha thiết, truyện thơ Nôm mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó có một câu chuyện kinh điển mà cho đến nay nó vẫn luôn đọng lại trong tâm trí của người đọc về chiều sâu tư tưởng mà tác phẩm gửi gắm. Đó là đoạn trích “Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu” trích “Quan Âm Thị Kính”.

      Đoạn trích trên nói về tấm lòng nhân từ của Thị Kính khi bị Thị Mầu vu oan và đùn đẩy đứa con cho mình nhưng vì sinh mạng nhỏ bé, Thị Kính vẫn giữ lại đứa bé để nuôi nấng.

      Thị Kính xuất thân là con gái nhà nghèo, lấy chồng tên Thiện Sỹ, con của phú ông. Vào một đêm nọ, khi Thiện Sỹ ngồi đọc sách mà ngủ quên mất. Thị Kính thấy dưới cằm chồng mình có râu mọc ngược, nàng biết là điểm gở nên lấy kéo muốn cắt nó đi. Đúng lúc Thiện Sỹ bừng tỉnh thì hiểu lầm rằng Thị Kính muốn sát hại mình nên hô hoán làm to chuyện. Cha mẹ Thiện sỹ là Sùng ông, Sùng bà nổi giận đuổi Thị Kính về quê với cha mẹ đẻ. Thị Kín ôm nỗi oan trong lòng mà buồn tủi định quyên sinh, nhưng lại thương cha mẹ già không ai báo hiếu, phụ dưỡng, nàng cải trang thành nam nhi và đi tu ở chùa Vân Tự, đổi cả tên thành Kính Tâm. 

      Làng có nàng Thị Mầu vốn tính lẳng lơ, dám say mê cả phật tử là Kính Tâm. Nàng ta lỡ dỡ có chửa với đầy tớ. Khi bị hào lí trong làng tra hỏi, nàng ta đổi tội ngay cho Kính Tâm. Cứ thế người phụ nữ tội nghiệp lại phải chịu nỗi oan ức lần thứ hai. Sau khi sinh con, Thị Mầu đem “trả” cho Kính Tâm:

Tiểu đương tụng niệm khấn nguyền

Bỗng nghe tiếng trẻ tá lên giật mình

Ngoảnh đi thị dạ chẳng đành

Nhận ra thì hóa là tình chẳng ngay. 

Gớm thay mặt dạn mày dày

Trân trân rằng giá con đây mà về.

Vốn là chú tiểu đi tu ngày đêm nghe tiếng “tụng niệm khấn nguyền” mà nay lại giật mình nghe tiếng khóc “tá” lên của trẻ em. Đường đường là nhà sư chân chính nay vướng phải nghiệt duyên, Kính Tâm rối bời khó sử, bỏ rơi đứa bé thì cũng “chẳng đành”, mà nếu nhận đứa trẻ về chăm sóc thì lại hóa “tình chẳng ngay”. Thật gớm thay nàng Thị Mầu trơ trẽn, “trân trận” không biết hổ thẹn mà chối bỏ con mình. Biết rằng khi nhận đứa bé về nuôi sẽ bị lời đàm tiếu dị nghị nhưng thương cho trái tim nhỏ bé, Kính Tâm vẫn nhất quyết nhận nuôi:

Cơ thiển kể đã khắt khe

Khéo xui, ra đứa làm rê riếu mình

Nhưng mà trong dạ hiếu sinh

Phúc làm thì phúc, dơ thì đành dơ

Cá trong chậu nước sởn sơ

Thì nay chẳng cứu, còn chờ khi nao

Chẳng sinh cũng chịu cù lao

Xót tình măng sữa nâng vào trong tay

Tâm hồn Kính Tâm từ cõi “cơ thiền” nay cũng trở nên khắt khe, dậy sóng. “Cơ thiền” ở đây tức là chỉ tâm hồn đã đạt đến cảnh giới, tâm thanh tịnh không vướng bận chi. Vậy mà nay phải chịu oan Thị Mầu “khéo xui ra đứa” làm tổn hại đến thanh danh của mình. Thế nhưng vì quý trọng sinh mệnh “trong dạ hiếu sinh” mà Kính Tâm gạt bỏ đi hết lời gièm pha, cho dù người đời có bàn tán ra sao thì “phúc vẫn là làm phúc”. Dù chẳng mang công sinh thành như vẫn chịu “cù lao”, tức là chịu công ơn nuôi dưỡng. Thế nhưng việc làm đó của Kính Tâm cũng khiến Sư Cụ không khỏi sinh nghi:

Bữa sau sư phụ mới hay

Dạy rằng: “Như thế thì thầy cũng nghi

Phỏng như khác máu ru thì

Con ai mặc nấy can gì đa mang

Quả thật trong mắt nhìn của ta thì có hiểu và xót thương cho thân phận Kính Tâm, nhưng là người không rõ sự tình, là đứa con “khác máu” không phải do mình sinh ra thì hà cớ gì Kính Tâm lại nhận nuôi con của người đã làm nên nỗi oan ức tủi hổ cho mình suốt đời. Ấy thế mà sư phụ cũng bị cảm hóa bới nghĩa tử cao đẹp, tấm lòng từ bi của Kính Tâm:

Bạch rằng: Muôn đội thầy thương

Xưa nay thầy dạy mọi đường nhỏ to

Dẫu xây chín đợt phù đồ

Sao bằng làm phúc cứu cho một người

...

Sư nghe thưa lại mấy điều,

Khen rằng: “Cũng có ít nhiều từ tâm”

Rõ là nước lã mà nhầm

Cũng đem giọt máu tình thâm hòa vào

Kính Tâm thưa rằng dù cho có xây chín tháp “phù đồ” cũng không thể bằng cứu một sinh mệnh. Tấm lòng thiêng liêng cap đẹp đó đã nhận được lời khen từ sư Cụ, quả thật là người có lòng từ bi. Từ tình người nhân hậu như “nước lã”, Kính Tâm đã dâng trọn tấm lòng để hòa vào “giọt máu tình thâm”, Kính Tâm coi đứa bé như là con đẻ của mình, hết mực yêu thương, nuôi nấng:

Mẹ vò thì sữa khát khao

Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền

Nâng niu xiết nỗi truân chuyên

Nhai cơm mướm sữa để nên con người

Đến dân ai cũng chê cười 

Tiểu kia tu có trót đời được đâu

Biết chăng một đứa thương đâu

Mình là hai với Thị Mầu là ba

Ca dao xưa có câu nói ám chỉ việc tò vò nuôi con của người khác nhưng khi con lớn lên sẽ bỏ đi:

“Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào?”

“Mẹ vò” ở đây cũng vậy, dẫu biết “nuôi con nhện” không phải là con của mình, dù không có “sữa khát khao” nhưng Kính Tâm vẫn lo cho đứa nhỏ không thiếu bữa nào. Kính Tâm ngày đêm chăm ẵm, nâng niu, xin sữa để nuôi con, mong con khôn lớn thành người. Đúng là miệng đời thật tàn ác, họ vẫn không ngừng đồn thổi rằng Kính Tâm có tu thành chính quả được đâu. Nhưng đến lúc này thì sự thật vẫn bị chôn vùi, thực giả ra sao thì chỉ có đứa ở, mình và “Thị Mầu là ba” biết rõ. Nuôi dưỡng một đứa trẻ thật không dễ dàng, nhưng dường như ngày ngày nghe tiếng trẻ thơ tíu tít, bao nỗi lo âu, trăn trở hóa hư vô:

Ra công nuôi bộ thực là

Nhưng buồn có trẻ hóa ra đỡ buồn

Khi trống tàn, lúc chuông dồn

Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày

...

Không gian tĩnh mịch, thanh tịnh nơi chùa linh thiêng nay xen lẫn cả “tiếng ru” con của Kính Tâm. Ta có thể cảm nhận được, tình mẫu tử không chỉ tồn tại ở chính cha mẹ sinh ra mình, nó còn hòa ta vào nhau khi gặp tấm lòng từ bi giáng thế. Tuy không phải con mình nhưng Kính Tâm vẫn tròn đạo là cha mẹ, đứa trẻ được nuôi nấng có đầy đủ điều kiện, có cả “lọ phương hoạt ấu”, “lọ thầy bảo anh”, hai thứ đó tượng trưng cho vị thầy thuốc bảo vệ sức khỏe của trẻ thơ. Thấm thoát đã ba năm trôi đi, đứa bé nay đã lớn, giống với “cha nuôi” của mình. “Cha nuôi” đó chính là Kính Tâm, người đã ỉa trai để đi tu trốn chùa thanh tịnh. Bậc cha mẹ ai mà không muốn con cái trưởng thành với công danh rạng rỡ. Kính Tâm cũng vậy, người mong ước con của mình mai này trưởng thành “cơ cầu” giỏi giang để nối nghiệp ông cha, người còn mong cho “tiến tình” tương lai dẫn bước con càng thành công rạng rỡ hơn lớp ông cha con bây giờ.

      Đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu” với ca từ bình dị không kém phần sắc sảo của thể thơ lục bát cùng với lời thơ điêu luyện đã làm nổi bật nhân vật Thị Kính là một điển hình cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa phải gánh chịu bất công, oan nghiệt. Thông qua số phận cuộc đời Thị Kính, tác giả cho người đọc thấy được bức tranh xã hội phong kiến đầy dẫy mâu thuẫn. Đó như một lời cảnh tỉnh cho những con người đang có suy nghĩ lui về cửa Phật. Để có thể chọn con đường đắc đạo, ta phải chịu được khổ hạnh, oan ức cũng giống như Thị Kính, dù có oan uổng đến mấy nhưng cái tâm từ bi, thiện lành đã quật ngã được cảnh ngộ.

Câu 20:  Trong phần 1 của đoạn trích (từ "Quảy gánh qua đồng rộng" đến "khi goá bụa về già"), chàng trai đã dặn cô gái những gì? Hãy so sánh những lời dặn dò ở phần 2 (sau khi bị người chồng hành hạ) với những lời dặn dò ở phần 1 của đoạn trích.

Trả lời:

a) Lời tiễn dặn ở phần đầu nổi bật một chữ đợi. Lời dặn dò đó cũng là lời hẹn ước của chàng trai.

– Thời gian chờ đợi được tính bằng mùa vụ: "đợi tới tháng năm lau nở", "Đợi mùa nước đỏ cá về", "Đợi chim tăng ló hót gọi hè",...

– Thời gian chờ đợi được tính bằng cả đời người: "Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông - Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già".

Chàng trai đã ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống. Bước đi của thời gian được diễn tả bằng những hình ảnh quen thuộc, bình thường, thuần phác của cuộc sống dân tộc: tháng năm lau nở, mùa nước đỏ cá về, chim tăng ló hót gọi hè,... Những hình ảnh đó đã phần nào phác hoạ tình cảm chân thực, bền chắc của chàng trai dân tộc Thái.

Tuy nhiên, đợi có nghĩa là chấp nhận thực tại không thể gần gũi, gắn bó; đợi nghĩa là chỉ còn hi vọng ở tương lai. Lời dặn dò đó thể hiện tình nghĩa thuỷ chung, tình yêu sâu sắc, bất tử của chàng trai, đồng thời cũng thể hiện thái độ bất lực, đành chấp nhận tập tục, chấp nhận cuộc hôn nhân do cha mẹ hai bên định đoạt.

b) Những lời tiễn dặn ở phần 2 của đoạn trích

- Theo phong tục hồn nhiên và giàu nhân văn của người Thái, nếu đôi nam nữ yêu nhau mà không lấy được nhau, họ sẽ thành anh em bè bạn, gần thì thỉnh thoảng thăm nhau, xa xôi thì hằng năm có những phiên chợ tình, họ tìm về chơi chợ, gặp gỡ chia sẻ vui buồn cùng nhau. Chàng trai trong truyện thơ này tiễn người yêu về tận nhà chồng, ở lại đó một thời gian, dặn dò cô "hết lời hết lẽ" để mong cô thành người dâu thảo: - Theo phong tục hồn nhiên và giàu nhân văn của người Thái, nếu đôi nam nữ yêu nhau mà không lấy được nhau, họ sẽ thành anh em bè bạn, gần thì thỉnh thoảng thăm nhau, xa xôi thì hằng năm có những phiên chợ tình, họ tìm về chơi chợ, gặp gỡ chia sẻ vui buồn cùng nhau. Chàng trai trong truyện thơ này tiễn người yêu về tận nhà chồng, ở lại đó một thời gian, dặn dò cô "hết lời hết lẽ" để mong cô thành người dâu thảo:

Bậc thang cuối nhà chồng, chớ ngồi, Ghế chị chồng ngồi, chớ đụng,

Anh chồng đẹp, đừng lả lơi,

Không phải bạn tình, đừng ngấp nghé,

Giã gạo đừng chửi lợn,

Chăn lợn đừng chửi gà...

- Nhưng đến thăm nhà chồng cô gái, anh bị đặt vào hoàn cảnh thật trớ trêu, đau khổ. Yêu mà không thể lấy được nhau, hơn nữa, yêu mà phải bó tay nhìn người yêu bị đánh đập, hành hạ. Đó chính là hoàn cảnh dẫn đến lời tiễn dặn của chàng trai ở phần cuối đoạn trích. - Nhưng đến thăm nhà chồng cô gái, anh bị đặt vào hoàn cảnh thật trớ trêu, đau khổ. Yêu mà không thể lấy được nhau, hơn nữa, yêu mà phải bó tay nhìn người yêu bị đánh đập, hành hạ. Đó chính là hoàn cảnh dẫn đến lời tiễn dặn của chàng trai ở phần cuối đoạn trích.

- Nếu lời tiễn dặn ở phần đầu nổi bật một chữ  - Nếu lời tiễn dặn ở phần đầu nổi bật một chữ đợi, thì lời tiễn dặn ở phần cuối nổi bật chữ cùng với mong muốn thoát khỏi tập tục để gắn bó: đôi ta cùng gỡ, ta vuốt lại, ta trôi nổi ao chung, chung một mái song song, ta thương nhau, ta yêu nhau,...

- Chứng kiến cảnh người yêu bị hành hạ, anh cảm thông, săn sóc cô bằng lời lẽ và hành động chia sẻ hết mực yêu thương: "Dậy đi em", "Đầu bù anh chải cho", "Tóc rối đưa anh búi hộ!", "Lam ống thuốc này em uống khỏi đau",... Trong lời nói đó còn ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn dường như hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Yếu tố tự sự đã kết hợp chặt chẽ với yếu tố trữ tình, lời lẽ chứa đầy cảm xúc khiến câu chuyện có sức biểu cảm lớn. - Chứng kiến cảnh người yêu bị hành hạ, anh cảm thông, săn sóc cô bằng lời lẽ và hành động chia sẻ hết mực yêu thương: "Dậy đi em", "Đầu bù anh chải cho", "Tóc rối đưa anh búi hộ!", "Lam ống thuốc này em uống khỏi đau",... Trong lời nói đó còn ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn dường như hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Yếu tố tự sự đã kết hợp chặt chẽ với yếu tố trữ tình, lời lẽ chứa đầy cảm xúc khiến câu chuyện có sức biểu cảm lớn.

è Tuy hai lời tiễn dặn ở hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng cả hai lời đều thể hiện tình yêu sâu sắc, thuỷ chung và quyết tâm vượt mọi trở ngại để gắn bó.

è Lời chàng trai cũng là lời truyện thơ, lời các tác giả dân gian Thái, thấm nhuần tình cảm nhân đạo, đầy yêu thương, thông cảm với số phận của cô gái cũng như của những người phụ nữ Thái xưa.

Câu 21: Hãy phân tích những nét biểu hiện của ngôn ngữ nói trong bài ca dao sau:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

Trả lời:

Bài ca dao thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, nhưng vẫn có những nét biểu hiện của ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Cần chú ý:

– Hình thức độc thoại (tự nói với bản thân), nhưng vẫn hàm ý đối thoại với người khác: tự xưng là em, dùng hô ngữ: ai ơi.

– Một số hình thức quen thuộc của ngôn ngữ nói: so sánh (thân em như...), cầu khiến (nếm thử mà xem), hư từ ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ (từ thì).

Câu 22: Đọc (thành tiếng) phần Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói ở mục Tri thức Ngữ văn. Phần đọc (thành tiếng) này có những đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

Trả lời:

- Phần văn bản này mang đặc điểm của ngôn ngữ viết nên khi đọc thành tiếng thì nó vẫn giữ những đặc điểm của ngôn ngữ viết và không có đặc điểm của ngôn ngữ nói. - Phần văn bản này mang đặc điểm của ngôn ngữ viết nên khi đọc thành tiếng thì nó vẫn giữ những đặc điểm của ngôn ngữ viết và không có đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Câu 23: Đoạn hội thoại sau đây thiên về ngôn ngữ viết. Hãy viết lại đoạn hội thoại này theo ý tưởng của em để nó trở nên tự nhiên và thiên về ngôn ngữ nói hơn.

Ra khỏi phòng, ông chủ tịch gặp ông bí thư, cười nói:

- Việc kí kết các thoả thuận đó đã mở ra cho huyện ta một hướng đi mới mẻ và hiện đại trong sản xuất công nghiệp và thu hút nhân tài, vật lực. Đó là ý kiến của tôi. Đối với ông, ông đánh giá như thế nào về việc kí kết này? - Việc kí kết các thoả thuận đó đã mở ra cho huyện ta một hướng đi mới mẻ và hiện đại trong sản xuất công nghiệp và thu hút nhân tài, vật lực. Đó là ý kiến của tôi. Đối với ông, ông đánh giá như thế nào về việc kí kết này?

Ông bí thư suy nghĩ một lúc rồi đáp lời:

- Những điều mới mẻ này, tuy nhiên theo tôi nghĩ, vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của địa phương. Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần nghiên cứu thêm trong quá trình thực thi. - Những điều mới mẻ này, tuy nhiên theo tôi nghĩ, vẫn chưa đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của địa phương. Tôi cho rằng chúng ta thực sự cần nghiên cứu thêm trong quá trình thực thi.

Ông chủ tịch cười:

- Ông đã lo nghĩ nhiều. Tôi và ông sẽ đi xem tình hình thực tế. - Ông đã lo nghĩ nhiều. Tôi và ông sẽ đi xem tình hình thực tế.

Trả lời:

Ví dụ:

          Ra khỏi phòng, ông chủ tịch gặp ông bí thư, cười nói:

          - Việc kí kết thế là xong. Mấy cái thoả thuận này hay đấy ông bí thư ạ. Công nghiệp của chúng ta sẽ đi lên nhanh chóng rồi công nhân, kĩ sư sẽ về đây ngày một đông đấy. Trông ông có vẻ không vui, ông thấy sao? - Việc kí kết thế là xong. Mấy cái thoả thuận này hay đấy ông bí thư ạ. Công nghiệp của chúng ta sẽ đi lên nhanh chóng rồi công nhân, kĩ sư sẽ về đây ngày một đông đấy. Trông ông có vẻ không vui, ông thấy sao?

          Ông bí thư suy nghĩ một lúc rồi đáp lời:

          - Tôi thì lại thấy mấy cái này chỉ nhất thời còn ăn chắc mặc bền thì không khả thi. Lúc làm chắc phải mầy mò thêm ông nhỉ? - Tôi thì lại thấy mấy cái này chỉ nhất thời còn ăn chắc mặc bền thì không khả thi. Lúc làm chắc phải mầy mò thêm ông nhỉ?

          Ông chủ tịch cười:

          - Trời ạ, ông lo xa quá. Tôi và ông sẽ gồng gánh được hết cho mà xem.  - Trời ạ, ông lo xa quá. Tôi và ông sẽ gồng gánh được hết cho mà xem.

Câu 24: Những từ ngữ, hình ảnh, những cách ví von nào trong đoạn trích thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái, đồng thời thể hiện rõ màu sắc dân tộc của người Thái?

Trả lời:

- Khi thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái, đoạn trích mượn rất nhiều hình ảnh, cách ví von so sánh với thiên nhiên. Thiên nhiên góp phần phản ánh hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật, đồng thời thể hiện rõ màu sắc dân tộc của người Thái. Dùng thiên nhiên như cái nền quen thuộc thể hiện tình cảm, thái độ của con người đó là hình thức phổ biến trong ca dao, dân ca của cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số. Trong đoạn trích  - Khi thể hiện tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái, đoạn trích mượn rất nhiều hình ảnh, cách ví von so sánh với thiên nhiên. Thiên nhiên góp phần phản ánh hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật, đồng thời thể hiện rõ màu sắc dân tộc của người Thái. Dùng thiên nhiên như cái nền quen thuộc thể hiện tình cảm, thái độ của con người đó là hình thức phổ biến trong ca dao, dân ca của cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số. Trong đoạn trích Lời tiễn dặn, người đọc bắt gặp nhiều hình ảnh thiên nhiên phong phú và các hình ảnh đó theo suốt từ đầu đến cuối đoạn trích.

- Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của người Thái, vừa góp phần thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật trong truyện. Thiên nhiên đó vừa hồn nhiên trong sáng, gần gũi với dân tộc Thái trong từng chi tiết, vừa thể hiện tư duy chất phác, ưa cụ thể, lối diễn đạt hồn nhiên của đồng bào Thái. Những  - Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của người Thái, vừa góp phần thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật trong truyện. Thiên nhiên đó vừa hồn nhiên trong sáng, gần gũi với dân tộc Thái trong từng chi tiết, vừa thể hiện tư duy chất phác, ưa cụ thể, lối diễn đạt hồn nhiên của đồng bào Thái. Những rừng cà, rừng ớt, rừng lá ngón vừa là hình ảnh thiên nhiên cụ thể, vừa ước lệ về những nỗi cay đắng chất chứa trong lòng nhân vật. Hình ảnh so sánh tình yêu với độ bền vững của tự nhiên: vàng, đá, gió, trọn đời gỗ cứng,.... khiến cho tình yêu trở nên vĩnh cửu.

- Thiên nhiên vừa như thử thách con người vừa như khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu. Hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh tình yêu hợp lại, đối sánh, cùng tôn nhau lên làm thành vẻ đẹp đặc biệt của lời thơ: sự bền vững của tình yêu được đem so sánh với sự trường tồn của thiên nhiên và ngược lại, sự vô cảm của thiên nhiên được tình yêu thổi vào chất thơ mộng, thành ra có hồn: tình yêu vững bền như vàng, như đá, như gỗ cứng, tàn đời gió không rung chuyển đổi thay.... Tình yêu đó tha thiết mà không bi luỵ, tiềm ẩn sự cứng cỏi, bản lĩnh mà không phô trương, mòn sáo. - Thiên nhiên vừa như thử thách con người vừa như khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu. Hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh tình yêu hợp lại, đối sánh, cùng tôn nhau lên làm thành vẻ đẹp đặc biệt của lời thơ: sự bền vững của tình yêu được đem so sánh với sự trường tồn của thiên nhiên và ngược lại, sự vô cảm của thiên nhiên được tình yêu thổi vào chất thơ mộng, thành ra có hồn: tình yêu vững bền như vàng, như đá, như gỗ cứng, tàn đời gió không rung chuyển đổi thay.... Tình yêu đó tha thiết mà không bi luỵ, tiềm ẩn sự cứng cỏi, bản lĩnh mà không phô trương, mòn sáo.

è Thiên nhiên ấy không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc Thái.

Câu 25: Phân tích cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu.

Trả lời:

a) Văn bản lược đi một đoạn cô gái bị nhà chồng đánh đập đến ngã lăn ra bên miệng cối gạo, bên "máng lợn vầy", để rồi bắt đầu ngay bằng hai việc làm của chàng trai: chạy lại đỡ cô gái dậy, ân cần phủi áo, chải lại đầu cho cô gái, sau đó đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho cô gái "uống khỏi đau".

Trong đoạn mở đầu phần thứ hai này ta thấy chàng trai đã có những cử chỉ, hành động biểu lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu – điều mà cô gái đang rất cần vào lúc này như cần một chỗ dựa về tinh thần. Mô tả cảnh người con gái ngay khi vừa mới về nhà chồng đã bị đánh đập, hành hạ thảm thương là một đề tài phổ biến của ca dao các dân tộc thiểu số nước ta, nó khái quát một sự thực đau lòng về số phận người phụ nữ ở xã hội miền núi lạc hậu ngày xưa.

b) Tiếp đó là tâm trạng của chàng trai vừa xót xa cho cô gái vừa quyết tâm sẽ bằng mọi cách đón cô gái về đoàn tụ với mình. Phần hai chỉ có 32 câu thơ, nhưng đoạn bộc lộ tâm trạng và lòng quyết tâm này dài tới 22 câu. Tỉ lệ độ dài như vậy cũng phần nào cho thấy rằng tính trữ tình là tính chất chủ yếu của riêng đoạn trích này, đồng thời cũng là của toàn bộ tác phẩm.

c) Mặt khác, cũng một ý nói lên lòng quyết tâm đoàn tụ mà phần này dành một số lượng câu lớn như thế, trong cách diễn tả lại sử dụng dồn dập nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh tương đồng, sử dụng lớp lớp những câu thơ đặt theo một số mô hình cấu trúc chung, có những từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần (để khẳng định ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được) là một đặc điểm nghệ thuật không chỉ nổi bật ở đoạn trích này. Đó còn là một lối nói quen thuộc trong ca dao của nhiều dân tộc thiểu số miền Bắc nước ta. Dân gian những vùng, miền dân tộc đó cảm thấy dường như phải nhắc đi nhắc lại nhiều một ý như vậy may ra mới thoả mãn phần nào những cảm xúc đang dâng đầy trong lòng những con người sống chất phác, mãnh liệt giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Câu 26: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Ngồi đợi trước hiên nhà

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Qua đó phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác. Đồng thời ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

Câu 27: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Ngồi đợi trước hiên nhà

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc. - Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.

- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động. - Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.

Câu 28: Phân tích đoạn từ câu 327 đến 340 “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”

Trả lời:

Đoạn này kể về chuyện Tú Uyên thấy sự lạ trong nhà, bèn về bất chợt để xem chuyện gì xảy ra thì thấy thiếu nữ trong tranh xuất hiện. Chú ý các điểm sau:

- “Cho hay tình cũng là chung / Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!”: Hiểu câu này là tình cảm con người là điểm chung của mọi người, tiên nhân cũng chẳng ngoại lệ. Câu này có tính khái quát để nói về đoạn truyện sau đó.  - “Cho hay tình cũng là chung / Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!”: Hiểu câu này là tình cảm con người là điểm chung của mọi người, tiên nhân cũng chẳng ngoại lệ. Câu này có tính khái quát để nói về đoạn truyện sau đó.

- Thử diễn xuôi và nhận xét về cách tác giả đã tổ chức ngôn từ để có thể kể truyện với những sự việc liên tiếp bằng thơ.  - Thử diễn xuôi và nhận xét về cách tác giả đã tổ chức ngôn từ để có thể kể truyện với những sự việc liên tiếp bằng thơ.

Câu 29: Phân tích đoạn từ câu 341 đến 374 “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”

Trả lời:

Đoạn này nói về sự chào hỏi trong vui mừng của Tú Uyên và sự tỏ bày nỗi niềm của Giáng Kiều. Đoạn có 4 lời:

- Lời 1: “Bấy lâu một chữ tình”: Tú Uyên trực tiếp bày tỏ tình cảm, thể hiện tình yêu của mình dành cho tiên nữ. - Lời 1: “Bấy lâu một chữ tình”: Tú Uyên trực tiếp bày tỏ tình cảm, thể hiện tình yêu của mình dành cho tiên nữ.

- Lời 2: Giáng Kiều trình bày tên tuổi, nguồn gốc, đặc biệt là duyên kiếp đem nàng đến với chàng. - Lời 2: Giáng Kiều trình bày tên tuổi, nguồn gốc, đặc biệt là duyên kiếp đem nàng đến với chàng.

+ Chú ý ngôn từ: bồ liễu, má phấn, tơ điều, tơ trăng, đoá hoa, chúa xuân,… + Chú ý ngôn từ: bồ liễu, má phấn, tơ điều, tơ trăng, đoá hoa, chúa xuân,…

- Lời 3: Tú Uyên than trách, lời lẽ đầy tâm tư, nỗi lòng: “Nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”,… Lưu ý: “sinh” ở đây có nghĩa là người thư sinh. - Lời 3: Tú Uyên than trách, lời lẽ đầy tâm tư, nỗi lòng: “Nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”,… Lưu ý: “sinh” ở đây có nghĩa là người thư sinh.

- Lời 4:  - Lời 4:

+ Các câu từ “Nàng rằng: … soi chung”, Giáng Kiều nêu ra các điểm cố, chuyện xưa để cho Tú Uyên hiểu là mình phải giữ khuôn phép. Câu “Dám đâu học thói yến oanh / Mặn tình trăng gió, nhạt tình lửa hương” hiểu là không dám học thói vui chơi, yêu đương tự do, phóng túng, tình như thế là hời hợt, không sâu đậm. + Các câu từ “Nàng rằng: … soi chung”, Giáng Kiều nêu ra các điểm cố, chuyện xưa để cho Tú Uyên hiểu là mình phải giữ khuôn phép. Câu “Dám đâu học thói yến oanh / Mặn tình trăng gió, nhạt tình lửa hương” hiểu là không dám học thói vui chơi, yêu đương tự do, phóng túng, tình như thế là hời hợt, không sâu đậm.

+ Các câu tiếp theo, Giáng Kiều tiếp tục nhấn mạnh vào chuyện phải giữ khuôn phép, giữ phẩm giá, chuyện duyên kiếp đã định, nhân sinh không thể cưỡng cầu. Nói cách khác, nàng đến lúc này mới có thể đến gặp chàng. + Các câu tiếp theo, Giáng Kiều tiếp tục nhấn mạnh vào chuyện phải giữ khuôn phép, giữ phẩm giá, chuyện duyên kiếp đã định, nhân sinh không thể cưỡng cầu. Nói cách khác, nàng đến lúc này mới có thể đến gặp chàng.

è Đoạn đối thoại đã cho ta thấy nhiều điểm về con người của Giáng Kiều.

Câu 30: Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” là gì?

Trả lời:

- Thông điệp trong văn bản không thực sự nổi bật, vì vậy hãy trả lời theo suy nghĩ của em. Lưu ý tác giả sống ở thế kỉ XIX nên quan điểm, cách nhìn có thể khác với chúng ta ngày nay. Ví dụ một số thông điệp mà em có thể đưa ra như: sự say mê, chờ mong rồi cũng sẽ có ngày có được; con người cần phải hành xử đúng đắn, theo đúng lễ nghi;… - Thông điệp trong văn bản không thực sự nổi bật, vì vậy hãy trả lời theo suy nghĩ của em. Lưu ý tác giả sống ở thế kỉ XIX nên quan điểm, cách nhìn có thể khác với chúng ta ngày nay. Ví dụ một số thông điệp mà em có thể đưa ra như: sự say mê, chờ mong rồi cũng sẽ có ngày có được; con người cần phải hành xử đúng đắn, theo đúng lễ nghi;…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay