Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống (Bi kịch)) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5 Băn khoăn tìm lẽ sống (Bi kịch). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (PHẦN 2)

Câu 1: Cần lưu ý gì trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại) là điều cần tránh, ví dụ như trường hợp dưới đây: - Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại) là điều cần tránh, ví dụ như trường hợp dưới đây:

“Chí Phèo là truyện ngắn đỉnh nhất của Nam Cao. Tác phẩm đã miêu tả quá ư chân thực tâm lí của người nông dân trong xã hội cũ.”

Trong ví dụ trên, người viết đã mắc lỗi phong cách khi sử dụng những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ: “đỉnh”, “quá ư”.

Câu 2: Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra hiện tượng gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật), lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật), lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa),... Ví dụ: - Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn như lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật), lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong các nhân vật), lời nhại (lời trần thuật mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa),... Ví dụ:

“Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà? Ai thế nhỉ?”

Đoạn văn miêu tả tâm lí bà cụ Tứ trên đây có sự xuất hiện của nhiều câu văn mang hình thức lời nửa trực tiếp. Lời của người kể chuyện nương theo ý thức của nhân vật, tái hiện những “tiếng nói” đang vang lên trong nhân vật. Một số cách diễn đạt mang dấu ấn của khẩu ngữ được bảo lưu trong lời kể: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?; Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà?...

- Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thân, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,..) là một bước tiến của tự sự hiện đại. - Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thân, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,..) là một bước tiến của tự sự hiện đại.

Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của bi kịch.

Trả lời:

– Bi kịch là một thể của loại hình kịch, đối lập với hài kịch.

– Ngoài các đặc điểm chung của loại, bi kịch còn mang những đặc điểm riêng của thể. Những đặc điểm riêng này thể hiện qua xung đột, nhân vật và qua nhiều yếu tố khác của bi kịch.

– Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn "không thể giải quyết" và mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến "sự diệt vong những giá trị quan trọng".

– Nhân vật bi kịch mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn mang cả những lầm lạc trong hành động và tư duy. Không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh, nhân vật bi kịch bướng bỉnh vùng lên chống lại số phận, thách thức số phận.

– Bi kịch miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, cỏ đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hoà và căng thẳng đến cực độ, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật. Tác phẩm bi kịch thường đặt độc giả trước những câu hỏi phức tạp, hóc búa, nhức nhất của cuộc sống.

– Các vở bi kịch tiêu biểu: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng),...

Câu 4: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Trả lời:

– Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo (năm 1943, tham gia Hội Văn hoá cứu quốc; tháng 8 – 1945, là đại biểu Văn hoá cứu quốc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào). Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Luỹ hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đô (1961); kí: Kí sự Cao – Lạng (1951),...

Câu 5: Tóm tắt nội dung đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài

Trả lời:

– Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu huỷ Cửu Trùng Đài.

– Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục ông đi trốn. Nhưng Vũ Như Tô khăng khăng không nghe vì tự tin mình "quang minh chính đại", "không làm gì nên tội" và hi vọng ở chủ tướng An Hoà Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch: Lê Tương Dực bị giết, đại thần, hoàng hậu, cung nữ của y cũng vạ lây, Đan Thiềm bị bắt,... Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cửu Trùng Đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Ông trơ trọi, đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài rồi bình thản ra pháp trường.

Câu  6: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả William Shakespeare.

Trả lời:

– William Shakespeare (1564 – 1616) là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng nhất của nước Anh thời Phục hưng. Ông sinh ra và lớn lên tại thị trấn Stratford ở tây nam nước Anh, trong một gia đình buôn bán len, dạ. Khi mới mười bốn tuổi, do gia đình sa sút, Shakespeare phải thôi học. Từ khoảng năm 1585, ông lên thủ đô Luân Đôn kiếm sống, tham gia giúp việc cho một đoàn kịch, trở thành diễn viên, nhà soạn kịch kiêm đạo diễn, rồi người đồng sở hữu đoàn kịch. Năm 1599, Shakespeare tham gia dựng nên Nhà hát Địa Cầu. Năm 1608, đoàn kịch của ông sở hữu thêm nhà hát có mái che đầu tiên ở Luân Đôn. Tên tuổi của Shakespeare bắt đầu được nhắc đến trong giới nghệ thuật từ năm 1592. Sáng tác của ông gồm 37 vở kịch, 4 bản trường ca và 154 bài thơ xon–nê (sonnet), cho đến nay vẫn được coi là những kiệt tác hàng đầu của văn học thế giới.

– Kịch của Shakespeare bao gồm nhiều thể loại (kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch, bi hài kịch), trong đó nổi bật là bi kịch với nhiều kiệt tác như: Romeo và Juliet, Vua Lear, Othello, Macbeth và đặc biệt là Hamlet. Bi kịch của ông chứa đựng những suy ngẫm mang tính nhân văn sâu sắc, được thể hiện qua các hình tượng nhân vật phóng khoáng, tự do, có tính cách mạnh mẽ; qua lời thoại sắc sảo, tinh tế; qua nghệ thuật triển khai, đan xen các tuyến xung đột, các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén, tập trung. Sếch–xpia thường xây dựng các vở bi kịch của mình dựa trên một số cốt truyện, truyền thuyết có sẵn, nhưng ông đã mở rộng, khơi sâu chủ đề để dựng nên những hình tượng bất tử.

Câu 7: Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện.

Trả lời:

– Lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện cho thấy rằng vua muốn biết Hamlet điên thật hay chỉ giả điên để xác định phương hướng thủ tiêu chàng. Điều đó được thể hiện qua việc vua và hoàng hậu hỏi chuyện dò la của Rosencrantz và Guildenstern; và việc vua cố tình để cho Hamlet gặp Ophelia trong khi mình và cận thần sẽ nghe lén.

– Lời thoại của vua cho thấy phần nào sự giả tạo, xấu xa. Ví dụ:

+ “để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những cơn điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?” + “để cho chuỗi ngày xanh êm đẹp bị tan nát vì những cơn điên dữ dội, hiểm nghèo hay sao?”

+ “Các khanh ạ, nên khuyến khích thêm thái tử vào những trò giải trí ấy”: vua muốn thái tử chơi bời hư hỏng. + “Các khanh ạ, nên khuyến khích thêm thái tử vào những trò giải trí ấy”: vua muốn thái tử chơi bời hư hỏng.

+ “Ôi, đúng quá thật … gánh nặng của tội ác!”: lời bộc bạch tự thân + “Ôi, đúng quá thật … gánh nặng của tội ác!”: lời bộc bạch tự thân

Câu 8: Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hamlet thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần là gì?

Trả lời:

– Nhận xét: tâm trạng của Hamlet dường như rất hỗn loạn. Chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất, chính xác nhất.

– Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống – đó là vấn đề… quý hơn?” + Phần 1: Từ “Sống, hay không sống – đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Từ tiếp đến “chưa hề biết tới?”. + Phần 2: Từ tiếp đến “chưa hề biết tới?”.

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hamlet

+ Phần 3: Còn lại + Phần 3: Còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hamlet trong hoàn cảnh éo le của chính mình

Câu 9: Phân tích ý thức của Hamlet về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hamlet sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh mang sau khi chết”?

Trả lời:

– Nhận thức của Hamlet về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu:

+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí… + Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.  + Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

– Theo em, Hamlet sợ “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết đó là sau khi chết đi, Hamlet được gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hamlet chưa trả thù được cho họ. Nó có thể là những lời trách cứ khiến con người không được yên, trách nhiệm chưa gánh vác xong, đó được coi là một thất bại triệt để của cuộc sống khi lựa chọn cái chết thay vì thực hiện trách nhiệm của mình.

Câu 10: Hamlet đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình? Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết Hamlet đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề.

Trả lời:

– Hamlet tự nhận thức được vào sự do dự của bản thân mình. Nguyên nhân của tình trạng do dự xuất phát từ nhận thức của bản thân Hamlet, bởi tấm lòng cao thượng và đầy nhân nghĩa của chàng. Chàng băn khoăn không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu khiến nhiều người phải lầm than. Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?

– Cuối cùng, khi nghĩ về cái chết, một cái chết dang dở đầy vô nghĩa, Hamlet đã quyết định biến mọi sự khổ đau thành động lực, gánh vác trách nhiệm của mình, phải tiếp tục đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu xa, giải thoát cho cuộc sống của mọi người dù cho có phải tạo ra một cuộc gió tanh mưa máu, chàng cũng nhất định phải hành động, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Câu 11: Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

– Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy! Thị cong cớn:

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.

Trả lời:

Để phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích, cần chú ý: – Các từ hồ gọi trong lời nhân vật: Kìa; Này, ... ơi; ... nhỉ,..

– Các từ tình thái trong lời nhân vật: Có khối... đấy, đấy, Thật đấy,...

– Các kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: Có... thì, Đã... thì...

– Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói: mấy (giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy,...

– Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít,...

Câu 12: Hãy khái quát về giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Trả lời:

– Để xã hội tồn tại và phát triển, con người cần phải giao tiếp.

– Con người có thể giao tiếp bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (điệu bộ, kí hiệu, hình vẽ, âm nhạc, v.v.). Trong đó, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.

– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Hoạt động này bao gồm hai quá trình: tạo lập văn bản lĩnh hội văn bản. Tạo lập văn bản chính là nói hoặc viết để truyền đạt thông tin. Lĩnh hội văn bản chính là nghe hoặc đọc để tiếp nhận thông tin.

– Có thể thấy trong văn bản có hai loại thông tin chính: thông tin miêu tả và thông tin liên cá nhân. Thông tin miêu tả là những thông tin về một đối tượng, một thế giới nào đó, hiện thực hoặc tưởng tượng. Còn thông tin liền cá nhân là những thông tin thể hiện quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, được thể hiện kèm theo thông tin miêu tả. Trong giao tiếp, hai loại thông tin này đều quan trọng. Tuy nhiên, tuỳ theo tình huống giao tiếp cụ thể mà loại thông tin này hoặc loại thông tin kia có thể trội hơn, đóng vai trò chính. Chẳng hạn, đối với một bản tin dự báo thời tiết thì thông tin miêu tả là quan trọng, nhưng đối với câu chuyện giữa hai người mới quen nhau ở bến đợi xe buýt thì thông tin liên cá nhân thường quan trọng hơn, trong trường hợp này, người ta nói về thời tiết, về sự kiện A, sự kiện B,... có thể cốt chỉ để thể hiện một sự quan tâm đến nhau, muốn gây thiện cảm với nhau.

Câu 13: Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hamlet. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Trả lời:

– Bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hamlet được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân giữa một bên là sống vì bản thân mình, một bên là sống vì trách nhiệm. Thật khó để cân bằng cả hai.

– Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột như vậy vẫn còn tồn tại nhưng nó luôn được chuyển hóa linh hoạt. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn, đôi khi họ không có thời gian để sống cho chính mình mà chỉ sống vì trách nhiệm.

– Một ví dụ điển hình có thể kể đến như những người đi làm. Có lẽ ai cũng muốn có thời gian để đi chơi, để đi du lịch, sống vì bản thân nhưng vì họ phải lo cho gia đình, con cái nên phải từ bỏ cuộc sống theo ý mình, làm việc, kiếm tiền với hy vọng về một cuộc sống khá giả hơn, con cái no ấm, hạnh phúc. Nhưng đổi lại, nó mang đến cho họ một niềm hạnh phúc khác, đó là niềm hạnh phúc con cái mạnh khỏe, cuộc sống ấm no và cảm thấy ranh giới giữa vì bản thân và vì trách nhiệm dần mờ đi bởi họ đã tìm được một niềm hạnh phúc khác. Suy nghĩ đó sẽ giúp họ từ bỏ được cuộc sống vị kỷ của bản thân, suy nghĩ thoáng ra và làm được nhiều việc ý nghĩa hơn.

Câu 14: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Sống hay không sống - Đó là vấn đề

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Tác phẩm phản ánh chế độ dã man thời trung cổ. Qua nhân vật Hamlet, có thể thấy được một hiện thực khốc liệt trong một xã hội đầy hoang mang lo âu. Tác giả đã gửi đến bạn đọc thông điệp: Dù trước hoàn cảnh gì thì con người cũng phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình. 

Câu 15: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Sống hay không sống - Đó là vấn đề

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật:

 Tác giả đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật độc ác và thiện lương qua tình huống truyện, tạo nên nhiều nhân vật chân thật mà như đời thực bước ra vậy. Những nhân vật đó mang nhiều ý nghĩa vượt ra khỏi giới hạn của thời gian và không gian.

Câu 17:  Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Sống hay không sống - Đó là vấn đề

Trả lời:

Đoạn trích Sống hay không sống? Đó là vấn đề thuộc Hồi thứ III trong vở kịch Hamlet. Nội dung chính của đoạn trích cũng chính là nói lên nhân vật có sức chịu đựng hay không để vùng lên phá tan nhà ngục để mang lại sự tự do cho con người.

Câu 18: Từ việc đọc văn bản Sống hay không sống - Đó là vấn đề và Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch?

Trả lời:

Một số lưu ý như:

- Cần đọc kĩ từ 2-3 lần. - Cần đọc kĩ từ 2-3 lần.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật. - Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật.

- Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản. - Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

- Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm. - Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 19: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về con người Hamlet được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

Trả lời:

Theo em, Hamlet là một người chuẩn mực, tài giỏi, đặc biệt chàng là một người có trách nhiệm. Dù cuộc sống của chàng có đầy rẫy khổ đau, bất hạnh, chàng vẫn mạnh mẽ, mưu trí để vượt qua nó một cách hoàn hảo và ít thương tổn nhất. Chàng cũng muốn có cuộc sống của riêng mình và đã từng có suy nghĩ từ bỏ. Nhưng nhìn ngoài kia, những người đang đau khổ vì cái ác, sự bất công của xã hội, sự đàn áp của kẻ xấu xa khiến chàng không thể sống cuộc sống cho riêng mình. Chàng đặt trách nhiệm cho mình, phải giải phóng bản thân, con người ra khỏi bể khổ này, đó cũng chính là cách chàng tự giải phóng cho chính mình. Đó là tính cách của một con người quật cường, luôn kiếm tìm ánh sáng cho chính mình và chúng ta nên học tập tính cách, tinh thần lạc quan và quật cường của Hamlet.

Câu 20: Xác định những lỗi trong câu (thuộc văn bản viết) sau đây và chữa cho đúng:

Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi một lò nổi tiếng ở đường Nguyễn Văn Cừ Cần Thơ bắt đầu nhận “đơn đặt hàng” tới tấp mà theo lời chủ nhân: “Chắc số lượng tăng gần gấp đôi năm rồi”.

Trả lời:

– Câu văn lộn xộn, ý không mạch lạc, rõ ràng, viết mà như nói. Nhưng nếu nói thì còn có sự hỗ trợ của ngữ cảnh, của giọng điệu, cử chỉ; còn trong văn viết thì không có sự hỗ trợ ấy nên câu văn khó hiểu.

Có thể chữa lại như sau:

Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi được một lò ở đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Cần Thơ đặt hàng tới tấp. Hiện nay lò bánh đó đã đặt hàng với “số lượng chắc gần gấp đôi năm rồi”, theo lời ông chủ lò.

Câu 21: Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Trả lời:

Những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc hai bên có thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, do giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời, mau lẹ nên các phương tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong khi đó, người nghe cũng phải tiếp nhận lĩnh hội nhanh nên cũng ít có điều kiện suy ngẫm và phân tích. Ngôn ngữ nói trong văn học là một yếu tố quan trọng để khắc hoạ đặc điểm, tính cách của nhân vật và thúc đẩy tiến trình của câu chuyện. - Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc hai bên có thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, do giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời, mau lẹ nên các phương tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong khi đó, người nghe cũng phải tiếp nhận lĩnh hội nhanh nên cũng ít có điều kiện suy ngẫm và phân tích. Ngôn ngữ nói trong văn học là một yếu tố quan trọng để khắc hoạ đặc điểm, tính cách của nhân vật và thúc đẩy tiến trình của câu chuyện.

- So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Trong khi đó, người đọc cũng có điều kiện đọc đi đọc lại, phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản. Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết thì cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. Đồng thời giao tiếp theo hình thức này thường nảy sinh những thắc mắc nhưng những thắc mắc ấy lại không thể giải quyết được tức thì. Ngôn ngữ viết trong văn học đặc biệt hữu dụng trong việc mô tả, kể, thuyết minh, bình luận một cách có tổ chức và hướng câu chuyện đi theo mong muốn của tác giả.  - So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Trong khi đó, người đọc cũng có điều kiện đọc đi đọc lại, phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản. Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết thì cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. Đồng thời giao tiếp theo hình thức này thường nảy sinh những thắc mắc nhưng những thắc mắc ấy lại không thể giải quyết được tức thì. Ngôn ngữ viết trong văn học đặc biệt hữu dụng trong việc mô tả, kể, thuyết minh, bình luận một cách có tổ chức và hướng câu chuyện đi theo mong muốn của tác giả.

Câu 22: Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”

Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, em hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.

Trả lời:

– Đây là phần cuối của lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô do chính Nguyễn Huy Tưởng viết ngày 6 tháng 2 năm 1942, sau khoảng một năm viết xong tác phẩm.

Tựa là thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm. Qua lời đề tựa trên, Nguyễn Huy Tưởng đã chân thành bộc lộ nỗi băn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Và ông thú nhận "ta chẳng biết", tức là không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng. Qua vở kịch, có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mùng, vừa nên tiếc. Đồng thời, nhà văn khẳng định: "Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm", tức là vì cảm phục "tài trời", nhạy cảm với bi kịch của những tài năng siêu việt.

Câu 24: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muốn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân thể hiện ở Hồi V của vở kịch có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Trong lời đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch, chính Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?", "Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải [...] – Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết – Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Các mâu thuẫn nói chung thường chỉ có thể giải quyết bằng hai cách: hoặc bằng cách triệt tiêu (phủ định dứt khoát hẳn một phía, để thắng lợi cho phía kia), hoặc bằng cách hoà giải (điều hoà, cải biến cả hai phía). Chẳng hạn, với mâu thuẫn thứ nhất, nhân dân nổi dậy giết bạo chúa là xong (triệt tiêu), nhưng mâu thuẫn thứ hai chỉ có thể giải quyết theo cách hoà giải. Thế mà xem ra đã không có một cuộc hoà giải nào (cơ hội duy nhất để chờ hoà giải là Vũ Như Tô phải tạm thời trốn đi, chờ thời. Nhưng Vũ Như Tô vừa mù quáng vừa cố chấp nên cơ hội này bị bỏ qua). Ở đây, nhân dân còn hồ đồ, mù quáng hơn cả Vũ Như Tô, họ những tưởng đốt xong Cửu Trùng Đài là xong xuôi mọi sự. Cửu Trùng Đài bị đốt, nhưng Vũ Như Tô vẫn không hiểu gì và không hề quan tâm đến lợi ích thiết thực của nhân dân. Ông đi ra pháp trường bình thản nhận cái chết, cũng như Đan Thiềm bị coi như một kẻ thù sẽ bị xử giảo, coi như giá trị lớn bị huỷ diệt. Hai giá trị – Cái Đẹp và Cái Thiện đã không thể điều hoà, chung sống với nhau. Cái Đẹp bị tiêu diệt thì Cái Thiện cũng không còn đất sống.

– Mâu thuẫn và tính không dứt khoát trong cách giải quyết mâu thuẫn này được thể hiện tập trung trong hồi cuối của vở kịch. Cửu Trùng Đài sụp đổ và bị đốt cháy, nhân dân trước sau vẫn không hiểu gì về việc sáng tạo của nghệ sĩ. Trước, họ nguyền rủa việc xây dựng Cửu Trùng Đài, giờ đây, họ hả hê đốt phá. Họ càng không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như "mộng lớn" của hai nhân vật – hiện thân cho Tài – Sắc này. Về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô bằng lời khuyên của nàng, mặc dù trong mắt Vũ Như Tô, nàng là người tri kỉ, đồng bệnh, lại là "viên ngọc quý", "trí sáng như vầng nhật nguyệt". Vũ Như Tô vẫn không thể, không bao giờ hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn. Nếu Vũ Như Tô nghe lời, trốn đi thì có thể mâu thuẫn sẽ giải quyết theo một hướng khác chăng?

Thực ra, đây là mâu thuẫn mà có lẽ không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thoả được. Bởi vì nó mang tính phổ quát và mang tầm nhân loại: thực chất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa Cái Đẹp (thuần tuý, siêu đẳng) và Cái Thiện trong một số hoàn cảnh, trường hợp đặc biệt. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được ổn thoả khi đời sống tinh thần của nhân dân, nhu cầu về Cái Đẹp được nâng cao lên.

Với một đề tựa như thế, đủ để biết từ trong ý đồ nghệ thuật cho đến việc thể hiện ý đồ ấy, nhà văn đã tạo ra một suy tư lơ lửng, mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân. Việc giải quyết ổn thoả mâu thuẫn này phải nhờ vào lịch sử và sự giác ngộ của cả nghệ sĩ và nhân dân.

Câu 25: Bên cạnh những lời thoại đầy kịch tính của nhân vật, các chú thích nghệ thuật của tác giả (in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn) trong đoạn trích trên có giá trị như thế nào?

Trả lời:

Ví dụ một đoạn thoại trong lớp cuối cùng của vở kịch.

– Trong lớp này, trực tiếp tham gia vào hành động trên sân khấu có các nhân vật: Vũ Như Tô, Ngô Hạch, lũ quân, quân sĩ. Kịch tính ở đây chủ yếu được biểu hiện thông qua các lời thoại (gồm cả đối thoại và độc thoại) giữa hai thế lực đối nghịch: một bên là quân phản loạn, nhân danh sức mạnh quyền lợi của dân chúng mà đốt phá, truy diệt phe đảng của vương triều cũ; một bên là người thợ cả lừng danh, nhân danh hoài bão nghệ thuật cao đẹp mà xây đài cho bạo chúa.

– Bên cạnh các lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu được sử dụng để tạo dựng tình huống, bối cảnh cho diễn xuất. Chẳng hạn, lời LŨ QUÂN – "... Cửu Trùng Đài sắp là một đống tro tàn!”; chú thích nghệ thuật: "(Chợt có ánh lửa sáng rực, cả tàn than, bụi khói bay vào)”; và "VŨ NHƯ TÔ (nhìn ra, rú lên) – Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! (có tiếng hô vui vẻ: "Cửu Trùng Đài đã cháy!"); QUÂN SĨ – Thực đáng ăn mừng. VŨ NHƯ TÔ (chua chát) – Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!".

Câu 26: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo em, nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?

Trả lời:

– Mâu thuẫn thứ nhất: Mâu thuẫn giữa nhân dân khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng với phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc đã được tác giả giải quyết dứt khoát theo quan điểm của nhân dân. Bạo chúa Lê Tương Dực bị giết; Nguyễn Vũ – đại thần của y – tự sát; đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ,

bắt bớ.

– Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở chỗ Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội. Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân Lê Tương Dực nhưng lại muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình, trong thực tế, đã vô tình gây thêm nỗi khốn khổ cho nhân dân. Vũ Như Tô có tội hay là có công? "Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?" Đó là những câu hỏi đầy day dứt mà chính tác giả cũng không thể giải quyết một cách rạch ròi, dứt khoát. Tác giả đã trực tiếp bày tỏ nỗi băn khoăn của mình qua lời đề từ: "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?", "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Cách nêu vấn đề của tác giả như vậy là hợp lí. Bởi lẽ, chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lại thuộc về quần chúng nhân dân.

Câu 27: Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào khi miêu tả hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?

Trả lời:

– Đây là vấn đề thú vị nhưng rõ ràng không đơn giản. Bởi vì, trong khi bàn bạc, trao đổi, một mặt, ta cần phân biệt thái độ, cảm hứng và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn qua hình tượng nhân vật ấy. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, thái độ và cách đánh giá của Nguyễn Huy Tưởng đối với các nhân vật chắc chắn cũng không luôn luôn đồng nhất với thái độ, cách đánh giá của các nhân vật ấy đối với nhân vật khác và đối với chính mình.

– Có thể hiểu thái độ, cách đánh giá của Nguyễn Huy Tưởng về Vũ Như Tô qua thái độ, cách đánh giá của Đan Thiềm đối với nhân vật này ("Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm"). Đan Thiềm cảm phục, trân trọng Vũ Như Tô nồng nhiệt đến quên mình. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng cũng thận trọng, tỉnh táo nhận ra Vũ Như Tô chỉ là người tài, chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp mà Vũ Như Tô có thể tạo ra là tuyệt mĩ mà không tuyệt thiện. Chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia thuộc về đời sống của dân chúng. Như vậy, nói chung Vũ Như Tô và Đan Thiềm là tính cách đa diện, phức tạp. Thái độ nhà văn, chủ yếu là trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão, cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, không thể là thái độ ngợi ca một chiều và có những chỗ ông không đồng tình với nhân vật của mình.

Câu 28: Nhận xét về ngôn ngữ kịch của Nguyễn Huy Tưởng qua đoạn trích.

Trả lời:

Có thể nêu nhận xét về ngôn ngữ kịch của Nguyễn Huy Tưởng qua đoạn trích theo mấy ý chính sau:

a) Ngôn ngữ kịch Nguyễn Huy Tưởng có tính tổng hợp, tính hành động – biểu cảm rất cao, nhờ vậy có tác dụng rõ rệt trong việc khắc hoạ tính cách, diễn tả tâm lí, dẫn dắt xung đột kịch, tạo nên một bức tranh hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của lịch sử cũng như số phận con người.

b) Nhịp điệu kịch được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói – hành động.

– Lời văn nghệ thuật ở đây như ghi lại và làm sống dậy những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội vào từ hậu trường, phản ánh cục diện tình hình nguy cấp, điên đảo, nhưng chỉ qua mấy lời chú thích nghệ thuật hàm súc của tác giả.

c) Các lời thoại của nhân vật thực sự thể hiện cá tính, tâm lí, tính cách của họ, nhất là lời của Vũ Như Tô, Đan Thiềm.

Câu 29: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Chí khí anh hùng

Trả lời:

Giá trị nội dung

  • Đoạn trích đã ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu”. Bởi trong xã hội xưa, đã là người con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách.
  • Lí tưởng hóa người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. Người anh hùng Từ Hải chính là kẻ phi thường, là người xuất chúng làm nên sự nghiệp lớn lao như “bằng nay bốn bể là nhà”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Chỉ khi thành nghiệp lớn, Từ Hải mới là người anh hùng xứng đáng với Kiều.
  • Tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng vào tương lai. Từ Hải và Thúy Kiều không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà nó đã trở thành “tâm phúc tương tri”, hiểu nhau sâu sắc, nàng hiểu ta cũng như ta hiểu nàng.

Câu 30: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Chí khí anh hùng

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - bút pháp đặc trưng của văn học trung đại, với hình ảnh “bốn bể”, chim bằng...lấy cái bao la, rộng lớn của vũ trụ để hình dung về khao khát làm nên sự nghiệp lớn của Từ Hải
  • Cách đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin, đầy bản lĩnh, ý chí của một trang nam tử, một đại hảo hản xưa nay hiếm gặp của Từ Hải

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay