Câu hỏi tự luận ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 7: Những điều trông thấy (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Những điều trông thấy (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP BÀI 7. NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (PHẦN 2)
Câu 1: Chỉ ra tác dụng của phép đối trong những câu sau:
a) Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
b) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (Trần Quốc Tuấn)
c) Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Trả lời:
a) Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
b) Gợi sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn.
c) Câu tục ngữ dùng để so sánh mối quan hệ đối xử tốt đẹp với hàng xóm làng giềng, anh em họ hàng thân thích nhưng ở xa nên không có điều kiện giúp đỡ.
Câu 2: Xác định phép đối trong những câu thơ sau:
a) Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
b) Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
c) Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em
Trả lời:
a) Đối giữa hai vế của câu
b) Đối giữa hai vế của câu bát
c) Đối nghĩa giữa hai câu thơ
Câu 3: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:
a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm)
b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Hồ Chí Minh)
Trả lời:
a) Trong đoạn thơ của Chinh phụ ngâm có dùng phép điệp nhiều lần (cùng, thấy, ngàn dâu,…), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp ; từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng : diễn tả sự cách xa đôi ngả, không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.
b) Trong lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng,…), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến bách thắng của quân đội.
Câu 4: Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:
a) Khúc sống bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
(Ca dao)
b) Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng, lòng ngao ngán lòng.
c) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Trả lời:
a) Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
b) Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.
c) Phép đối có ở từng cặp câu văn tế ; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.
Câu 5: Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Trao duyên”?
Trả lời:
- Gọi là “Trao duyên” nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn. - Gọi là “Trao duyên” nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn.
- “Trao duyên” ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình. - “Trao duyên” ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.
Câu 6: Nêu bố cục của bài Trao Duyên và xác định nội dung từng phần đó?
Trả lời:
Phần 1: 12 câu thơ đầu: Hoàn cảnh khi Kiều mở lời “trao duyên” cho Thúy Vân.
Phần 2: 12 câu thơ tiếp: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
Phần 3: 14 câu thơ tiếp: Kiều trao kỉ vật dặn dò.
Phần 4: Còn lại: Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.
Câu 7: Vì sao Kiều cho mình là người “mệnh bạc” trong đoạn trích Trao duyên?
Trả lời:
- Kiều tự coi mình là người mệnh bạc, người có số phận bạc bẽo, đầy bất hạnh không thoát ra được và nó giống như định mệnh. - Kiều tự coi mình là người mệnh bạc, người có số phận bạc bẽo, đầy bất hạnh không thoát ra được và nó giống như định mệnh.
- Kiều thổn thức về tương lai mù mịt của mình - Kiều thổn thức về tương lai mù mịt của mình
- Tưởng tượng ra cảnh chết chóc nhưng mang nặng lời thề - Tưởng tượng ra cảnh chết chóc nhưng mang nặng lời thề
- Tự dằn vặt, ai oán, nửa tỉnh nửa mê. - Tự dằn vặt, ai oán, nửa tỉnh nửa mê.
Câu 8: Trong đoạn trích Trao duyên, Kiều hướng đến tình yêu và Kim Trọng trong tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng với nỗi đau mất mát quẩn quanh không thể hàn gắn được: trâm gãy, bình tan, thân phận của mình thì bạc như vôi, như hoa trôi nước chảy, … tất cả đang dang dở, đổ vỡ hết.
Câu 9: Nêu giá trị nội dung trong đoạn trích Trao duyên?
Trả lời:
- Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn. - Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
- Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được. - Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.
Câu 10: Xác định bố cục của bài thơ Độc tiểu thanh kí. Nêu nội dung của phần vừa xác định?
Trả lời:
Gồm 4 phần theo lối: Đề, thực, luận, kết
- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc được thành phần dư cảo của Tiểu Thanh để lại. - Hai câu đề: Nguyễn Du đọc được thành phần dư cảo của Tiểu Thanh để lại.
- Hai câu thực: Số phận tài hoa, bạc mệnh của nàng - Hai câu thực: Số phận tài hoa, bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu luận: Niềm cảm thương của tác giả dành cho Tiểu Thanh. - Hai câu luận: Niềm cảm thương của tác giả dành cho Tiểu Thanh.
- Hai câu kết: Niềm thương xót cho chính mình của nhà thơ. - Hai câu kết: Niềm thương xót cho chính mình của nhà thơ.
Câu 11: Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh?
Trả lời:
- Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nàng là người rất thông minh và nhiều tài nghệ - Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nàng là người rất thông minh và nhiều tài nghệ
- Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn núi thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ, từ. Nàng lâm bệnh mất lúc 18 tuổi. Tập thơ từ nàng để lại người vợ cả đem đốt. May mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta khắc in số thơ đó, đặt tên là phần dư. - Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn núi thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ, từ. Nàng lâm bệnh mất lúc 18 tuổi. Tập thơ từ nàng để lại người vợ cả đem đốt. May mắn có một số bài thơ còn sót lại. Người ta khắc in số thơ đó, đặt tên là phần dư.
→ Là người con gái tài sắc, bạc mệnh
Câu 12: Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” trong bài Độc “Tiểu Thanh kí” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây có nghĩa là gì? Tại sao tác giả chi là không thể hỏi trời được?
Trả lời:
Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh.
+ Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả + Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả
– Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh (chữ tài gần với chữ tai một vần).
+ Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du… + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…
+ Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời. + Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.
– Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.
à Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.
Câu 13: Ý nghĩa của bài Độc Tiểu Thanh kí là gì?
Trả lời:
Bài thơ thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du trước cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh và tâm sự u uất của nhà thơ về cuộc đời và xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Câu 14: Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề Độc Tiểu Thanh ký
Trả lời:
- - Độc: Đọc
- - Kí: ở phía sau thường chỉ những tác phẩm văn học bằng văn xuôi.
- - Tiểu Thanh kí là câu chuyện viết về nàng Tiểu Thanh.
- Tiểu Thanh ở đây là nhân vật trong tác phẩm, lúc sinh thời cô có làm thơ, khi chết những bài thơ ấy đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một ít trang. Người đời thương tiếc đem khắc in gọi là “phần dư” gồm 11 bài. - Tiểu Thanh ở đây là nhân vật trong tác phẩm, lúc sinh thời cô có làm thơ, khi chết những bài thơ ấy đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một ít trang. Người đời thương tiếc đem khắc in gọi là “phần dư” gồm 11 bài.
- Nhưng Tiểu Thanh trong tác phẩm không phải là nhân vật hoàn toàn trùng khớp với Tiểu Thanh trong cuộc đời. Tiểu Thanh trong đời thực sinh năm 1594 mất 1612 còn Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, dù tính ra sao cũng không thể là “300 năm lẻ”. Ở đây cần lưu ý Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh kí thì mất năm 1492. Nguyễn Du khóc nàng 1813 nên nói 300 năm lẻ là đúng. - Nhưng Tiểu Thanh trong tác phẩm không phải là nhân vật hoàn toàn trùng khớp với Tiểu Thanh trong cuộc đời. Tiểu Thanh trong đời thực sinh năm 1594 mất 1612 còn Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, dù tính ra sao cũng không thể là “300 năm lẻ”. Ở đây cần lưu ý Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh kí thì mất năm 1492. Nguyễn Du khóc nàng 1813 nên nói 300 năm lẻ là đúng.
⇨ Vì thế có người đã cho rằng đặt tên cho nhân vật Tiểu Thanh tác giả muốn nhắn nhủ với độc giả rằng con người lụy tình sẽ có số phận thật hẩm hiu đáng thương (chữ TIỂU hợp với chữ THANH trong tiếng Hán là chữ TÌNH).
Câu 15: Trong những câu dưới đây, câu nào sử dụng biện pháp đối, câu nào sử dụng biện pháp điệp?
Trả lời:
a) Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
b) Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
c) Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát…
(Trần Đăng Khoa)
d) Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
(Tố Hữu)
Trả lời:
- Những câu có sử dụng phép đối là: - Những câu có sử dụng phép đối là:
+ Câu a) Các từ ngữ đối nhau có cùng loại với nhau + Câu a) Các từ ngữ đối nhau có cùng loại với nhau
+ Câu b) Các từ ngữ đối nhau trái nghĩa với nhau + Câu b) Các từ ngữ đối nhau trái nghĩa với nhau
- Những câu sử dụng phép điệp là: - Những câu sử dụng phép điệp là:
+ Câu c) điệp từ “có” liệt kê những yếu tố được kết tinh trong hạt gạo làng. Từ đó, thể hiện tình cảm trân trọng yêu quý hạt gạo của tác giả. + Câu c) điệp từ “có” liệt kê những yếu tố được kết tinh trong hạt gạo làng. Từ đó, thể hiện tình cảm trân trọng yêu quý hạt gạo của tác giả.
+ Câu d) điệp âm “đ” và âm “r” mô phỏng tiếng bước chân của một đội quân đông đảo và tiếng rung chuyển của đất dưới sức mạnh bước chân của đoàn người. + Câu d) điệp âm “đ” và âm “r” mô phỏng tiếng bước chân của một đội quân đông đảo và tiếng rung chuyển của đất dưới sức mạnh bước chân của đoàn người.
Câu 16: Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích Trao duyên.
Trả lời:
Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:
- Với Vân: Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng. - Với Vân: Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
à Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.
- Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim "phận bạc như vôi" và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là "nước chảy hoa trôi lỡ làng". - Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim "phận bạc như vôi" và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là "nước chảy hoa trôi lỡ làng".
- Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề - Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề
Câu 17: Trong bài thơ Trao duyên, Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình như thế nào?
Trả lời:
– Thuý Kiều đã dùng cách nói nhún nhường nhưng mang hàm nghĩa giao phó: cậy (rất khác với nhờ)…câu hỏi tu từ vẻ như ướm hỏi nhưng mang hàm ý bắt buộc.
– Thuý Kiều đã dùng nghi thức rất trang trọng: ngồi lên-lạy-thưa.
– Kiều sử dụng cách cậy nhờ vào tuổi thanh xuân của em (ngày xuân em hãy còn dài) qua đó ràng buộc Vân bằng lí- không thể từ chối.
– Kiều dựa vào tình máu mủ, quan hệ huyết thống (xót tình máu mủ) qua đó ràng buộc Vân bằng tình;
– Cuối cùng, nàng lấy chính cái chết của mình tỏ lòng biết ơn để Vân không thể thoái thác (Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây).
Câu 18: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Kính gửi cụ Nguyễn Du
Trả lời:
- Giá trị nội dung:
- Đoạn thơ cũng như cả bài thơ còn thể hiện được thái độ rất mực cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu. Nhà thơ tiếp tục phát triển, nâng cao các giá trị ấy trong thời đại mới
Câu 19: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Kính gửi cụ Nguyễn Du
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật:
- Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn thơ trích trên đây đã phần nào thể hiện cái hay đó ở các phương diện: thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ.
Câu 20: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh
Trả lời:
- Giá trị nội dung:
Đoạn trích kể lại truyện Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp khó tả của các nhân vật. Qua đoạn trích, ta thấy xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh". Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.
Câu 21: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật:
- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.
- Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.
Câu 22: Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm Lỡ làng chút phận thuyền quyên/ Bể sâu sóng cả có tuyền được vay? và cảnh ngộ, tâm trạng của chủ thể trữ tình trong các câu ca dao dưới đây có điểm gì gần gũi với nhau? Theo bạn, vì sao có sự gần gũi như vậy?
- Thân em như trái bần trôi - Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
- Lênh đênh một chiếc thuyền tình - Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết gửi mình về đâu?
Trả lời:
- Thúy Kiều và nhân vật trữ tình đều đại diện cho người phụ nữ thời kì phong kiến với số phận bị vùi dập, dẫm đạp, hành hạ bởi những hủ tục. Họ cảm thấy mình lạc lối trong con sóng đời, không biết điều gì sẽ đến và không biết phải làm sao để vượt qua những khó khăn này. - Thúy Kiều và nhân vật trữ tình đều đại diện cho người phụ nữ thời kì phong kiến với số phận bị vùi dập, dẫm đạp, hành hạ bởi những hủ tục. Họ cảm thấy mình lạc lối trong con sóng đời, không biết điều gì sẽ đến và không biết phải làm sao để vượt qua những khó khăn này.
- Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng. - Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.
- Theo em, xuất hiện sự gần gũi ấy bởi sự bế tắc, lạc lối và không biết điều gì sẽ đến với mình của những người phụ nữ thời phong kiến. Cả hai đều đang tìm kiếm lối thoát và hy vọng sẽ tìm được đường đi đúng đắn. - Theo em, xuất hiện sự gần gũi ấy bởi sự bế tắc, lạc lối và không biết điều gì sẽ đến với mình của những người phụ nữ thời phong kiến. Cả hai đều đang tìm kiếm lối thoát và hy vọng sẽ tìm được đường đi đúng đắn.
Câu 23: Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ khi bài Độc Tiểu Thanh kí khép lại?
Trả lời:
Cảm xúc của Nguyễn Du: sự cô đơn, đơn độc trong hiện tại, giữa cuộc đời này không người tri âm. Ông đau đớn, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế.
Câu 24: Em hãy xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí. Từ việc đọc hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, em hãy rú ra lưu ý khi đọc bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Từ sự đồng cảm, thương xót với số phận của Nguyễn Du đối số phận buồn đau của cô gái Tiểu Thanh, tác giả thể hiện được những cảm xúc, suy tư của tác giả về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc còn cảm nhận sâu sắc và trân trọng tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của tác giả Nguyễn Du. Đó là chủ nghĩa nhân đạo xuyên suốt tác phẩm. - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Từ sự đồng cảm, thương xót với số phận của Nguyễn Du đối số phận buồn đau của cô gái Tiểu Thanh, tác giả thể hiện được những cảm xúc, suy tư của tác giả về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, người đọc còn cảm nhận sâu sắc và trân trọng tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của tác giả Nguyễn Du. Đó là chủ nghĩa nhân đạo xuyên suốt tác phẩm.
- Những lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du: - Những lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du:
+Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử - văn hóa thời điểm bài thơ được sáng tác → Từ đó người đọc có thể hiểu được những cảm xúc, tư tưởng mà Nguyễn Du gửi gắm trong nội dung bài thơ. +Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử - văn hóa thời điểm bài thơ được sáng tác → Từ đó người đọc có thể hiểu được những cảm xúc, tư tưởng mà Nguyễn Du gửi gắm trong nội dung bài thơ.
+ Đọc và hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của từng câu, từng câu thơ. Đồng thời nắm rõ những ngôn ngữ và biểu tượng được sử dụng trong bài thơ + Đọc và hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của từng câu, từng câu thơ. Đồng thời nắm rõ những ngôn ngữ và biểu tượng được sử dụng trong bài thơ
+ Tìm hiểu và đối chiếu với các bài thơ của những nhà thơ khác cùng thời và cùng nền văn hóa: Việc so sánh và đối chiếu giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du và cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa, nền văn minh của thời đại đó. + Tìm hiểu và đối chiếu với các bài thơ của những nhà thơ khác cùng thời và cùng nền văn hóa: Việc so sánh và đối chiếu giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du và cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa, nền văn minh của thời đại đó.
Câu 25: Mối liên hệ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân phản ánh qui luật phát triển chung của các nền văn học trung đại trên thế giới. Điều đặc biệt là, từ nguồn chất liệu văn mượn của một tác phẩm, thiên tài Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác. Qua đoạn trích Trao Duyên hãy so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cho thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du?
Trả lời:
Trong Truyện Kiều, sự kiện Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả trong một tình huống mới, khác hẳn so với Kim Vân Kiều truyện. Thanh Tâm Tài Nhân để cho việc trao duyên diễn ra ngay sau quyết định bán mình, đan xen cùng nhiều sự kiện khác và kéo dài trong suốt ba hồi (trên tổng số 20 hồi). Khi đó, Vương ông và Vương Quan vẫn bị bọn công sai đưa đi; Vương bà phải theo chúng để biết lối mang cơm nước. Còn lại hai chị em, Thuý Kiều lập tức bày tỏ nỗi lòng với Thuý Vân; mời em ngồi lên lạy tạ “nhờ em đền bồi thay chị” và gắng vượt qua nỗi đau khổ để viết thư từ biệt Kim Trọng. Bởi vì nàng liệu trước được cảnh ngộ của mình: “Mẹ trở về, mụ mối tất cũng đến. Việc này liên quan đến chuyện trộm cướp, chắc rằng trong vùng không ai dám lấy chị, nhất định phải là người xa. Họ cưới rồi tất giục đi ngay. Lúc bấy giờ ruột gan rối bời, dù muốn viết để lại nửa chữ cũng không thể viết”. Dẫu nhiều lúc khóc gọi Kim Trọng; mấy lần đau đớn đến ngất đi nhưng khi tỉnh lại Thuý Kiều vẫn bình tĩnh, chủ động, can trường như một đấng nam nhi. Mụ mối đưa Mã Giám Sinh tới, nàng tự đứng ra mặc cả bán mình, thu xếp các thủ tục mua bán, tự viết hôn thư. Nàng nhận bạc còn đem cân lại, thấy thiếu năm lạng, bắt họ Mã phải “bù thêm cho đủ số”... Quan sát những hành động đó, người đọc tất nhiên thán phục trước “cái tài nhìn đời sáng suốt, làm việc quyết đoán” song không khỏi cảm thấy sự khiên cưỡng của tác giả trong cách miêu tả hành động, tâm lí nhân vật. Nó không thực sự phù hợp với một cô gái trẻ sinh ra, lớn lên trong khung cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” lần đầu tiên phải đối mặt với những biến cố dữ dội, kinh hoàng. Hơn nữa, ngay trong lúc mọi việc còn ngổn ngang, rối bời, còn phải lo lắng cho số phận của cha và em như thế, thật khó có thể nghĩ và tính toán chu toàn cho mình, cho người yêu...
Câu 26: Phân tích tác phẩm Độc "Tiểu Thanh kí".
Trả lời:
“Độc Tiểu Thanh ký” là một câu chuyện đời được kể bằng mấy câu thơ cô đọng hàm súc của Nguyễn Du. Có thể coi đây là bài thơ bằng chữ Hán hay nhất của ông in trong tập Thanh hiên thi tập. Bài thơ chính là tiếng lòng tiếc thương, xót xa cho số phận của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh.
Bài thơ độc Tiểu Thanh ký được lấy cảm hứng từ câu chuyện cảm động của người con gái sống vào đầu đời nhà Minh. Nhưng vì gia cảnh nghèo khó, éo len nên nàng được gả vào một gia đình giàu có, làm lẽ đến hết đời. Tuy nhiên vợ cả ghen tuông nên đã cho nàng ở tách biệt trong ngôi nhà ở núi Cô Sơn. Trong những năm tháng sống ở đó, bà đã có hàng trăm bài thơ thổ lộ nỗi niềm, tình cảnh cô đơn lẻ bóng của mình. Ít lâu sau đó, nàng vì quá buồn bã mà chết trong lúc tuổi đời còn quá trẻ. Vợ cả đã đốt đi hết những bài thơ nàng viết, tuy nhiên còn sót lại một số bài, mà sau này người ta bảo chép lại và đặt tên là “Phần dư” để ghi chép lại cuộc đời đầy oan nghiệt của nàng.
Nguyễn Du khi bắt gặp những bài thơ ấy đã nảy sinh lòng trắc ẩn, xót thương cho thân phận tài hoa bạc mệnh. Và qua nhân vật này, ông phản chiếu vào cuộc đời mình, nhận ra cuộc đời có quá nhiều bất công, khổ ải.
Nguyễn Du đã mở đầu bài thơ bằng cách gợi ra không gian nơi nàng Tiểu Thanh từng sống:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Hai câu thơ có sức gợi, sức ám ảnh rất lớn, khiến người đọc tưởng tượng ra không gian, khung cảnh rất xa xa – nơi người con gái bạc mệnh đã từng sống. Tây Hồ là nơi cảnh đẹp hữu tình nhưng lại hóa gò hoang vắng, heo hút vì có người con gái mãi mãi chôn vùi tuổi thanh xuân của mình ở đây.
Những tâm sự chồng chất ấy, nàng đã giãi bày qua những vần thơ đẫm nước mắt. Hình ảnh người con gái có chồng cũng như không, một mình vò võ, “thổn thức” bên song cửa sổ với những mảnh giấy tàn viết nên tâm sự đau lòng. Không còn gì buồn và thê thảm hơn khi “có chồng hờ hững cũng như không”. Cuộc đời của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến dường như đều bị chà đạp như thế.
Nguyễn Du có cảm giác như mảnh giấy tàn ấy vẫn còn vương vấn linh hồn của nàng, còn phảng phất cho đến tận bây giờ.
Ông xót xa cho thân phận bạc mệnh đó
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Hai câu thơ này đã toát lên sự xót xa, chua xót đến tột độ của Nguyễn Du khi nghĩ đến người con gái mệnh bạc ấy. Đã 300 năm trôi qua nhưng hình ảnh của nàng vẫn còn vương vấn, khiến người đòi về sau không khỏi xót thương. Tác giả dùng từ « son phấn » để chỉ nhan sắc của người con gái dù có xinh đẹp bao nhiêu thì cũng bị vùi dập, chà đạp không tiếc thương, cuối cùng đành ôm hận mà chết. Những trang thơ mà nàng viết, bị người ta đốt cháy hết thì nó vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Hai câu luận đã thể hiện được sự đồng cảm, xót xa cho thân phận tài hoa này :
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Hai câu thơ cất lên đầy sự tuyệt vọng, ai oán và u sầu nặng nề. Hỏi trời cao, trời không thấu, trách kẻ bạc tình, người không hay. Nguyễn Du thốt lên một câu hỏi đầy chua xót nhưng nhận về mình nhiều khổ đau. Những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp từ xưa đến nay dường như đã mang trong mình cái « án » oan nghiệt, không thể rũ bỏ được.Hay chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào bước đường cùng nhiều chua cay như thế này.
Và ở hai câu kết, tác giả đã vận vào bản thân mình, vận sự bạc mệnh của người phụ nữ tài hoa ấy
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Một câu hỏi tu từ đầy ngậm ngùi và chua xót khi nghĩ đến cảnh mình sau 300 năm nữa. Tiểu Thanh sau 300 năm vẫn khiến người đọc xót xa, day dứt, nhưng liệu rằng mình có còn được như thế, hay hóa thành cát bụi.
Câu hỏi đậm giá trị nhân văn, ông muốn hỏi dò tâm ý của mọi người khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ như thế nào. Từ số kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, ông đã liên tưởng đến cuộc đời nhiều sóng gió của bản thân mình. Câu thơ còn khiến cho người đọc phải nghĩ, phải day dứt và xót xa trăm nghìn lần.
Bài thơ “Độc tiểu thanh ký” của Nguyễn Du là một kiệt tác để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm thương cảm về số phận bất hạnh của nhiều người trong xã hội, lên án xã hội chà đạp lên nhân phẩm của họ.
Câu 27: Phân tích tác phẩm Kính gửi cụ Nguyễn Du.
Trả lời:
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Kiều. Kiệt tác này là một bài ca mới về giá trị nhân bản, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương. Chính vì thế mà ngay trong thời kì cả nước ta chống Mĩ, giữa tuyến lửa ác liệt nhất của miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết định tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh của đại thi hào (1765 - 1965). Nhân dịp này, cùng với chuyến đi vào các tỉnh miền Trung tháng 10 và 11-1965, được vinh dự đi qua quê hương Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài Kính gửi cụ Nguyễn Du. Đây là đoạn thơ gồm 8 câu đầu trong bài thơ này:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
“Nửa đêm” là cụm từ phiếm chỉ thời gian, phảng phất hương vị ca dao - dân ca. Nhưng “nửa đêm” là thời điểm vắng lặng, yên tĩnh dễ khiến con người lắng đọng tâm hồn mình để tưởng nhớ, suy nghĩ những việc đã qua. Còn “ bâng khuâng’' là những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, dễ đưa tâm trạng con người đắm chìm trong quá khứ. Chính vì đi ngang qua huyện Nghi Xuân vào thời khắc “nửa đêm”,“bâng khuâng”, Tố Hữu đã khơi gợi được thế giới hình tượng của Truyện Kiều và đưa thẳng người đọc vào thời đại Nguyễn Du, tạo được âm hưởng chủ đạo cho bài thơ: Tiếp theo Tố Hữu bày tỏ nỗi niềm xúc động, thương yêu, cảm thông cho cảnh ngộ, số phận của Thúy Kiều và của tác giả Đoạn trường tân thanh:
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Trước hết là đối với nhân vật Thúy Kiều. Nàng là người con gái có tài sắc, nết na, đức hạnh vẹn toàn, có một tâm hồn rất tinh tế, thông tuệ, nhạy cảm. Vào độ tuổi xuân thì mơn mởn, nàng yêu Kim Trọng và hai người đã thề nguyền, đính ước với nhau. Mối tình của hai người càng mặn nồng và đầy hứa hẹn hạnh phúc lứa đôi. Thế nhưng thân phận của nàng gặp “đục” nhiều hơn “trong”. Ngay sau buổi “ chỉ non thề biển”, Kim Trọng đột ngột phải về Liêu Dương hộ tang chú. Liền sau đó, gia đình Kiều bỗng dưng bị thằng bán tơ vu oan, lâm cảnh nhà tan cửa nát.
Trước cơn gia biến, “ngổn ngang bên nghĩa bên tình” mà “hiếu” nặng hơn “tình”nên sẵn sàng hi sinh tình yêu, hạnh phúc cho sự yên ấm gia đình. Thúy Kiều phải đau đớn cậy Thúy Vân thay nàng giữ trọn lời nguyện ước với chàng Kim để bán mình lấy tiền cứu cha và em ra khỏi nanh vuốt của bọn lang sói. Mã Giám Sinh đã bỏ tiền ra mua nàng như mua một món hàng giữa chợ trời. Nhân phẩm, danh dự của nàng như bị lăng nhục một cách tàn nhẫn bởi một xã hội “người là chó sói của người”, “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Rơi vào tay Mã Giám Sinh, nàng chính thức trở thành “cánh bèo lênh đênh”, nàng bị đẩy vào chốn lầu xanh của mụ Tú bà. Bị đánh đập để thị uy, Thúy Kiều quyên sinh nhưng không chết. Sợ lỗ vốn, Tú bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích để tịnh dưỡng tinh thần, chờ cơ hội để thực hiện âm mưu mới. Mụ thuê gã Sở Khanh lừa Kiều đi trốn rồi đuổi bắt nàng trở lại sống kiếp lầu xanh. Thời gian sau, Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc và lấy nàng làm vợ lẽ. Dần dần, vợ Thúc Sinh biết chuyện, bày mưu bắt cóc nàng, đánh một trận đòn ghê gởm. Sau đó, nàng bị biến thành con đòi, đứa ở. Về sau, Hoạn Thư cho Kiều vào ngôi Chùa riêng của họ Hoạn có tên Quan Âm các. Thúc Sinh lén tới tư tình, bị Hoạn Thư bắt gặp, Kiều hoảng sợ bỏ trốn. Dọc đường nàng nương nhờ Chùa của sư bà Giác Duyên. Sợ gia đình họ Hoạn tìm ra tung tích, Giác Duyên gửi nàng tạm trú ở nhà Bạc Bà. Có ngờ đâu, Bạc Bà bày mưu bán nàng lại lầu xanh, ơ lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải, một người anh hùng tài trí phi thường. Từ Hải đả chuộc và cưới nàng làm vợ. Khi dựng nên nghiệp lớn, Từ Hải giúp nàng báo ân, báo oán. Có ngờ đâu, chỉ vì nghe lời Kiều, Từ Hải đã trúng kế Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hồ Tôn Hiến giở trò sàm sỡ với nàng Kiều đang tan nát cõi lòng. Tỉnh ra vị đại thần này liền ép gả Kiều cho một tên thổ quan. Thúy Kiều tiếp tục rơi vào bi kịch xót xa, tủi nhục. Thật đúng là:
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Nàng chỉ có một con đường duy nhất là nhảy xuông sông Tiền Đường tự tử Nguyễn Du đã thốt lên trong cơn đau vật vã:
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay, mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu li
Chờ cho hết kiếp, còn gì là thân?
Mười lăm năm bấy nhiêu lần
Làm gương cho khách hồng quần thử soi!
Thúy Kiều đau, Nguyễn Du đau, Tố Hữu cũng đau. Cảm thông với thân phận nàng Kiều, với tư cách là nhà thơ cách mạng, nhân dân thời đại mới, Tố Hữu thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với đại thi hào dân tộc. Đó là sự đồng cảm về cái bế tắc không phương hướng của Nguyễn Du cũng như của lịch sử thời đại ông. Thật vậy, Nguyễn Du xuất thân trong tầng lớp Phong kiến đại quý tộc suy tàn. Giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn. Trong giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng: giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đập tan tập đoàn Phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê (1786). Nguyễn Du vốn trung thành với nhà Lê nên đã từng quay lưng ngoảnh mặt chống lại Tây Sơn nhưng thất bại. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, Nguyễn Ánh hoạt động mạnh, Nguyễn Du lên đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị trấn tướng của Tây Sơn bắt giữ. Sau đó ông lưu lạc, chìm nổi nhiều năm ở đất Bắc (1786 - 1796) rồi về hẳn làng Tiên Đường (1796 - 1802) sống trong cảnh long đong, vất vả, nhiều lần phải ăn ở nhà người khác, có lúc ốm đau không thuốc uống. Do có hoàn cảnh sống như vậy, ông đã có dịp gần dân, thân dân, hiểu dân, cảm thông với nhiều nỗi đắng cay, tủi cực của dân. Đầu mùa thu 1802, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi vua. Nguyễn Du được triệu ra làm quan. Từ chối mãi không được, bất đắc dĩ, ông phải ra làm quan với nhà Nguyễn.
Chính vì cuộc đời của đại thi hào như thế nên nhân vật Thúy Kiều của ông cũng chẳng khác “cánh bèo lênh đênh” giữa dòng trong đục.
Ngổn ngang bên nghĩa bèn tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao.
Quá ngao ngán, bơ vơ, muốn gắn bó với dòng đời nhưng giữa đêm tối leo lét, mông mênh của cuộc đời, hai con người ấy biết đâu nẻo đất phương trời mà đi?
Nguyễn Du đã mượn nhân vật Từ Hải để cứu giúp Kiều. Nhưng bởi tư tưởng lẩn quẩn của Nguyễn Du, là khi muốn theo Nguyễn Ánh, khi muốn theo Tây Sơn, nên lúc xử lí tình huống nhân vật, nhà thơ đã đế cho tính huống Từ Hải đầu hàng rồi chết giữa trận tiền một cách oan khốc. Xét cho cùng, quá đau đớn, quá bế tắc, Nguyễn Du cũng muốn “ đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!” như Thúy Kiều!
Tóm lại, Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn trích trên đây phần nào đã thể hiện cái hay đó. Nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ lục bát quen thuộc, mềm mại, uyển chuyển của dân tộc đồng thời cũng là sở trường nghệ thuật của ông. Giọng điệu thơ trang trọng tha thiết như lời tâm tình của Tố Hữu với đại thi hào dân tộc. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc có tính chất ước lệ, đa nghĩa và đặc biệt rất cổ kính, nghe như tiếng dội của quá khứ, tiếng nức nở từ cõi xa xăm vọng về. Hơn nữa, đoạn thơ cũng như cả bài thơ còn thể hiện thái độ rất mực cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã đế lại cho thế hệ cháu con. Nhà thơ tiếp tục phát triển, nâng cao các giá trị ấy trong thời đại mới bằng cách huy động Nguyễn Du và Truyện Kiều cùng ra trận trong tập đoàn “bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”, quyết chiến thắng giặc Mĩ để non sông sớm thu về một mối, nhân dân sớm hưởng cảnh thái bình.
Câu 28: Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.
Trả lời:
- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản "Trao duyên": - Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản "Trao duyên":
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
- Tác dụng của biện pháp đối trong văn bản "Trao duyên": - Tác dụng của biện pháp đối trong văn bản "Trao duyên":
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Giúp cho bài thơ dễ dàng tiếp cận, in sâu vào tâm trí và cảm xúc của người đọc. + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Giúp cho bài thơ dễ dàng tiếp cận, in sâu vào tâm trí và cảm xúc của người đọc.
+ Đồng thời, biện pháp đối còn đã tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ. + Đồng thời, biện pháp đối còn đã tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ.
+ Biện pháp đối còn giúp tạo nên sự độc đáo và độc lập trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du, đóng góp phần quan trọng trong việc tạo nên văn hóa và văn chương của Việt Nam.
Câu 30: Theo bạn, cách sử dụng biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau?
- a.
- b.
- c.