Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức Ôn tập bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6: Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối tri thức

ÔN TẬP BÀI 6. NGUYỄN DU – “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG” (PHẦN 2)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong những câu dưới đây

  • a. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
  • b. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
  • c. Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất
  • d. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa…Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ đối “ta dại” >< “người khôn”, “tìm nới vắng vẻ” >< “đến chốn lao xao”.

b. Biện pháp tu từ đối “mực” >< “đèn”, “đen” >< “sáng”.

c. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “khăn thương nhớ ai”

d. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Sự thật là …”

Câu 2: Tìm các câu cao dao, thành ngữ hoặc tục ngữ có sử dụng phép đối

Trả lời:

Căng da bụng, chùng da mắt.

Nhanh chân thì được, chậm chân thì trượt.

Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.

Ăn mặn nói hay hơn ăn chay nói dối.

Câu 3: Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết trong đoạn trích “Trao duyên”.

Trả lời:

- Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan. - Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.

Câu 4: Kiều đối thoại với những ai trong Trao duyên?

Trả lời:

Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

Câu 5: Mở đầu đoạn trích “Trao duyên”, tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “cậy” và “chịu”?

Trả lời:

Nguyễn Du dùng hai từ ngữ rất đắt là cậy và chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa khác để biểu lộ được sắc thái, tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này. 

Câu 6: Nêu sơ lược về tiểu sử cuộc đời Nguyễn Du

Trả lời:

- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. - Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.

- Nguyễn Du sống trong một thời đại đầy biến động dữ dội. - Nguyễn Du sống trong một thời đại đầy biến động dữ dội.

- Nguyễn Du có một cuộc đời nhiều vất vả, cơ cực, xuất thân trong gia đình giàu sáng những cuộc sống lại lưu lạc, tha hương. - Nguyễn Du có một cuộc đời nhiều vất vả, cơ cực, xuất thân trong gia đình giàu sáng những cuộc sống lại lưu lạc, tha hương.

- Khi Nguyễn Ánh lập ra triều đại mới lấy niên hiệu là Gia Long (1802), Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, được tân triều trọng dụng. Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ nhưng chưa kịp khởi hành thì lâm bệnh nặng và qua đời.  - Khi Nguyễn Ánh lập ra triều đại mới lấy niên hiệu là Gia Long (1802), Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, được tân triều trọng dụng. Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ nhưng chưa kịp khởi hành thì lâm bệnh nặng và qua đời.

Câu 7: Nêu sơ lược về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

Trả lời:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, ông đã để lại nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương:

+ Về thơ chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú,, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, ba tập thơ còn phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của tác giả.  + Về thơ chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú,, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đồng thời, ba tập thơ còn phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

+ Về sáng tác chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác là Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm khác như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón.  + Về sáng tác chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác là Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm khác như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón.

Câu 8: Theo em, tên Hán Việt của Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Đoạn trường tân thanh là tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt từng mảnh ruột, ý nghĩa này được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm. Có thể nói, tác phẩm là tiếng kêu dứt ruột của Nguyễn Du khi chứng kiến nỗi bất hạnh của người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 9: Tác giả đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên nào để bày tỏ tâm trạng trong Đọc tiểu thanh kí?

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: “Tây Hồ hoa uyển” (vườn hoa bên Tây Hồ) với “thành khư” (gò hoang). Cùng với đó, động từ “tẫn” nhằm thể hiện sự triệt để đến cùng của sự vật. Từ đó, câu thơ đã gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ xưa kia nay đã thành bãi đất hoang, không có sự sống.

Câu 10: Nêu vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài “Đọc Tiểu Thanh kí”.

Trả lời:

- Hai câu đề -tả cảnh để kể việc: từ quang cảnh hoang phế ở Tây hồ, người đọc liên tưởng tới cuộc đời thay đổi, từ đó làm nảy sinh cảm xúc của nhà thơ. - Hai câu đề -tả cảnh để kể việc: từ quang cảnh hoang phế ở Tây hồ, người đọc liên tưởng tới cuộc đời thay đổi, từ đó làm nảy sinh cảm xúc của nhà thơ.

- Hai câu thực: suy ngẫm của tác giả về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua hình ảnh son phấn và văn chương. - Hai câu thực: suy ngẫm của tác giả về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua hình ảnh son phấn và văn chương.

- Hai câu luận: liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ. - Hai câu luận: liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

 - Hai câu kết: nhà thơ mong mỏi sự đồng cảm của người đời sau.

⇒ Từng phần, đoạn đều nằm trong cảm hứng chung của tác phẩm: sự xót thương và cảm thông của tác giả, từ đó suy ngẫm tới thân phận mình.

Câu 11: Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời:

Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh.

       + Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả

   – Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh (chữ tài gần với chữ tai một vần).

       + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…

       + Nỗi hận kéo dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.

   – Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.

⇒ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.

Câu 12:  Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được sử dụng trong những câu dưới đây.

“Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

Trả lời:

Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa >< ngọc, cười >< thốt, mây >< tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

=> Tác dụng nhấn mạnh, gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tạo sự hìa hòa vê fmawtj âm thanh.

Câu 13: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây

  • a. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
  • b. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
    • a. Điệp cấu trúc là “một bếp lửa” và được sử dụng để nói về nỗi nhớ của cháu về người bà và kỉ niệm bên bếp lửa ấm áp của tuổi thơ.
    • b. Trong đoạn văn này, “một dân tộc” được điệp lại hai lần để khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc và “phải được độc lập” để thể hiện ý chỉ kiến cường không chịu khuất phục để giành độc lập, loại bỏ kẻ xâm lược ra khỏi lãnh thổ nước ta.

Câu 15: Qua bài “Đọc Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?

Trả lời:

Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh. Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ.

    + Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh

    + Ông đau đớn hỏi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”

– Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập.

⇒ Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh- đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.

Câu 16: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu cuối trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”

Trả lời:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Dịch nghĩa:

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

( Theo bản dịch của Vũ Tam Tập)

Ở hai câu cuối, xưa nay người ta hiểu: Nguyễn Du sống cách Tiểu Thanh ba trăm năm, vì thế ông mới hỏi, ba trăm năm sau, có ai thương xót ông mà nhỏ lệ. Tác giả như khóc người để thương mình, có lẽ Nguyễn Du như khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu. Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.

Câu 17: Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều ( từ câu 107 đến 110) và chỉ ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

               (Trích Truyện Kiều)

Gợi ý: Tìm hiểu xem đoạn thơ này viết về nhân vật nào, lời nói trên là của ai. Từ đó tìm ra đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông

Trả lời:

Đoạn thơ trên là lời của Thúy Kiều một cô gái tài sắc mà bạc mệnh. Mượn lời Thúy Thúy Kiều nói về kiếp “ hồng nhan”, “ bạc mệnh” để từ đó Nguyễn Du cất lên tiếng nói quan niệm của mình về cái tài cái mệnh của con người trong xã hội. Khi viết Truyện Kiều ông cũng đã từng nói: “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Ông cho rằng cái tài năng của con người luôn khiến trời đất ghen ghét mà thế nên có cuộc đời bất hạnh. Đó cũng chính là quan niệm mà ông nhắc tới trong bài “Độc Tiểu Thanh kí”. Hai câu thơ: “Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa / Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu” cũng chính là sự đồng cảm của nàng Kiều hay chính là sự cảm thương của Nguyễn Du. Cả hai đều là tiếng khóc thương của người đời sau như Thúy Kiều, Nguyễn Du cho người trước. Từ đó làm nên đề tài của Nguyễn Du trong mỗi tác phẩm đó chính là giá trị nhân đạo trân trọng cái đẹp, sự tài hoa của người phụ nữ nói riêng và những con người tài hoa bạc miệng nói chung.

Câu  18: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”.

Trả lời:

- Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu. - Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.

- Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo tàng trao duyên cho Vân, hi sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con. - Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo tàng trao duyên cho Vân, hi sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.

Câu 19: Em có nhận xét gì về hai câu cuối trong đoạn trích “Trao duyên”? Từ đó nhận xét gì về nhân cách của Kiều?

Trả lời:

 “Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng"

Trong tột cùng của nỗi đau, ta vẫn thấy tỏa sáng một tình yêu cao đẹp, đẹp đến đau thương, bi thương cho số kiếp nàng Kiều , “hồn ngất máu say”, “hơi lạnh ngắt”, tất cả những cách diễn đạt như ghim những khắc khoải vào lòng người đó, đã trở thành niềm đau đáu tâm can, làm cồn lên những dày xé bất tận trong lòng người đọc về cái kết quá đỗi bi thương, cũng vì một trái tim yêu quá sâu nặng, tha thiết đến quặn thắt của Kiều. Với nàng, tình yêu cho chàng Kim là lẽ sống, bây giờ lẽ sống ấy đã không còn, sự thực chẳng khác nào, sống không bằng chết.

Câu 20: Theo em, Nguyễn Du có ảnh hưởng như thế nào đối với văn chương Việt Nam?

Trả lời:

Em hãy chú ý đến những điểm sau:

Nguyễn Du có ảnh hưởng đến các thế hệ nhà văn, nhà thơ đương đại và cả những thế hệ viết văn sau này bởi tinh thần tươi mới cho văn chương, ngôn ngữ. Hai ảnh hưởng lớn nhất của Nguyễn Du đối với văn chương Việt Nam, thứ nhất là nhân cách luôn chứa đựng lòng yêu thương con người sâu thẳm của đại thi hào; thứ hai là sự kỳ diệu tuyệt đỉnh của thể loại lục bát trong thơ Nguyễn Du. Với "Truyện Kiều", Nguyễn Du là người đầu tiên duy nhất cho đến giờ đưa tiếng Việt lên đến đỉnh cao và làm cho nó trở thành cổ điển.

Câu 21: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về lòng nhân đạo, tình yêu thương con người trong thời đại ngày nay?

Trả lời:

Xã hội bồn bề với bao nhiêu thứ khiến con người phải lo toan, quên mất đi những tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. Một trong những tình cảm tốt đẹp ấy là tình yêu thương giữa con người vậy con người. Vậy tình yêu thương là gì? Đó là sự đùm bọc san sẻ trong mọi khó khăn và lòng trắc ẩn của con người. Người có tình yêu thương là người luôn giúp đỡ người khác. Thật không khó để bắt gặp những người luôn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy qua chương trình "Cặp lá yêu thương" của đài truyền hình Việt Nam. Thật vậy, lòng yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng yêu thương không chỉ đem đến hạnh phúc cho người khác mà còn giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn. Chưa dừng lại ở đó, tình yêu, sự san sẻ, gắn bó với nhau khi gặp khó khăn còn chính là động lực to lớn giúp những "lá rách", mảnh đời bất hạnh vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự tỉnh táo khi dành tình cảm, sự sẻ chia cho người khác. Vì bây giờ có rất nhiều kẻ chuyên đi lợi dụng tấm lòng tốt của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chính vì vậy, mỗi người hãy bồi dưỡng cho mình một tình yêu thương giữa con người với con người, và khi đã nhận sự giúp đỡ của người khác, hãy biết phấn đấu và nỗ lực để không phụ lại lòng tốt của họ.

 

Câu 22: Kể tên những tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ Truyện Kiều mà em biết.

Trả lời:

Ở thời hiện đại, sức sống của Kiều càng mạnh mẽ khi được chuyển thể sang nhiều loại hình sân khấu.

- -  Đó là phim Kim Vân Kiều của Công ty Phim và Chiếu bóng Đông Dương (Indochine Films et Cinémas), là vở opera Định mệnh bất chợt của Nguyễn Thiện Đạo, hợp xướng Truyện Kiều của Vũ Đình Ân, vở chèo Dòng lệ Tố Như, kịch hình thể Nguyễn Du với Kiều của Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Lan Hương, kịch nói Kiều của NSND Anh Tú, phim điện ảnh Kiều của Mai Thu Huyền, hay mới đây là các vở rối Thân phận nàng Kiều, nhạc kịch Kim Vân Kiều, ballet Truyện Kiều, múa Kiều…

- Cùng với các hình thức chuyển thể sân khấu, Truyện Kiều được giới họa sĩ hết sức quan tâm. Xưa, nhiều danh họa như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm... đều đã minh họa Truyện Kiều. Mới đây, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn mở triển lãm tranh cá nhân Thư họa Truyện Kiều tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, rồi là Hội họa Truyện Kiều tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. - Cùng với các hình thức chuyển thể sân khấu, Truyện Kiều được giới họa sĩ hết sức quan tâm. Xưa, nhiều danh họa như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm... đều đã minh họa Truyện Kiều. Mới đây, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn mở triển lãm tranh cá nhân Thư họa Truyện Kiều tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, rồi là Hội họa Truyện Kiều tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Câu 23: Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

Ô kìa sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng
Lấy người yêu chị làm chồng
Đời em thể thắt một vòng oan khiên

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên
Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn
Mấp mô số phận vuông tròn
Đất không thể dấu linh hồn đòi yêu

Là em nghĩ vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông
Con đò đời chị về không
Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường

Chị nhiều hờn giận yêu thương
Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò
Em chưa được thế bao giờ
Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

Em thành vợ của chàng Kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Giấu đầy đêm nỗi khát khao
Kiều ơi em đợi kiếp nào để yêu.

(Tâm sự nàng Thúy Vân - Trương Nam Hương)

Viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận của em về hình ảnh của Thuý Vân trong bài thơ của Trương Nam Hương qua sự đối chiếu so sánh với nhân vật này trong đoạn trích “Trao duyên”.

Trả lời:

Em có thể dựa theo những ý sau đây:

– Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.

– Nội dung:

+ Bài thơ viết theo thể lục bát tự sự mang đậm hơi thở của Truyện Kiều. Với cái nhìn hiện đại, suy tư sâu sắc, anh đã phát hiện ra góc khuất trong nội tâm nhân vật Thúy Vân. + Bài thơ viết theo thể lục bát tự sự mang đậm hơi thở của Truyện Kiều. Với cái nhìn hiện đại, suy tư sâu sắc, anh đã phát hiện ra góc khuất trong nội tâm nhân vật Thúy Vân.

+ Trong sâu thẳm trái tim, nàng cũng có những khát khao được yêu người mình yêu mà đành giấu đi. Đâu phải cuộc đời Kiều mới có bi kịch mà bi kịch trong trái tim Vân nỗi suy tư vần võ cũng có cái đau riêng… Chấp nhận “Lấy người yêu chị làm  chồng”, chuyện không đơn giản. Nhưng Vân đành nghe theo lời chị. + Trong sâu thẳm trái tim, nàng cũng có những khát khao được yêu người mình yêu mà đành giấu đi. Đâu phải cuộc đời Kiều mới có bi kịch mà bi kịch trong trái tim Vân nỗi suy tư vần võ cũng có cái đau riêng… Chấp nhận “Lấy người yêu chị làm  chồng”, chuyện không đơn giản. Nhưng Vân đành nghe theo lời chị.

+ Sống với chồng – người anh rể hờ, chưa một lần yêu, chỉ có Thúy Vân mới hiểu được lòng mình, đau đớn đến mức độ nào! Nàng đã không được yêu. Với chàng Kim tình yêu chỉ là sự xếp đặt. Nàng không được tự do yêu như chị. Trước bối cảnh này, Vân gắng dằn mình xuống giữa gập ghềnh của số phận, phải khóa chặt sang chấn niềm yêu trong sâu thẳm lòng đất. + Sống với chồng – người anh rể hờ, chưa một lần yêu, chỉ có Thúy Vân mới hiểu được lòng mình, đau đớn đến mức độ nào! Nàng đã không được yêu. Với chàng Kim tình yêu chỉ là sự xếp đặt. Nàng không được tự do yêu như chị. Trước bối cảnh này, Vân gắng dằn mình xuống giữa gập ghềnh của số phận, phải khóa chặt sang chấn niềm yêu trong sâu thẳm lòng đất.

+ Suốt “Truyện Kiều” ta thấy hình ảnh Thúy Kiều lúc nào cũng ngự trị trong tim Kim Trọng chứ có hình bóng vợ là Thúy Vân đâu! Thúy Vân nhận ra sự chua chát này nhưng âm thầm chịu đựng và vẫn gắng làm tròn bổn phận.  + Suốt “Truyện Kiều” ta thấy hình ảnh Thúy Kiều lúc nào cũng ngự trị trong tim Kim Trọng chứ có hình bóng vợ là Thúy Vân đâu! Thúy Vân nhận ra sự chua chát này nhưng âm thầm chịu đựng và vẫn gắng làm tròn bổn phận. 

+” Tâm sự nàng Thúy Vân” là nỗi lòng thật sự của người phụ nữ bị tước đoạt tự do tình yêu, mà nhà thơ Trương Nam Hương đã tiếp nhận Truyện Kiều theo cách riêng của mình. Nó thoát ra con đường mòn có sẵn. Cách nhìn của nhà thơ trẻ trung táo bạo mà có tính nhân văn. Ấy là cái nhìn hiện đại có suy tư sâu sắc, rất người và rất đời! Nhà thơ đã khơi được nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật mà trươc đây rất ít người nhìn thấy. Cũng là sự phát hiện ra điều bí mật mà tác giả “Truyện Kiều” giấu kín. +” Tâm sự nàng Thúy Vân” là nỗi lòng thật sự của người phụ nữ bị tước đoạt tự do tình yêu, mà nhà thơ Trương Nam Hương đã tiếp nhận Truyện Kiều theo cách riêng của mình. Nó thoát ra con đường mòn có sẵn. Cách nhìn của nhà thơ trẻ trung táo bạo mà có tính nhân văn. Ấy là cái nhìn hiện đại có suy tư sâu sắc, rất người và rất đời! Nhà thơ đã khơi được nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật mà trươc đây rất ít người nhìn thấy. Cũng là sự phát hiện ra điều bí mật mà tác giả “Truyện Kiều” giấu kín.

- So sánh:  - So sánh:

+ Thuý Vân của Nguyễn Du trong cảnh Trao duyên không nói một lời nào. Với Nguyễn Du, nàng chỉ là nhân vật phụ. Nàng xuất hiện chỉ để Nguyễn Du khắc hoạ bi kịch của Kiều. + Thuý Vân của Nguyễn Du trong cảnh Trao duyên không nói một lời nào. Với Nguyễn Du, nàng chỉ là nhân vật phụ. Nàng xuất hiện chỉ để Nguyễn Du khắc hoạ bi kịch của Kiều.

+ Với Trương Nam Hương, Thuý Vân không còn là nhân vật phụ nữa. Cũng như Kiều, nàng hiện lên với một bi kịch nội tâm không dễ chia sẻ vì chị mà nhận lời trao duyên nhưng cũng vì thế mà trái tim nàng vĩnh viễn không được biết đến tình yêu. + Với Trương Nam Hương, Thuý Vân không còn là nhân vật phụ nữa. Cũng như Kiều, nàng hiện lên với một bi kịch nội tâm không dễ chia sẻ vì chị mà nhận lời trao duyên nhưng cũng vì thế mà trái tim nàng vĩnh viễn không được biết đến tình yêu.

Câu 24: Có ý kiến cho rằng ẩn chứa trong mỗi bài thơ là tiếng nói tri âm xuất phát từ tâm hồn nhà thơ. Theo em, tiếng nói tri âm của Nguyễn Du trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là gì?

Trả lời:

Tiếng nói tri tri âm của Nguyễn Du trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” là là tiếng nói thấu hiểu những bi kịch của tiền nhân, đã tái hiện những bi kịch ấy một cách sâu sắc và đớn đau như sự trải nghiệm của chính mình. Từ đó, nhà thơ đã thể hiện thái độ cảm thông, xót xa trước những số phận đầy oan nghiệt, bi phẫn trước thời đại và xã hội đã vùi dập khát vọng chính đáng và cao đẹp của con người. Đồng thời, Nguyễn Du đã nói lên tình cảm trân trọng trước cái đẹp, tài năng, trước những tấm lòng. Một lần nữa, tiếng nói nhân văn lại được vút cao. Kết tinh nhất của tiếng nói tri âm trong bài thơ chính là câu "Cái án phong lưu khách tự mang", bởi ở đây, sự đồng cảm đã đạt đến mức tri âm tri kỉ. Oan khiên, vốn là điều bất thường của cuộc đời. Trong câu thơ, Nguyễn Du đã khắc sâu sự bất thường ấy bởi cách nói "kì oan"- mối oan kì lạ. "Phong vận kì oan" - mắc oan vì nết phong nhã! Phong nhã là cái đẹp của con người, là điều căn bản để mang lại hạnh phúc cho con người, vậy mà, cái đẹp ấy lại chính là nguyên do đẩy con người vào nỗi oan đời. Điều đáng nói ở đây, Nguyễn Du nhìn thấy, biết trước cái án dành cho kẻ phong vận ấy mà không sợ hãi hay né tránh nó, ngược lại, ông tự biết, tự cho mình là người cùng mắc nỗi oan của Tiểu Thanh. "Ngã tự cư"- ta tự nguyện mang. Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng Tiểu Thanh. Là người đồng cảnh, Nguyễn Du không chỉ hiểu và thương Tiểu Thanh mà còn có thể đồng cảm sâu sắc với những nỗi niềm tâm sự của nàng. Bằng trái tim giàu thương yêu, Nguyễn Du đã xót cho người, thương cho mình và đau cho đời. Tiểu Thanh dù chỉ có một kiếp sống ngắn ngủi đầy đau khổ, và giờ đây chỉ còn sót lại chút dư cảo, nhưng với nét phong vận nàng đã có thể nói với cuộc đời, đến được với tấm lòng biết yêu thương. Nguyễn Du tự nhận mình mang "phong vận kì oan" để có thể gửi nỗi lòng mình cho mai hậu. Ba trăm năm sau thời Tiểu Thanh sống, có Tố Như đến khóc cho nàng bằng tấm lòng đồng cảm của kẻ tri âm. Nguyễn Du trăn trở, không biết rồi ba trăm năm sau, liệu có ai khóc cho Nguyễn Du không? Trăn trở của Nguyễn Du đâu phải cho bản thân mình. Cũng giống như Nguyễn Du, với Tiểu Thanh, Nguyễn Du không coi đó là một số phận mang tính cá biệt mà chỉ là một trong số vô vàn những bi kịch đang tồn tại đầy rẫy trong thời đại mình. Thi nhân khao khát cuộc đời vẫn còn có những trái tim biết tìm đến với những số phận khổ đau để cảm thông, thấu hiểu và an ủi họ bằng ngọn lửa yêu thương của trái tim mình. Đó là khát vọng- là tấm lòng dành cho cuộc đời của Nguyễn Du. Lòng đồng cảm, tiếng nói tri âm tạo nên sức rung động sâu xa của bài thơ.

Câu 25: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn trong đó có sử dụng phép đối, chỉ rõ phép đối đó.

Trả lời:

Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi không thể quên được. Đã là bạn bè với nhau, sẽ có những lúc cãi vả, có những lúc bất đồng ý kiến hay có những lúc giận nhau. Vào thời điểm ấy, hãy cố gắng bình tĩnh, giữ hòa khí nếu không thì sẽ dễ dàng mất đi một tình bạn đẹp mà chúng ta vun đắp bấy lâu. Ngoài ra, sẽ có những lúc đùa giỡn, có những khoảnh khắc hạnh phúc, có những giây phút mộng mơ. Chính những kỉ niệm, những khung bậc cảm xúc ấy giúp chúng ta hiểu được nhau hơn, thông cảm với nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người. Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đang giữ, hãy biết quan tâm, hãy biết chia sẻ và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây giờ để có được những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.

=> Phép đối:

+ Đã là bạn bè với nhau, sẽ có những lúc cãi vả, có những lúc bất đồng ý kiến hay có những lúc giận nhau.  + Đã là bạn bè với nhau, sẽ có những lúc cãi vả, có những lúc bất đồng ý kiến hay có những lúc giận nhau. 

Đối với:  Ngoài ra, sẽ có những lúc đùa giỡn, có những khoảnh khắc hạnh phúc, có những giây phút mộng mơ.

Câu 26: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về quê hương trong đó có sử dụng phép điệp cấu trúc, chỉ rõ phép điệp đó.

Trả lời:

Quê hương với mỗi người lại là những định nghĩa khác nhau. Quê hương là dòng sông đỏ nặng phù sa, êm đềm uốn lượn như dải lụa đào quấn quanh xóm làng. Quê hương là cánh đồng lúa chín nặng trĩu hạt, đung đưa trong gió. Quê hương là bến nước, sân đình với những đêm trăng sáng, ngồi nghe bà, nghe mẹ kể chuyện cổ tích hay những nên Trung thu rước đèn phá cỗ, cùng nhau hát ca rộn ràng. Quê hương là những buổi chiều gió lộng, lũ chúng tôi thi nhau thả diều trên triền đê, ngắm nhìn cánh diều tuổi thơ trở đầy ước mơ bay cao, bay xa mãi. Mỗi chúng ta đều có bóng dáng quê hương trong trái tim mình, chúng ta được bồi đắp những tình cảm cao đẹp, được nuôi dưỡng tâm hồn. Dù có đi đâu xa, ta vẫn mãi nhớ về mảnh đất yêu dấu ấy bằng tất cả sự trân trọng và xúc động.

=> Phép điệp cấu trúc: “Quê hương là…”

Câu 27: Nêu giá trị nội dung Trao duyên

Trả lời:

  • Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
  • Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.

Câu 28: Nêu giá trị nghệ thuật trao duyên

Trả lời:

  • Thể thơ lúc bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.
  • Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

Câu 29: Phân tích tác phẩm Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Trả lời:

Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang tươi đẹp, nồng nàn thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Trong khi đó tai họa đổ ập xuống gia đình Thúy Kiều. Của cải bị bọn sai nha vét sạch. Cha và em trai Thúy Kiều bị bắt, bị đánh. Bọn quan lại đòi đút lót “có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Trước biến cố đau lòng đó, một người giàu tình cảm, giàu đức hi sinh như Thúy Kiều không còn cách nào khác là phải bán mình lấy tiền cứu cha và em. Nhưng còn mối tình với Kim Trọng? Thúy Kiều hết sức đau khổ. Cuối cùng nàng quyết định nhờ em thay mình lấy Kim Trọng. Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” rất cảm động. Có lẽ đây là cảnh tượng đau lòng chưa từng thấy trong nền văn học nhân loại.
Dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã dựng lại chi tiết trao duyên thật sống động. “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân” thì thấy chị mình đang thổn thức giữa đêm khuya. Vân ghé đến ân cần hỏi han. Thúy Kiều thật là khó nói, nhưng “để lòng thì phụ tấm lòng với ai”

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa,
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc, em’’.

Trong đây từ diễn tả khái niệm nhờ, Nguyễn Du đã chọn từ “cậy”, tuyệt vời chính xác. Từ “cậy” hàm chứa niềm tin mà người được nhờ không thể thoái thác được. Lại thêm một cử chỉ thiêng liêng là “lạy”. Thuở đời chị lại lạy sống em bao giờ! Mà chỉ để trao duyên. Mối tình với chàng Kim sâu nặng biết chừng nào, thiêng liêng biết chừng nào! Trong nước mắt, giữa đêm khuya, Thúy Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe:

“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.
Thúy Kiều đã kể nhanh những sự kiện mà Thúy Vân cũng đã chứng kiến. Chuyện gặp chàng Kim trong buổi chiều thanh minh Chuyện thề nguyền hẹn ước với Kim Trọng. Chuyện sóng gió của gia đình. Nhưng có một chi tiết mà một người giản đơn như Thúy Vân không bao giờ biết được: “Hữu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”. Qua lời Thúy Kiều, Nguyễn Du đay nghiến cả một xã hội, Hiếu - tình là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân được. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn được thì xã hội đấy là một xã hội tàn bạo. Thúy Kiều đã cay đắng lựa chọn chữ “hiếu”. Mà chỉ có ba điều tồn tại: “Đức tin, hi vọng và tình yêu, tình yêu vĩ đại hơn cả”. Nghe một bài trong Kinh Thánh như vậy, chúng ta càng thấm thía với nỗi đau của nàng Kiều. Cho nên hi sinh chữ tình, nàng Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa. Mỗi lời của nàng không phải là nước mắt mà là máu đang rỉ ra trong lòng.
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Hai chị em đều “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” vậy mà nàng nói “ngày xuân em hãy còn dài” đau đớn biết chừng nào! Lời lẽ thiêng liêng của nàng là vì lo cho Kim Trọng, mong sao cho chàng Kim có hạnh phúc trong tan vỡ. Trong đau khổ tuyệt vọng, nàng còn biết lo cho hạnh phúc của người khác. Thật là một cô gái có đức hi sinh lớn lao. Biết là em thuận lòng, nàng trao cho em những kỉ vật giữa nàng và chàng Kim:

“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung".

Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chứ kỉ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao “chiếc vành với bức tờ mây” cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Mỗi lời của nàng nặng như chì. Nàng trao duyên, trao kỉ vật cho em mà nàng uất giận cuộc đời. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng nguyền rủa không Đây chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Thúy Kiều trao duyên là coi như mình đã khuất. Nàng dặn em giữ gìn ki vật và còn dặn em hãy thương lấy linh hồn vật vờ đau khổ của chị trên cõi đời đen bạc này:\

“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”.

Thúy Kiều tưởng tượng nàng chỉ còn là bóng ma. Lời lẽ huyền hồ bóng ma nàng sẽ hiện lên trong hương trầm và âm nhạc. Hồn ma còn mang nặng lời thề với Kim Trọng, cho nên dẫu “thịt nát xương mòn” thì hồn nàng vẫn còn quanh quẩn với “ngọn cỏ lá cây”, với “hiu hiu gió...”. Tình của người bạc mệnh vẫn còn làm chấn động cả vũ trụ. Đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ của tình yêu, nàng quên rằng trước mặt rành là Thúy Vân mà than khóc với Kim Trọng:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

Mỗi lời của nàng là một lời vận vào. Trước nỗi đau xót này, nàng chỉ trách minh là “phận bạc”, là “hoa trôi”, những hình ảnh đó làm động lòng thương lên hết thảy chúng ta. Đối với Kim Trọng, nàng còn mặc cảm tội lỗi là chính nàng đã “phụ chàng”. Chính tâm lí mặc cảm tội lỗi cao thượng đó khiến nàng chết ngất trong tiếng kêu thương thấu trời:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” trong thiên “Đoạn trường tân thanh”. Với con mắt tinh đời, Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân một tình tiết rất cảm động và bằng nghệ thuật tuyệt vời, ông đã dựng lại đoạn “Trao duyên” hết sức sâu sắc và độc đáo. Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình: con người của đời thường và con người của phi thường. Trong sự kiện “sóng gió bất kì” này, Thúy Vân vô tư, hồn nhiên (cũng đừng vội chê trách Thúy Vân.
Nhân vật này còn là một kho bí mật trong công trình nghệ thuật kiệt tác của Nguyễn Du mà chúng ta chưa kịp bàn ở đây), còn Thúy Kiều thì đau đớn. Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lí, sự vận động nội tâm nhân vật, cũng có thể nói Nguyễn Du đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn.
Chỉ qua đoạn “Trao duyên”, chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió dập vùi tan tác. Nói như Mộng Liên Đường chủ nhân: khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.

Câu 30: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Tác gia Nguyễn Du.

Trả lời:

Văn bản cung cấp thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Bên cạnh đó còn cung cấp một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay