Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 5: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 5: KHÁT VỌNG CÔNG LÍ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Điển tích, điển cố là gì ?

Trả lời:

Điển tích điển cố là những yếu tố văn học mang đậm màu sắc cổ điển, được trích dẫn từ những câu chuyện, sự kiện lịch sử, văn thơ, hoặc nhân vật nổi tiếng trong quá khứ.

- Điển tích là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau.

- Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau.

Câu 2: Đặc điểm chung của điển tích và điển cố ?

Trả lời:

- Nguồn gốc: Xuất phát từ các tác phẩm văn học, lịch sử, dân gian có giá trị.

- Tính cô đọng: Mang trong mình ý nghĩa sâu sắc, hàm súc, cô đọng.

- Tính đa nghĩa: Có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh.

- Tính gợi hình: Tạo ra những hình ảnh, liên tưởng sinh động, gợi cảm.

- Tính truyền thống: Là một phần di sản văn hóa của dân tộc

Câu 3: Nêu tác dụng của điển thích là điển cố ?

Trả lời:

Câu 4: Có phải điển tích và điển cố là hai khái niệm khác nhau hay không ?

Trả lời:

Câu 5: Em hãy cho một ví dụ về điển tích và điển cố có trong Chuyện người con gái Nam Xương ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1:  Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ sau:

- Người nách thước kẻ tay dao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi

- Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

         (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trả lời:

- “Đầu trâu mặt ngựa”: thể hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.

- “Cá chậu chim lồng”: thể hiện được cánh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.

- “Đội trời đạp đất”: thể hiện lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Thành ngữ này nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của nhân vật Từ Hải.

Câu 2: Hãy phân tích ý nghĩa của điển tích trong “câu nước cành dương”?

Trả lời:

-Tính lịch sử: có người nước Thiên Trúc tên là Trừng rất giỏi các phép chữa bệnh của nhà Phật. Thạch Lộc nghe tiếng, mời đến chữa bệnh cho con đang ốm nặng. Trừng lấy cành dương nhúng vào nước trong rẩy lên mình người bệnh. Người bệnh tỉnh và sống lại.

-Tính biểu trưng: điển tích này dùng để chỉ nước phép chữa được bệnh.

Câu 3: Câu “Mặc cưa mướp đắng có ý nghĩ điển tích điển cố gì?

Trả lời:

Câu 4: Tìm hiểu về điển tích, điển cố “Mắt xanh” có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

Câu 5: Tìm 3 điển tích, điển cố trong văn học Việt Nam hoặc thế giới và giải thích ý nghĩa của chúng?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau: 

“Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.”

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

Trả lời:

- Chữ hùm, Nguyễn Du dùng để chỉ phong thái của người anh hùng Từ Hải. Nói về sự uy nghi của một phiên tòa báo ân báo oán đang được mở, mà Kiều và Từ Hải là chủ tọa.

Bài 2: Giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của điển tích, điển cố:  Giường kia treo cũng hững hờ, (Nguyễn Khuyến) ?

Trả lời:

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của điển thích điển cố:  

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hại (Nguyễn Du)

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) sử dụng điển tích hoặc điển cố.

Trả lời:

Trong cuộc sống, việc giao tiếp và kết nối với mọi người xung quanh là điều rất quan trọng. Việc giao tiếp, giúp đỡ và tạo được mối quan hệ tốt là điều rất có lợi cho chúng ta sau này. Tuy nhiên, cũng có những lúc chúng ta phải cẩn trọng với việc mình làm và lời mình nói. Bởi  vì không phải ai cũng hiểu giá trị của những gì mình mang lại. Vì vậy, hãy biết chọn lựa thời điểm và đối tượng để giao tiếp, để lời nói của chúng ta không trở thành "lời nói gió bay". 

------------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay