Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau: ....ATGCATGGCCGC....
Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ...TACGTACCGGCG....
B. ...ATGCATGGCCGC....
C. ...UACGUACCGGCG.…
D. ...ATGCGTACCGGCT.…
Câu 2: Có một số phân tử DNA thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polynucleotide mới thì số phân tử DNA đã tham gia quá trình tái bản nói trên là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử DNA tái bản một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polynucleotide mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử DNA ban đầu đã tái bản mấy lần?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4: Một gene có G= 20% và 720 nucleotide loại T. Mạch đơn thứ nhất của gene có C= 276 nu và 21%A. Quá trình phiên mã của gene cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gene phiên mã mấy lần?
A. Mạch 2 : 2 lần.
B. Mạch 1 : 4 lần.
C. Mạch 1 : 3 lần.
D. Mạch 2 : 3 lần.
Câu 5: Giả sử một đoạn DNA có số lượng các loại nucleotide trên một mạch là A = 70; G = 100; C = 90; T = 80. Đoạn DNA này tái bản một lần, số nucleotit loại C mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là
A. 100.
B. 180.
C. 90.
D. 190.
Câu 6: Một DNA mạch kép có số nucleotide loại A chiếm 12%. Tỉ lệ (A+T)/(G+C) trên mạch 2 của gene là:
A. 3/25.
B. 6/19.
C. 9/16.
D. 3/7.
Câu 7: Một gene có chiều dài 1360 Å. Trên mạch hai của gene có số nucleotide loại A = 2T; có G = A + T ; có C = 4T . Số nucleotide loại A của gene là bao nhiêu?
A. 120.
B. 80.
C. 952.
D. 408.
Câu 8: Một gene có 480 adenine và 3120 liên kết hydrogen. Gene đó có số lượng nucleotide là
A. 1200.
B. 2400.
C. 3600.
D. 3120.
Câu 9: Một gene có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gene.
A. 210.
B. 119.
C. 105.
D. 238.
Câu 10: Nếu trên một mạch đơn của phân tử DNA có trật tự là:
– A – T – G – C – A –
Trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là
A. – T – A – C – G – T –.
B. – T – A – C – A – T –.
C. – A - T – G – C – A –.
D. – A – C – G – T – A –.
Câu 11: Một loài thực vật có A - cây cao , a - cây thấp , B - hoa kép, b - hoa đơn , DD hoa đỏ, Dd hoa hồng , dd hoa trắng Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỷ lệ phân li kiểu hỉnh là 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Kiểu gene của bố mẹ trong phép lai trên?
A. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × AabbDd.
B. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbDD.
C. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbdd.
D. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd.
Câu 12: Ở môt loài thưc vật, hình dạng quả do hai cặp allele Aa và Bb, nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau quy định. Sự có mặt của hai allele trội A và B cho kiểu hình quả tròn, nếu thiếu một trong hai gene trội A hoặc B hoặc thiếu cả hai gene trội A và B sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho cây (P) có kiểu gene dị hợp hai cặp gene tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gene này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, khi nói về đời lai F1, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả tròn và 50% số quả dài.
- Trong số các cây F1, có 43,75% số cây cho quả dài.
- Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 56,25% số cây quả tròn, 37,5% số cây quả dài và 6,25% số cây có cả quả tròn và quả dài.
- Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó số quả tròn chiếm 56,25%.
- Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, 100% quả tròn hoặc 100% quả dài.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Ở đậu Hà Lan, allele A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt xanh; allele B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với allele b quy định hạt nhăn. Các gene này nằm trên các cặp NST khác nhau. Cho P thuần chủng: cây hạt vàng, trơn lai với cây xanh, nhăn thu được F1; tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên các cây hạt vàng, trơn F2 tự thụ phấn thu được F3 bao gồm: 25 cây hạt vàng, trơn : 5 cây hạt xanh, trơn : 5 cây hạt vàng, nhăn : 1 cây hạt xanh, nhăn. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
- Ở F2, cây hạt vàng, trơn dị hợp 2 cặp gene chiếm tỉ lệ 4/9.
- Lần lượt cho các cây hạt vàng, trơn F2 lai phân tích, xác suất thu được đời con 100% hạt vàng, trơn 1/9.
- Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xuất hiện 5 phép lai thu được kiểu hình 100% hạt vàng, trơn.
- Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây có kiểu gene đồng hợp chiếm tỉ lệ 25/81.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 14: Cho hình ảnh sau, cho biết hình này nói về hiện tượng gì?
A. Gene quy định màu hoa bị đột biến khi hai allele A và a tương tác với nhau trong cơ thể lai của của hoa.
B. Môi trường thay đổi làm xuất hiện hiện tượng thường biến kéo theo xuất hiện màu hoa mới.
C. Hiện tượng allele A trội không hoàn toàn so với allele a làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa đỏ và trắng là hoa hồng.
D. Không có lời mô tả hiện tượng nào là đúng.
Câu 15: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều kiểu gene nhất?
A. AaBb × Aabb.
B. AABb × AaBB.
C. AaBB × aabb.
D. AABB × Aabb.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................