Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:
- Phân tử DNA.
- Phân tử tRNA.
- Quá trình phiên mã.
- Quá trình dịch mã.
- Phân tử mRNA.
- Phân tử rRNA.
Nguyên tắc bổ sung (G-C, A-U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình
A. (1), (2), (3).
B. (2), (4), (6).
C. (3), (4), (6).
D. (2), (5), (4), (1).
Câu 2: Khi nói về dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribosome tham gia dịch mã trên một phân tử mRNA.
B. Amino acid mở đầu trong quá trình dịch mã là metionine.
C. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mRNA.
D. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mRNA
Câu 3: Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 3’AUC’ của mRNA khớp bổ sung với bộ ba đối mã nào sau đây?
A. 5’UAG3’.
B. 3’AUG5’.
C. 3’UAG5’.
D. 3’UAC5’.
Câu 4: Từ 4 loại nucleotide, có thể tạo ra bao nhiêu loại codon?
A. 4.
B. 8.
C. 32.
D. 64.
Câu 5: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
- Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tRNA (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mRNA.
- Tiểu đơn vị lớn của ribosome kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribosome hoàn chỉnh.
- Tiểu đơn vị bé của ribosome gắn với mRNA ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
- Codon thứ hai trên mRNA gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-tRNA (aa1: amino acid đứng liền sau amino mở đầu).
- Ribosome dịch đi một codon tren mRNA theo chiều 5’ đến 3’.
- Hình thành liên kết peptide giữa amino acid mở đầu và aa1.
Các giai đoạn trong giai đoạn mở đầu và kéo dài chuỗi polypeptide diễn ra theo thứ tự:
A. (2), (1), (3), (4), (6), (5).
B. (3), (1), (2), (4), (6), (5).
C. (3), (2), (1), (4), (5), (6).
D. (2), (3), (1), (4), (5), (6).
Câu 6: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?
1. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
3. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.
4. Các đột biến gene biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.
5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.
A. 2, 4 và 5.
B. 4 và 5.
C. 1, 2 và 5.
D. 3, 4 và 5.
Xét các đoạn gene I, II, III sau:
3’ –AGTTGA- -AGCTGA- -GAGCTGA-
5’ –TCAACT- -TCGACT- -CTCGAT-
I II III
Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 7 đến 10.
Câu 7: Từ gene I sang gene II là dạng đột biến gì?
A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp C-G.
B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.
C. Thay 1 cặp C-G bằng 1 cặp T-A.
D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp C-G.
Câu 8: Từ gene II sang gene III là dạng đột biến nào?
A. Thay thế 2 cặp nucleotit.
B. Thêm 1 cặp nucleotit.
C. Đảo vị trí của 2 cặp nucleotit.
D. Mất 2 cặp nucleotit.
Câu 9: Hậu quả của đột biến từ gene I sang gene II là
A. làm thay đổi tất cả các amino acid.
B. làm thay đổi 1 amino acid.
C. làm thay đổi một số amino acid.
D. làm thay đổi 2 amino acid.
Câu 10: Hậu quả của đột biến từ gene II sang gene III là
A. làm thay đổi tất cả các amino acid.
B. làm thay đổi 1 amino acid.
C. làm thay đổi một số amino acid.
D. làm thay đổi 2 amino acid.
Câu 11: Tâm động là gì?
A. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.
B. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.
C. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.
D. Tâm động là điểm dính NST với protein histone.
Câu 12: Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
B. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
C. Tế bào hợp tử.
D. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.
Câu 13: Tính chất đặc trưng của NST là gì?
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bô NST đặc trưng ( với số lượng và hình thái xác định)
D. NST không có tính chất đặc trưng.
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?
A. Chromatid chính là NST đơn.
B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai chromatid đính nhau tại tâm động.
D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.
Câu 15: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. số lượng, hình thái NST.
C. số lượng, cấu trúc NST.
D. số lượng không đổi.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................