Giáo án chuyên đề Hoá học 12 chân trời Bài 4: Công nghiệp silicate
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 12 bộ sách Chân trời sáng tạo Bài 4: Công nghiệp silicate. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: CÔNG NGHIỆP SILICATE
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, gốm, xi măng.
- Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan.
Năng lực hóa học:
- Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, gốm, xi măng.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.
- Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học, tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
b. Nội dung: HS nhớ lại một số kiến thức về đại cương kim loại.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số kiến thức liên quan đến đại cương kim loại.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khóa.
Câu 1. Ngành thực hiện các hoạt động thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng, công trình, nhà ở.
Câu 2. Tên một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng.
Câu 3. Tên loại cát có thành phần chính là SiO2, còn gọi là cát thạch anh.
Câu 4. Tên loại đồ dùng để đựng cơm và thức ăn của người Việt.
Câu 5. Tên loại hợp chất tạo bởi một nguyên tố oxygen.
Câu 6. Tên loại vật liệu trong suốt, tương đối cứng nhưng giòn và dễ vỡ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đất sét là nguyên liệu chính của công nghiệp silicate, tiếp đến là cát trắng (cát thạch anh), đá vôi, thạch cao. Để biết các quy trình sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng – sản phẩm của công nghiệp silicate, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 4: Công nghiệp silicate.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mô tả thành phần hóa học của thủy tinh
a. Mục tiêu: Nêu được thành phần hóa học của thủy tinh.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thành phần hóa học của thủy tinh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV tổ chức cho các nhóm nghiên cứu thông tin trong SCĐ và cho biết: Thành phần hóa học của thủy tinh là gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Nêu một số vật dụng bằng thủy tinh được sử dụng trong gia đình em. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Dựa vào cơ sở nào để phân loại thủy tinh? Vẽ sơ đồ phân loại thủy tinh theo thành phần và tính chất. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin về các loại thủy tinh và trả lời câu hỏi: Hãy tìm hiểu những ưu điểm của từng loại thủy tinh. Loại thủy tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin trong sách và trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). * Trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Một số vật dụng bằng thủy tinh như chén, bát, cốc, li,… Đặc điểm của loại chất liệu này là ít bám mùi, dễ chùi rửa nhưng không có khả năng chịu nhiệt nên không được dùng cho việc nấu nướng. * Trả lời câu hỏi của GV: 1. Dựa vào thành phần hay tính chất của thủy tinh, gồm các loại: + Thủy tinh thông thường: Na2O.CaO.6SiO2. + Pha lê (thủy tinh chì), thủy tinh borosilicate. + Thủy tinh aluminosilicate (kính an toàn). + Thạch anh. Sơ đồ phân loại thủy tinh (đính kèm dưới hoạt động). 2. + Thủy tinh được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm dụng cụ chứa (chai, lọ, cốc, chén, li, tách), trong quang học (lăng kính, gương, sợi cáp quang), kĩ thuật điện tử (bóng đèn, màn hình, chất cách điện), bình lọ phản ứng trong công nghiệp hóa chất, xương, răng nhân tạo trong y học, vật liệu trang trí,… Thủy tinh thông thường là chất liệu chính để tạo ra những sản phẩm phổ biến trong đời sống, phục vụ sinh hoạt của con người. + Pha lê (thủy tinh chì) có chiết suất cao nên được sử dụng làm đồ vật trang trí, hạt đèn chùm,… + Thủy tinh borosilicate chịu nhiệt tốt và chống ăn mòn cao nên được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống như bóng đèn, dụng cụ trong phòng thí nghiệm, dụng cụ nướng và các thiết bị chịu nhiệt khác,… + Thủy tinh aluminosilicate có khả năng chịu nhiệt tốt, độ bền hóa học cao, được sử dụng làm điện trở cho mạch điện tử, làm kính chắn, kính bảo vệ, kính cường lực,… + Thạch anh khó chế tạo nên không được sử dụng phổ biến, chủ yếu được dùng làm vật dụng trang trí. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần hóa học của thủy tinh. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Thủy tinh Thành phần hóa học - Thành phần hóa học: hỗn hợp sodium silicate, calcium silicate và silicon dioxide. - Công thức: Na2O.CaO.SiO2. - Phản ứng: Na2CO3 + 6SiO2 + CaCO3
|
Sơ đồ phân loại thủy tinh
Hoạt động 2: Mô tả thành phần hóa học của thủy tinh
a. Mục tiêu: Nêu được tính chất cơ bản của thủy tinh, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất thủy tinh.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tính chất cơ bản của thủy tinh, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất thủy tinh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, nghiên cứu thông tin trong SCĐ về tính chất và phương pháp sản xuất thủy tinh, từ đó hoàn thành phiếu bài tập:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin trong sách và trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời Phiếu bài tập:
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức tính chất cơ bản và phương pháp sản xuất thủy tinh. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Thủy tinh Tính chất cơ bản và phương pháp sản xuất thủy tinh - Tính chất: + Trong suốt, cho ánh sáng truyền qua, không gỉ, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. + Không cháy, không hút ẩm, không bị ăn mòn với nhiều loại acid, trừ HF, không bị ăn mòn trong dung dịch kiềm. + Cách điện, không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. - Phương pháp sản xuất thủy tinh: + Chuẩn bị nguyên liệu: Cát trắng mịn, soda, thủy tinh tái chế, hóa chất phụ gia được trộn đều, đưa vào lò đốt. + Nấu thủy tinh: Thủy tinh được nấu chảy trong lò nung, được duy trình ở nhiệt độ cao (1400oC – 1500oC). Lò được giữ ở nhiệt độ trên đến khi không còn khí thoát ra. + Tạo phôi: Thủy tinh nóng chảy được đưa vào khuôn phôi để tạo phôi. + Thành hình: Phôi được đưa vào khuôn để tạo hình. + Giảm nhiệt: Sản phẩm thủy tinh được đưa vào lò ủ để giảm nhiệt dần (giúp tạo độ bền cho thủy tinh), sau đó được kiểm tra chất lượng. ![]() |
----------------------------------
------------------ Còn tiếp ---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo