Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 bộ sách Chân trời sáng tạo CĐ 1 Phần 1: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

CHUYÊN ĐỀ 1

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề.

  • Biết viết một báo cáo nghiên cứu.

  • Hiểu và vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học hiện đại.

  • Biết thuyết trình về một vấn đề của văn học hiện đại đã tìm hiểu.

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

PHẦN I: TẬP NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • Trình bày được khái niệm thời hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam.

  • Trình bày được một số đặc điểm, thời kì của văn học hiện đại Việt Nam.

  • Biết cách nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghiên cứu một vấn đề văn học.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề văn học.

  • Năng lực nghiên cứu và phân tích nghiên cứu một vấn đề văn học.

  • Năng lực phân tích, so sánh quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của tác giả cùng thời kì.

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học của văn học hiện đại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về các tác giả tác phẩm thời kì hiện đại và hậu hiện đại.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề văn học.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS.

c.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

dTổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: GV tổ chức trò chơi TÌM TỪ KHÓA để tăng hưng phấn cho bài học: 

Gợi ý:

+ Hàng ngang 1: Nhà văn hiện thực phê phán, tác giả của Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ….

+ Hàng ngang 2: Nhà thơ được mệnh danh là “Ông hoàng thơ tình”.

+ Hàng ngang 3: Bài thơ lục bát dai 150 câu của nhà thơ Tố Hữu viết theo hình thức đối đáp thể hiện sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân chiến khu Việt Bắc và chiến sĩ cách mạng.

+ Hàng ngang 4: Nhà viết kịch, nhà thơ với những sáng tác giàu tính triết lí mang đậm cảm hứng thế sự.

+ Hàng ngang 5: Tên tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938.

+ Hàng ngang 6:  Nhà văn ghi dấu ấn với phong cách tài hoa, uyên bác.

+ Hàng ngang 7: Nhà thơ xuất hiện trong tập Ba đỉnh cao Thơ mới (Chu Văn Sơn), có xu hướng tìm về hồn quê dân tộc.

HÀNG DỌC ĐẶC BIỆT: Một thời kì trong tiến trình văn học sử của văn học Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và suy nghĩ trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV nhận xét. 

- GV gợi ý:

+ Hàng ngang 1: NGUYÊN HỒNG.

+ Hàng ngang 2: XUÂN DIỆU.

+ Hàng ngang 3: VIỆT BẮC.

+ Hàng ngang 4: LƯU QUANG VŨ.

+ Hàng ngang 5: SỐ ĐỎ.

+ Hàng ngang 6:  NGUYỄN TUÂN.

+ Hàng ngang 7: NGUYỄN BÍNH.

HÀNG DỌC ĐẶC BIỆT: HIỆN ĐẠI

- GV dẫn dắt vào bài: Trong chuyên đề ngữ văn lớp 11 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về văn học trung đại. Và đến chương trình chuyên đề văn học 12 chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về văn học hiện đại Việt Nam, về cách thức nghiên cứu cũng như viết báo cáo về thời kì này. Hãy cùng tìm hiểu phần 1 Tập nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc ngữ liệu tham khảo

a. Mục tiêu: HS dựa vào ngữ liệu SGK để trả lời câu hỏi.

b. Nội dung: HS dựa vào ngữ liệu SGK để trả lời câu hỏi liên quan.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu tham khảo

  • Dựa vào ngữ liệu Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa:

(1) Văn bản trên nghiên cứu về đề tài gì? Bài nghin cứu đã đưa ra những luận điểm nào về đề tài nghiên cứu?

(2) Phương pháp so sánh và phương pháp phân tích – tổng hợp đã được sử dụng như thế nào trong bài nghiên cứu trên?

(3) Tìm hiểu thêm một số ví dụ cho thấy quan niệm, tư tưởng về con người trong văn học hiện đại khác với văn học trung đại.

(4) Bài nghiên cứu đã giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính hiện đại trong văn học Việt Nam?

(5) Phần Tài liệu tham khảo của văn bản này được trình bày theo chuẩn APA. Bạn hãy phân tích cú pháp trình bày và cách sắp xếp các mục trong phần Tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu trên.

(6) Từ văn bản trên, bạn rút ra được kinh nghiệm gì khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  •  HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo

(1) Văn bản trên nghiên cứu về quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.

Luận điểm 1: quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, nhiều phương diện:

+ Luận điểm 1.1: Quá trình hiện đại hóa thể hiện qua sự thay đổi quan niệm về văn học.

+ Luận điểm 1.2: Quá trình hiện đại hóa thể hiện qua phương diện nội dung.

+ Luận điểm 1.3: Quá trình hiện đại hóa thể hiện qua phương diện hình thứ nghệ thuật.

  • Luận điểm 2: Vai trò của chữ Quốc ngữ, báo chí và phong trào dịch thuật trong việc hình thành nền văn xuôi Quốc ngữ.

(2) 

+ Phương pháp so sánh thể hiện ở việc so sánh đề tài yêu nước trong văn học trung đại và trong Hải ngoại huyết thư nhằm mục đích cho thấy những đổi mới trong phương diện nội dung, làm bật lên phương diện nội dung của quá trình hiện đại hóa văn học.

+ Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng để phân tích các khía cạnh của vấn đề (các biểu hiện của quá trình hiện đại hóa, những cơ sở quá trình hiện đại hóa), từ đó khái quát lên đặc điểm của tiến trình hiện đại hóa văn học VIệt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.

(3)

+ Văn học trung đại coi thiên nhiên là thước đo thẩm mĩ (dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng là các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả con người), văn học hiện đại coi con người là thước đo thẩm mỹ, là trung tâm của thế giới, dùng đặc điểm của con người để miêu tả thiên nhiên.

+ Văn học trung đại không nói về con người cá nhân, chủ yếu nói về vấn đề trọng đại, lớn lao của đất nước, xã hội; văn học hiện đại đề cao cái tôi cá nhân, khẳng định nhận thức về sự tồn tại của cá thể.

+ Văn học trung đại thể hiện tình cảm nhân đạo chủ yếu ở các bậc, các đấng nhìn xuống thương xót cho “dân đen, con đỏ”; văn học hiện đại đề cao tính dân chủ trong tình cảm nhân đạo, với việc thương xót chính mình là một biểu hiện quan trọng.

(4)

+ Tính hiện đại bắt nguồn từ quá trình hiện đại hóa, thoát ly khỏi đặc điểm sáng tác theo văn học trung đại, đổi mới nền văn học theo hướng văn học phương Tây nhằm hội nhập với văn học thế giới.

+ Tính hiện đại thể hiện trên các phương diện: quan niệm sáng tác, nội dung nghệ thuật.

+ Điều kiện quan trọng để làm nên tính hiện đại đó là sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí và dịch thuật.

(5) 

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn APA (đã học ở lớp 11). Các tài liệu được sắp xếp theo tên tác giả. Cấu trúc cú pháp của tài liệu tham khảo: tên tác giả (năm xuất bản). Tên tài liệu. Nơi xuất bản: đơn vị xuất bản.

(6) HS tự rút ra kinh nghiệm khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại dựa trên các nhiệm vụ đã thực hiện bên trên.

 

                                                                          

Hoạt động 2: Văn học hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam

a. Mục tiêu: HS dựa vào SGK để tìm hiểu khái niệm thời hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức để nêu khái niệm về thời hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm văn học và văn học hiện đại Việt Nam.

  • Dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa chuyên đề ngữ văn 12 HS tiến hành tìm hiểu khái niệm hiện đại và văn học hiện đại thông qua 2 trạm dừng chân:

+ Trạm dừng chân 1: Trình bày khái niệm thời hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam?

+ Trạm dừng chân 2: Trình bày một số đặc điểm của văn học hiện đại Việt Nam? So sánh 2 thời kì văn học trung đại và hiện đại Việt Nam?

  • - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  •  HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Văn học hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam.

1.1. Khái niệm thời hiện đại và văn học hiện đại Việt Nam.

Trạm dừng chân 1:

Thời hiện đại: Thời đại lịch sử gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, quá trình đô thị hóa chủ nghĩa tư bản và ý thức cá nhân. 

+ Ở phương Tây thời hiện đại gắn với kỉ nguyên phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tư duy lý tính từ khoảng thế kỉ XVII trở đi.

+ Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, thời hiện đại thường được tính là thời kì tiếp sau thời trung đại, khi quá trình thuộc địa hóa gây ra nhiều biến động mạnh mẽ trong văn hóa và xã hội khiến cơ cấu văn hóa truyền thống bị phá vỡ. Thời hiện đại ở Việt Nam bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX.

  • Văn học hiện đại Việt Nam: Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến nay thoát ly khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây để hòa nhập với văn học thế giới.

    1. Một số đặc điểm của văn học hiện đại Việt Nam.

Trạm dừng chân 2:

  • So sánh văn học hiện đại và văn học trung đại Việt Nam (Phụ lục 1).

  • Đặc điểm của văn học hiện đại Việt Nam (Phụ lục 2).

+ Sau năm 1986 các sáng tác văn học có sự thay đổi mạnh mẽ với sự xuất hiện của yếu tố hậu hiện đại phương thức sáng tác văn chương phá vỡ các thủ pháp độc đáo, có tính thể nghiệm. Các thủ pháp có thể kể đến như: siêu hư cấu, dòng ý thức, người kể chuyện không đáng tin cậy….

                                                                          

PHỤ LỤC 1: SO SÁNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

 Văn học trung đạiVăn học hiện đại 
Quan niệm nghệ thuật
  • Văn, sử, triết bất phân.

  • Khu biệt văn chương với sử, triết, coi trọng tính thẩm mỹ của văn chương

  • Không phủ nhận giá trị nhận thức và giáo dục của văn chương, nhưng đề cao tính chân thực và tính thẩm mỹ hướng văn chương đến cái đẹp.

Đặc điểm sáng tác

Có tính phi cá thể hạn chế việc biểu lộ con người cá nhân, cá thể hướng đến các vấn đề chung của xã hội, dân tộc.

Đề cao ý thức cá nhân, con người cá nhân, cá thể được khai thác, phản ánh đa dạng, nhiều khía cạnh qua các giai đoạn văn học.

Tuân thủ tính quy phạm nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Đề cao tinh thần tự do.

Sùng cổ luôn hướng về quá khứ coi quá khứ là chuẩn mực, từ đó có xu hướng “tầm chương trích cú” sử dụng điển tích, điển cố khi sáng tác văn chương.

Thoát khỏi lối văn chương “tầm chương trích cú” tập trung phản ánh những vấn đề của hiện thực, đáp ứng yêu cầu của thời đại qua từng giai đoạn.

Có tính trang nhã, sử dụng nhiều ước lệ tượng trưng.

Thoát khỏi hệ thống ước lệ tượng trưng, sáng tác bằng chất liệu hiện thực, chất liệu ngôn ngữ đời thường.

Thể loại
  • Văn học chữ Hán: thơ Đường luật, thơ cổ thể, truyện truyền kì, hịch, chiếu, biểu….

  • Văn học chữ Nôm: truyện thơ Nôm, thơ Nôm đường luật.

Thơ hiện đại, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học….

Mối quan hệ giữa người sáng tác và người đọc

Văn chương không phải là một nghề kiếm sống sáng tác văn chương chủ yếu để tỏ lòng, tỏ chí. Mối quan hệ giữa người sáng tác và người đọc chưa được quan tâm rõ rệt.

Văn chương là một nghề kiếm sống. Bạn đọc có vai trò quan trọng trong việc quyết định số phận của tác phẩm => sự đối thoại giữa nhà văn và người đọc trong tác phẩm.

 

PHỤ LỤC 2: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ

Thời kì/ giai đoạn

Đặc điểm

Văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (đặc biệt là giai đoạn 1930 -1945).

Nền văn học từng bước hiện đại hóa, phát triển với nhịp độ đặc biệt mau lẹ có sự phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh, vừa bổ trợ vừa tương tác trong quá trình phát triển.

Văn học từ năm 1945 đến 1975.

Nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản phục vụ các nhiệm vụ chính trị cổ vũ chiến đấu, nền văn học hướng về đại chúng, chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

Văn học sau 1975.

Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hoá lấy tư tưởng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng cho tư tưởng và cảm hứng nhân đạo, có sự phong phú đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nghệ sĩ và đổi mới cách nhìn, cách tiếp cận về hiện thực, đề cao tính đối thoại trong văn chương.

 

Hoạt động 3: Một số yêu cầu về nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại 

a. Mục tiêu: Nắm được các yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại.

b. Nội dung: HS có thể nắm được các yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được các yêu cầu khi nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 1: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm nghệ thuật chuyển thể
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 3: Yêu cầu và cách thức thuyết trình giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. TÌM HIỂU PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC: CỔ ĐIỂN, HIỆN THỰC HOẶC LÃNG MẠN

Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Yêu cầu và cách thức tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)
Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3 Phần 3: Yêu cầu và cách thức thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại
Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại
Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Thuyết trình về một vấn đề văn học hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC

Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 1: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm nghệ thuật chuyển thể
Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học
Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 3: Yêu cầu và cách thức thuyết trình giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. TÌM HIỂU PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC: CỔ ĐIỂN, HIỆN THỰC HOẶC LÃNG MẠN

Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Yêu cầu và cách thức tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)
Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)
Giáo án điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3 Phần 3: Yêu cầu và cách thức thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)

Chat hỗ trợ
Chat ngay