Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 bộ sách Chân trời sáng tạo CĐ 2 Phần 2: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
PHẦN 2: YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC VIẾT BÀI GIỚI THIỆU TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƯỢC CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Kích hoạt kiến thức nền về cách thức viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận về viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
Năng lực nghiên cứu và phân tích cách viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
Năng lực phân tích, so sánh viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
3. Phẩm chất
Có thể hoàn thành được một bài viết giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – SGK, Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 – SGV.
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
Công cụ hỗ trợ bao gồm có máy tính, điện thoại kết nối mạng (nếu có).
2. Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 12, hồ sơ tài liệu, bảng biểu...liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV cho HS đóng một đoạn kịch ngắn hoặc hát một ca khúc... được chuyển thể từ tác phẩm văn học.
+ Yêu cầu HS nhắc lại những yếu tố cần lưu ý khi thưởng thức một tác phẩm điện ảnh, hội họa, âm nhạc được chuyển thể từ tác phẩm văn học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết học trước bạn đã tìm hiểu cách thức thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học. Còn đến buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Yêu cầu đối với bài giới thiệu và đọc ngữ liệu tham khảo
a. Mục tiêu: Trình bày được yêu cầu đối với bài giới thiệu và đọc ngữ liệu tham khảo.
b. Nội dung: HS dựa vào SGK và ngữ liệu để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Yêu cầu đối với bài giới thiệu
+ Trình bày yêu cầu đối với bài giới thiệu? + Yêu cầu về bố cục và cách thức thực hiện một số dạng bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện HS lên trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 1. Yêu cầu đối với bài giới thiệu
+ Bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật là kết quả sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ như bài hát, bức tranh chuyển thể từ văn học. + Bài giới thiệu tác phẩm gnheje thuật là kết quả sáng tạo của tập thể nghệ sĩ như một bộ phim, một tác phẩm sân khấu tổng hợp. 2. Yêu cầu về bố cục và cách thức thực hiện một số dạng bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học. - Dạng 1: Dàn ý (bố cục) bài viết giới thiệu tác phẩm âm nhạc, hội họa do cá nhân nghệ sĩ chuyển thể từ tác phẩm văn học. + Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm của tác phẩm nghệ thuật chuyển thể và tác phẩm văn học được chuyển thể (chẳng hạn: thông tin về tên tác giả, tác phẩm nghệ thuật âm nhạc (bài hát), hội họa chuyển thể và tên tác giả, tác phẩm văn học.) + Thân bài: Lần lượt giới thiệu/ so sánh về hai tác phẩm: công viêc/quá trình chuyển thể (xử lí khác biệt về ngôn ngữ nghệ thuật, kĩ thuật biểu đạt giữa hai loại hình); những điểm gặp gỡ tương đồng, khác biệt giữa tác giả chuyển thể tác phẩm âm nhạc (bài hát), hội họa (bức tranh) và tác giả tác phẩm văn học được chuyển thể. Trường hợp giới thiệu tập trung vào một vấn đề (sự gặp gỡ tri âm) trong việc chuyển thể; tùy theo mục đích yêu cầu của bài giới thiệu. + Kết bài: Nhận định chung về thành công, hạn chế hay khác biệt quan trọng (nếu có). |
Hoạt động 2: Đọc ngữ liệu tham khảo
a. Mục tiêu: Phân tích ngữ liệu trong sách giáo khoa.
b. Nội dung: HS trả lời được các câu hỏi cuối phần ngữ liệu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích ngữ liệu Cảm xúc chung của hai nghệ sĩ tạo nên Em ơi Hà Nội phố
+ Ngữ liệu 1 giới thiệu tác phẩm nghệ thuật chuyển thể của ai, từ tác phẩm văn học nào? Đoạn mở bài có cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết theo yêu cầu của phần mở bài không? Nêu nội dung chính của phần kết bài? + Tóm tắt ý chính của bài viết, từ đó nêu nhận xét về bố cục của bài viết? + Tác giả đã giới thiệu quá trình sáng tác và chuyển thể từ thơ thành bài hát như thế nào? Xác định một số biểu hiện của sự gặp gỡ “tri âm” giữa hai tác giả (Phú Quang Phan Vũ) và những điểm sáng tạo đang ghi nhận của nhạc sĩ Phú quang khi phổ nhạc bài thơ? + Tác giả đã trình bày bằng những cách thức nào? + Phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng như thế nào trong ngữ liệu trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện HS lên trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 1. Phân tích ngữ liệu Cảm xúc chung của hai nghệ sĩ tạo nên Em ơi Hà Nội phố. (1) + Tác giả bài hát Em ơi Hà Nội phố là nhạc sĩ Phú Quang, phổ nhạc bản trường ca, thơ của Phan Vũ trên cơ sở tuyển lại một số câu, đoạn chọn lọc làm lời của bài hát. + Đoạn mở đầu đã đáp ứng yêu cầu của phần mở bài: Từ những câu thơ trong bản trường ca “Em ơi Hà Nội phố”, những cảm xúc chung, những cảm xúc chung, những nhịp đập chung của nhạc sĩ Phú Quang và nhà thơ Phan Vũ đã làm nên ca khúc bất hủ, nay đã trở thành một trong những bài “Hà Nội ca” đình đám. Cả nhà thơ Phan Vũ và nhạc sĩ Phú Quang nay đều đã đi xa, nhưng “Em ơi Hà Nội phố” thì còn mãi. + Nội dung chính của phần kết bài: Khẳng định sức sống vượt thời gian của thơ Phan Vũ và nhạc sĩ Phú Quang, gợi nhắc lại hình ảnh ngày đi xa của nhà thơ Phan Vũ và nhạc sĩ Phú Quang bằng chính những hình ảnh được gợi lên từ Em ơi Hà Nội phố. (2) - Ý chính của phần thân bài có thể tóm tắt như sau: + Nêu những thông tin về nội dung tình cảm, cảm xúc, hoài niệm của Phan Vũ về sự kiện B52 tàn phá Hà Nội tháng 12 năm ấy, số dòng, số đoạn thơ (443 dòng, 21 đoạn) trong tác phẩm trường ca của Phan Vũ và số dòng được Phú Quang chọn để xây dựng thành lời của bài hát, trường hợp hai tác giả gặp nhau và tình cảm tri âm đã thôi thúc nhạc sĩ Phú Quang. + NHững cảm xúc chung của hai nghệ sĩ, hai người con xa Hà Nội đã gặp nhau ở cùng một ca khúc. + Ca sĩ thể hiện lần đầu là Lệ Thu, sau đó tiếp tục được các ca sĩ nổi tiếng thể hiện cho thấy sức sống ngay lần đầu và sức sống vượt thời gian của tác phẩm. => Nhận xét: Bố cục của bài viết mạch lạc. Quá trình sáng tác và chuyển thể từ thơ thành bài hát được thuật lại từ sự ra đời của bài thơ đến sự ra đời của bài hát; từ tiếng nói tri âm của hai tác giả đến tình cảm tri âm của ca sĩ, người thưởng thức. Đó là bố cục phù hợp để truyền tải ý chính cần giới thiệu về bài hát phổ nhạc từ tác phẩm thơ. (3) Một số biểu hiện của sự gặp gỡ “tri âm” giữa hai tác giả (Phú Quang – Phan Vũ) và những điểm sáng tạo đáng ghi nhận của nhạc sĩ Phú Quang khi phổ nhạc bài thơ: + Phú Quang – Phan Vũ đều có chung cảm xúc cần thể hiện. + Về biểu hiện, có thể tiến hành phân tích đoạn văn sau “một Hà Nội của quá khứ đã lùi xa ngay cả với thời điểm bài thơ ra đời. Một Hà Nội êm đềm và mang những vẻ đẹp tiêu biểu nhất, đến mức ai chưa từng đến Hà Nội cũng có thể hình dung ra nơi này qua từng lời bài hát. Từ “mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, con đường vắng”... cho đến “cây bàng mồ côi mùa đông, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, tiếng chuông ngân, một chiều phai tóc em bay”. Một Hà Nội trong những cảm xúc về những bóng hồng trong hoài niệm”. (4) Bằng chứng ở đây trước hết là những câu hát, hình ảnh, từ ngữ trong lời bài hát – lời thơ được tác giả trích dẫn rất chọn lọc, khéo léo lồng chúng vào trong lời giới thiệu của mình. Bằng chứng về sức sống của bài hát gắn với tên tuổi các ca sĩ thể hiện. (5) Phương pháp phân tích – tổng hợp đã sử dụng thành công khi chỉ ra những tình cảm, cảm xúc chung giữa hai tác giả. Phương pháp so sánh được sử dụng một cách kín đáo để làm nổi bật điểm chung giữa các thế hệ ca sĩ, người nghe.
|
Nhiệm vụ 2: Phân tích ngữ liệu 2 và 3
+ Các bài viết (ngữ liệu 2 và ngữ liệu 3) trên đây giới thiệu tác phẩm nghệ thuật chuyển thể của ai, thuộc loại hình nghệ thuật gì, từ tác phẩm văn học nào? Đoạn mở bài của mỗi bài viết có cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết theo yêu cầu của phần mở bài không? + Tóm tắt ý chính của phần thân bài và kết bài trong mỗi bài viết, từ đó nêu nhận xét về bố cục của từng bài. + Tác giả đã giới thiệu quá trình sáng tác và chuyển thể từ truyện cổ, kịch bản văn học thành tác phẩm nhạc kịch hoặc từ truyện thành phim như thế nào? Xác định một số điểm sáng tạo đáng ghi nhận của các tập thể tác giả chuyển thể. + Nhận xét về cách kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ của tác giả mỗi bài viết (ngữ liệu 2 và ngữ liệu 3). Tác giả bài viết về tác phẩm phim truyện đã trình bày bằng chứng theo cách thức nào? + Phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng như thế nào trong bài viết trên? + Bạn rút ra lưu ý gì khi cần giới thiệu nhiều tác phẩm nghệ thuật chuyển thể trong một bài viết ngắn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện HS lên trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 2. Phân tích ngữ liệu 2 và 3 (1) - Ngữ liệu 2 + Tác phẩm văn học và những đôi cánh mới giới thiệu một chùm tác phẩm điện ảnh, ba-lê nổi tiếng chuyển thể từ văn học: + Hồ Thiên Nga được chuyển thể từ truyện cổ dâ gian thành ba-lê, kể về câu chuyện tình yêu của công chúa Ô-đét (Odette) (người bị phù thủy biến thành thiên nga vào ban ngày và trở thành người vào ban đêm) với hoàng tử Sít-phơ-ri. Phần âm nhạc do nhà soạn nhạc P.Trai-cốp-xki viết. + Sin-đơ-rê-la (Cinderella) là truyện cổ do anh em nhà Grimm sưu tầm, nhiều lần được chuyển thể thành tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều loại hình khác nhau: nhạc kịch ba-lê; phim hoạt hình, phim truyện.... - Rô-mê-ô và Giu-li-ét: là tác phẩm bi kịch của U.Sếch-xpia được các nhà biên đạo nhạc kịch chuyển thể thành tác phẩm ba-lê, và sau đó các nhà làm phim chuyển thể thành phim truyện. Tương tự với ngữ liệu 3. (2) - HS có thể đọc ngữ liệu 2 để tóm tắt ý chính trong phần thân bài. - Đối với phần ngữ liệu 3: + Phần thân bài: * Bộ phim góp phần mang lại giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho đạo diễn – Nghệ sĩ nhân sân Phạm Văn Khoa với ekip diễn viên nổi tiếng. * Kịch bản của bộ phim được nhà văn, nữ biên kịch Đoàn Lê chuyển thể từ ba tác phẩm độc lập của Nam Cao. * Mạch chuyện (được kết nối qua lời kể của nhân vật giáo Thứ) và chủ đề của phim. * Tính đột phá táo bạo của đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Phạm Văn Khoa vào thời điểm đầu những năm 1980. + Phần kết bài: * Thông tin về phiên bản mới phim Làng Vũ Đại ngày ấy với chất lượng HD trong Tuần phim Việt trên VTVGo. * Nhận xét chung: Bài viết được bố cục mạch lạc, tự nhiên. (3) - Với các tác phẩm nhạc kịch, tác giả bài viết (ngữ liệu 2) chủ yếu nêu thông tin về tác phẩm ba-lê, điện ảnh và tác phẩm văn học, nhân mạnh thông tin về sáng tạo âm nhạc biên đạo ba-lê đạo diễn điện ảnh. - Với tác phẩm điện ảnh (phim truyện) tác giả (ngữ liệu 3) bắt đầu với việc giới thiệu đạo diễn, diễn viên sau đó giới thiệu tác giả kịch bản và mạch tự sự kết nối nội dung các tác phẩm văn học của Nam Cao. Ở ngữ liệu này, quá trình chuyển thể từ truyện thành phim được nói lướt qua, lồng vào việc giới thiệu đạo diễn, diễn viên và tác giả kịch bản. - Một số điểm sáng tạo đáng ghi nhận của các tập thể tác giả chuyển thể phim Làng Vũ Đại ngày ấy từ tác phảm của Nam Cao: + Những nhân vật chính của Nam Cao như Giáo Thứ, Lão Hạc, Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, Lý Cường.... được quy tụ về một không gian văn hóa của làng Vũ Đại trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. + Kết nối sự kiện của nhiều tác phẩm, tăng cường tính chất tự truyện, sử dụng điểm nhìn, lời kể của nhân vật giáo Thứ và kể bằng ngôn ngữ điện ảnh. + Sử dụng “cảnh nóng” táo bạo, hiệu quả. (4) Về sự kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ của tác giả: + Ở ngữ liệu 2: Mỗi tác phẩm đều chọn dùng một hình ảnh đẹp (từ vở diễn ba-lê), khá tiêu biểu chọn lọc nhằm phát huy sự hỗ trợ của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. + ở ngữ liệu 3: Tác giả bài viết sử dụng một chùm ảnh phim khá ấn tượng. Về cách sử dụng bằng chứng: Bằng chứng được trích dẫn từ ngữ liệu 3 chủ yếu là tên các nhân vật trong truyện và trong phim truyện. Điều này bảo đảm cho tính hàm súc và số chữ cho phép của một bài báo. (5) HS nhận xét về phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh được sử dụng trong ngữ liệu 3. (6) HS dựa vào ngữ liệu 2 (giới thiệu nhiều vở ba-lê, điện ảnh chuyển thể từ văn học qua một bài viết ngắn), tự rút ra một số lưu ý khi giới thiệu nhiều tác phẩm nghệ thuật chuyển thể trong một bài viết ngắn. |
Hoạt động 3: Hướng dẫn quy trình viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể từ văn học
a. Mục tiêu: HS có thể nắm được quy trình viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật.
b. Nội dung: HS nắm được quy trình viết bài giới thiệu tác phẩm nghệ thuật.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo