Giáo án chuyên đề Sinh học 11 cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 11 bộ sách cánh diều CĐ 2 Bài 6: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Phân tích được một số biện pháp phòng chống các bệnh dịch phổ biến ở người: bệnh sốt xuất huyết, bệnh cúm, bệnh lao phổi, bệnh sởi,...

- Thực hiện được các biện pháp phòng chống một số bệnh dịch phổ biến ở người.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người.
  • Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người để đề xuất biện pháp giảm nguy cơ gây bệnh.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Phân tích được các phương thức xác định biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Áp dụng kiến thức về các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người để ngăn ngừa bệnh dịch ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
  • Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong hoạt động nhóm, hoạt động thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV CĐHT , sách CĐHT sinh học 11 Cánh diều, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh, ảnh liên quan đến các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS chuyên đề sinh học 11 cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Cách li là biện pháp thường được áp dụng khi xuất hiện các bệnh như cúm A, COVID-19. Có phải mọi người đều phải cách li khi mắc bệnh truyền nhiễm? Giải thích.

            

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Gợi ý đáp án:

Mọi người cần phải cách li khi mắc bệnh truyền nhiễm để phòng tránh sự lây lan của bệnh. Như các bệnh như cúm A, COVID-19 cần cách li vì dễ phát tán và lây truyền nhanh, gây nguy hiểm lớn đến con người, xã hội. Tùy từng bệnh để xác định phương án, thời gian cách li để phòng ngừa dịch bệnh.

⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Làm thế nào để xác định biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người? Có bao nhiêu cách phòng chống bệnh dịch ở người? Để trả lời cụ thể cho câu hỏi này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay bài 6. Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người

  1. Mục tiêu:

- Hiểu được quá trình lây truyền bệnh dịch ở người.

- Nêu được các biện pháp phòng chống bệnh dịch.

  1. Nội dung: HS hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi.
  2. Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

*Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu quá trình lây truyền bệnh dịch ở người

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu Hình 6.1, yêu cầu HS đọc nội dung I.1 tr43 sách CĐHT Sinh học 11 và trả lời câu hỏi: Nêu các mắt xích trong chu trình lây bệnh dịch ở người.

- GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về quá trình lây truyền bệnh dịch ở người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu sách CĐHT, xung phong trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Các mắt xích của chu trình lây nhiễm: (1) tác nhân gây bệnh, (2) lây truyền, (3) người mẫn cảm, (4) người bị bệnh và (5) phát tán.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả, thái độ tìm hiểu, xây dựng bài của HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

I. Biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người

1. Quá trình lây truyền bệnh dịch ở người

- Quá trình lây truyền bệnh dịch là một chu trình gồm nhiều mắt xích, trong đó tác nhân gây bệnh lây truyền từ cả thể nảy sang cả thể khác.

- Chu trình lây truyền bệnh dịch ở người thường bao gồm năm mắt xích quan trọng:

(1) tác nhân gây bệnh (nguồn bệnh)

(2) lây truyền

(3) người mẫn cảm

(4) người bị bệnh

(5) phát tán

*Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu biện pháp phòng chống dịch bệnh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 6.2, 6.3, 6,4 và nhận biết một số biện pháp phòng bệnh trong hình.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận (mỗi nhóm tìm hiểu một biện pháp phòng chống bệnh dịch) và trả lời các câu hỏi tương ứng:

+ Biện pháp nào nên được áp dụng hằng ngày nhằm ngăn cần sự phát tán và lây truyền của tác nhân gây bệnh? Nêu biện pháp giúp giảm nguy cơ phát tán và lây truyền tác nhân gây bệnh từ động vật sang người.

+ Trong các biện pháp tăng cường miễn dịch, khả năng phòng bệnh của cơ thể, biện pháp nào giúp cơ thể phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất? Giải thích.

+ Nêu biện pháp phù hợp để loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng tồn tại trong môi trường tự nhiên, trên cơ thể sinh vật hoặc cơ thể người bệnh.

- GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh dịch.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu sách CĐHT, thảo luận nhóm, xung phong trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

*CH1.

+ Các biện pháp nên được áp dụng hằng ngày: rửa tay và vệ sinh cơ thể thường xuyên; súc họng; hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng; sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ, kính mắt.

+ Các biện pháp giúp giảm phát tán và lây truyền tác nhân gây bệnh từ động vật sang người:

•         Tách riêng khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm xa khu dân cư.

•         Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chăm sóc, giết mổ gia súc, gia cầm.

•         Không tàng trữ, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã.

•         Khoanh vùng, tiêu huỷ các động vật bị nhiễm bệnh.

•         Không tàn phá môi trường tự nhiên, làm mất khu vực sinh sống của động vật hoang dã.

*CH2. Tiêm vaccine giúp tăng cường miễn dịch và khả năng phòng bệnh của cơ thể chủ động và hiệu quả. Do vaccine là chế phẩm chứa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên với một bệnh cụ thể nên sẽ kích thích cơ thể hình thành kháng thể chủ động và đặc hiệu.

*CH3. Biện pháp loại bỏ tác nhân gây bệnh trong môi trường: thường xuyên vệ sinh, khử trùng các vật dụng, môi trường xung quanh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh; trên cơ thể động vật phát hiện, tiêu huỷ các sinh vật nhiễm bệnh hoặc các vật trung gian truyền bệnh; trên cơ thể người: sử dụng thuốc, kháng thể,...

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả, thái độ tìm hiểu, xây dựng bài của HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Biện pháp chung cho phòng chống dịch bệnh

2.1. Ngăn cản sự phát tán và lây truyền của các tác nhân gây bệnh

- Tác nhân gây bệnh có thể phát tán và lây truyền qua các con đường như tiếp xúc trực tiếp, vết xước, truyền máu, tiêu hoá, hô hấp, vật trung gian truyền bệnh hoặc mẹ truyền sang con. Dựa trên các con đường phát tán và lây truyền này sẽ có những biện pháp phòng chống phù hợp.

2.2. Tăng cường miễn dịch, khả năng phòng bệnh của cơ thể

- Khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể có thể được tăng cường nhờ một số biện pháp sau:

+ Không sử dụng chất gây nghiện và hạn chế những thói quen xấu.

+ Luyện tập thể dục, thể thao.

+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.

+ Tiêm chủng vaccine phòng bệnh.

2.3. Bất hoạt và loại bỏ tác nhân gây bệnh

- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các vật dụng, môi trường xung quanh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

- Phát hiện, tiêu huỷ các sinh vật nhiễm bệnh hoặc các vật trung gian truyền bệnh.

- Khi tác nhân gây bệnh đã lây truyền vào trong cơ thể, tuỳ theo tác nhân gây bệnh, có thể có những biện pháp điều trị khác nhau để ngăn cản sự phát triển của tác nhân gây bệnh trong cơ thể người bệnh.

- Sử dụng thuốc kháng sinh:

+ Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn.

+ Tuy nhiên, kháng sinh cũng có thể ức chế và tiêu diệt hệ vi sinh vật sẵn có trong cơ thể người, đặc biệt là vi khuẩn có lợi nên cũng có thể gián tiếp gây hại cho con người.

+ Bên cạnh đó, do sự tiến hoá của tác nhân gây bệnh, cùng với việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đã làm xuất hiện các vi sinh vật kháng thuốc.

+ Khi dùng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng thuốc chống virus: loại thuốc ức chế một giai đoạn nào đó ở chu trình nhân lên của virus. Tuy nhiên, do tần số biến dị ở virus thường rất cao, đặc biệt các virus có hệ gene RNA, ví dụ như virus cúm, HIV, SARS-CoV,... nên dễ xuất hiện các chủng virus có khả năng kháng thuốc.

- Sử dụng kháng thể đơn dòng: là một liệu pháp điều trị mới, trong đó các nhà nghiên cứu đã tạo ra kháng thể có khả năng liên kết và bất hoạt một kháng nguyên cụ thể. Bổ sung kháng thể đơn dòng giúp cơ thể chống lại một tác nhân gây bệnh cụ thể một cách đặc hiệu, do đó sẽ tăng cường khả năng chống bệnh của cơ thể.

2.4. Một số biện pháp khác

- Nhận diện các nhóm người có nguy cơ cao để có biện pháp bảo vệ, chăm sóc phù hợp.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, giáo dục năng cao năng lực phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân, cán bộ y tế, ….

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay