Giáo án điện tử toán 10 kết nối bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (2 tiết)
Bài giảng điện tử toán 10 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (2 tiết). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem video về mẫu Giáo án điện tử toán 10 kết nối bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (2 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử toán 10 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 – 6, một rạp chiếu phim phục vụ các khán giả một bộ phim hoạt hình. Vé được bán ra có hai loại:
Loại 1 (dành cho trẻ từ 6 – 13 tuổi): 50 000 đồng/ vé.
Loại 2 (dành cho người trên 13 tuổi): 100 000 đồng/vé.
Người ta tính toán rằng, để không phải bù lỗ thì số tiền vé thu được ở rạp chiếu phim này phải đạt tối thiểu 20 triệu đồng.
Hỏi số lượng vé bán được trong những trường hợp nào thì rạp chiếu phim phải bù lỗ?
Gợi ý
- Số tiền bán vé phụ thuộc vào những lượng vé nào?
phụ thuộc vào số vé bán được của loại 1 và loại 2.
- Muốn không lỗ thì số tiền bán vé thu được phải như thế nào?
Số tiền bán vé phải lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng.
Ta cần giải một bất phương trình mà có 2 ẩn số cần tìm.
CHƯƠNG II: BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
BÀI 3: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN (2 Tiết)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ
- Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
HĐ1
Trong tình huống mở đầu, gọi x là số vé loại 1 bán được và y là số vé loại 2 bán được. Viết biểu thức tính số tiền bán vé thu được (đơn vị nghìn đồng) ở rạp chiếu phim đó theo x và y.
- a) Các số nguyên không âm x và y phải thỏa mãn điều kiện gì để số tiền bán vé thu được đạt tối thiểu 20 triệu đồng?
- b) Nếu số tiền bán vé thu được nhỏ hơn 20 triệu đồng thì x và y thỏa mãn điều kiện gì?
Giải
Biểu thức tính số tiền bán vé thu được (đơn vị nghìn đồng) ở rạp chiếu phim đó theo x và y: 50x + 100y
- a) 50x + 100y ≥ 20 000
- b) 50x + 100y < 20
Định nghĩa:
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là:
ax + by ≤ c (ax + by ≥ c, ax + by <c, ax + by >c)
Trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.
Ví dụ 1:
Bất phương trình nào sai đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
2x + 3y < 1 2x2 + 3y < 1
Giải
Bất phương trình 2x + 3y < 1 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Bất phương trình 2x2 + 3y < 1 không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì chứa x2.
HĐ2
Cặp số (x; y) = (100; 100) thỏa mãn bất phương trình bậc nhất hai ẩn nào trong hai bất phương trình thu được ở HĐ1? Từ đó cho biết rạp chiếu phim có phải bù lỗ hay không nếu bán được 100 vé loại 1 và 100 vé loại 2.
Trả lời tương tự với cặp số (x; y) = (150; 150).
Giải
Cặp số (x; y) = (100; 100) thỏa mãn bất phương trình hai ẩn
50x + 100y < 20 000
Nếu rạp chiếu phim bán được 100 vé loại 1 và 100 vé loại 2 thì số tiền thu được là 15 triệu đồng. Do đó rạp chiếu phim phải bù lỗ.
Cặp số (x; y) = (150; 150) thỏa mãn bất phương trình hai ẩn
50x + 100y ≥ 20 000
Nếu rạp chiếu phim bán được 150 vé loại 1 và 150 vé loại 2 thì số tiền thu được là 22,5 triệu đồng. Do đó rạp chiếu phim không phải bù lỗ.
Định nghĩa:
Cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by ≤ c nếu bất đẳng thức ax0 + by0 ≤ c đúng.
Ví dụ 2
Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn x + 2y > 5. Cặp số nào sau đây là một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên?
- a) (x; y) = (3; 4) b) (x; y) = (0; -1)
Giải
- a) Vì 3 + 2. 4 = 11 > 5 nên cặp số (3; 4) là một nghiệm của bất phương trình đã cho.
- b) Vì 0 + 2. (-1) = - 2 < 5 nên cặp số (0; -1) không phải là một nghiệm của bất phương trình đã cho.
Luyện tập 1: Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn x + 2y ≥ 0.
- a) Hãy chỉ ra ít nhất hai nghiệm của bất phương trình trên.
- b) Với y = 0, có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn bất phương trình đã cho?
Giải
- a) Ví dụ hai nghiệm của bất phương trình đã cho là: (x; y) = (0; 1), (x ; y) = (1; 1).
- b) Với y = 0, có vô số giá trị x mà x ≥ 0 thỏa mãn bất phương trình đã cho.
Em có nhận xét gì về số nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
- a) Ví dụ hai nghiệm của bất phương trình đã cho là: (x; y) = (0; 1), (x ; y) = (1; 1).
- b) Với y = 0, có vô số giá trị x mà x ≥ 0 thỏa mãn bất phương trình đã cho.
- Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ
HĐ3
Cho đường thẳng d: 2x – y = 4 trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Đường thẳng này chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng.
- a) Các điểm O(0; 0), A(-1; 3) và B(-2; -2) có thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d không?
Tính giá trị của biểu thức 2x – y tại các điểm đó và so sánh với 4.
- b) Trả lời câu hỏi tương tự như câu a với các điểm C(3; 1), D(4; -1).
Giải
- a) Các điểm O, A, B có thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d.
Thay tọa độ điểm A: 2. (-1) – 3 = - 5 < 4
Thay tọa độ điểm B: 2. (-2) – (-2) = - 2 < 4
Thay tọa độ điểm O: 2. 0 – 0 = 0 < 4.
- b) Các điểm C, D có thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d.
Thay tọa độ điểm C: 2.3 – 1 = 5 >4.
Thay tọa độ điểm D: 2.4 – (-1) = 9 > 4.
Định nghĩa
- Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hơp các điểm có tọa độ là nghệm của bất phương trình ax + by ≤ c được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó.
- Người ta chứng minh được rằng đường thẳng d có phương trình ax + by = c chia mặt phẳng tọa độ Oxy thành hai nửa mặt phẳng bờ d:
- Một nửa mặt phẳng (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ (x; y) thỏa mãn ax + by > c.
- Nửa mặt phẳng còn lại (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ (x; y) thỏa mãn ax + by < c.
- Bờ d gồm các điểm có tọa độ (x; y) thỏa mãn ax + by = c.
Ví dụ 3
Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + y ≥ 100 trên mặt phẳng tọa độ.
Giải
Bước 1: Vẽ đường thẳng d: x + y = 100 trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
Bước 2: Lấy một điểm bất kì không thuộc d trên mặt phẳng rồi thay vào biểu thức x + y. Chẳng hạn, lấy O(0; 0), ta có 0 + 0 < 100.
Do đó, miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng bờ d không chứa gốc tọa độ (miền không bị gạch).
Bước 1: Vẽ đường thẳng d: ax + by = c
Bước 2: Lấy M(x0; y0) ∉ d
Bước 3: Tính ax0 + by0 so sánh với c.
Bước 4:
- Nếu ax0 + by0 ≤ c thì nửa mặt phẳng bờ d chứa M0 là miền nghiệm của bất phương trình.
- Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt phẳng bờ d không chứa M0 là miền nghiệm của bất phương trình.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử toán 10 kết nối tri thức