Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 2: Chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá

Giáo án Bài 2: Chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá sách Giáo dục thể chất 12 - Bóng đá cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Thể dục 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án thể dục bóng đá 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ TRONG THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện đúng chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá; thực hiện thuần thục, ổn định chiến thuật phòng thủ cá nhân, phòng thủ nhóm đã học trong tập luyện và thi đấu.

  • Phát triển thể lực và thành tích thi đấu

  • Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Thể hiện năng khiếu về môn Bóng đá trong học tập và thi đấu.

  • Thể hiện sự ham thích, đam mê môn Bóng đá trong sinh hoạt, học tập và cuộc sống hằng ngày.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh. 

  • Hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện chiến thuật tấn công khu vực; các trò chơi vận động.

  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, đấu tập và linh hoạt các phương pháp tập luyện

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện đúng chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá; thực hiện thuần thục, ổn định chiến thuật phòng thủ cá nhân, nhóm đã học trong tập luyện và thi đấu.

  • Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm; có khả năng phán đoán, xử lí các tình huống một cách linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng đá; vận dụng được những kiến thức đã học vào rèn luyện, hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo Bóng đá và phát triển thể lực.

3. Phẩm chất:

  • Thể hiện năng khiếu về môn Bóng đá trong học tập và thi đấu.

  • Thể hiện sự ham thích, đam mê môn Bóng đá trong sinh hoạt, học tập và cuộc sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất Bóng đá 12.

  • Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.

  • Quả bóng đá.

  • Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục thể chất Bóng đá 12.

  • Giày thể thao, quần áo thể dục. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.

b. Nội dung: 

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học.

c. Sản phẩm:

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về bóng đá để trả lời câu hỏi GV nêu ra.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung:

  • Bài tập tay không.

  • Khởi động các khớp.

  • Bài tập căng cơ.

+ Khởi động chuyên môn: 

  • Chạy bước nhỏ, chạy hất cao gót ra sau, chạy nâng cao đùi, chạy đổi hướng.

  • Phối hợp tung bóng, di chuyển đánh đầu trả bóng.

  • Sử dụng các kỹ thuật đá bóng khác nhau, chuyền bóng bổng qua lại cự ly 12 - 15 m 

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá? Chiến thuật này được sử dụng trong những tình huống nào trong thi đấu bóng đá?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: – Bài 2: Chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định

a. Mục tiêu: Biết được chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và nêu chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng

vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung kiến thức mới: Phòng thủ trong tình huống cố định là chiến thuật được đội phòng thủ triển khai trong các tình huống bóng ngoài cuộc. Trong các tình huống này, đội phòng thủ có đủ thời gian và chủ động tổ chức phòng thủ, 

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định (nếu có).

BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ TRONG THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ TRONG THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

- GV thị phạm và phân tích chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định:

+ GV dùng sa bàn để phân tích và hướng dẫn thực hiện các bài tập chiến thuật.

+ Thị phạm và phân tích chiến thuật: phối hợp phòng thủ trong tình huống đá phạt góc.

+ Thị phạm phân tích chiến thuật: phối hợp phòng thủ trong tình huống đá phạt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

+ Tập các bài chiến thuật phòng thủ khi đá phạt góc.

+ Tập các bài chiến thuật phòng thủ khi có các tình huống đá phạt trước cầu môn.

+ Tập các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi sử dụng các chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chiến thuật (không bắt buộc).
- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa:

Lỗi sai HS 

thường mắc

Biện pháp 

khắc phục

Quan sát để di chuyển hỗ trợ đồng đội chậm

- GV cho HS tập luyện động tác kèm người nhiều lần.

- GV cho HS tập phối hợp di chuyển hỗ trợ đồng đội.

- GV cho HS tập lặp lại nhiều lần bài tập phối hợp làm hàng rào che chắn. 

Tranh bóng phạm luật trong khu vực cấm địa.

Phối hợp làm hàng rào không tốt.

Tranh bóng phạm luật trong vòng cấm địa.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.  Chiến thuật phòng thủ trong tình huống cố định

a. Phối hợp phòng thủ trong tình huống đá phạt góc

- Đá phạt góc là tình huống tấn công có khả năng tạo ra cơ hội ghi bàn cao.

- Đội phòng thủ phải dựa theo đặc điểm của đối phương và đội mình để chuẩn bị các phương án phòng thủ phù hợp (H.1).

- Chú ý:

+ Tăng cường lực lượng phòng thủ;

+ Kèm chặt những cầu thủ nguy hiểm của đối phương;

+ Chú ý bọc lót, hỗ trợ thủ môn;

+ Phối hợp vận dụng Luật Việt vị trong thực hiện phòng thủ;

+ Chú ý tuyến hai của đối phương;

+ Kịp thời triển khai phối hợp phản công khi kiểm soát được bóng. 

b. Phối hợp phòng thủ trong các tình huống đá phạt

- Cần căn cứ vào tình huống cụ thể, tổ chức phối hợp phòng thủ chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa khả năng tấn công của đối phương.

- Chú ý: 

+ Hạn chế đối phương triển khai nhanh quả đá phạt, đồng thời nhanh chóng tổ chức phòng thủ.

+ Khi vị trí đá phạt ở xa khu vực cầu môn, phải khống chế khu vực có khả năng ghi bàn cao ở gần cầu môn, đồng thời tổ chức kèm người chặt, đặc biệt là cầu thủ có khả năng ghi bàn cao.

+ Khi vị trí đá phạt ở gần cầu môn, phải làm “hàng rào” che chắn, đồng thời chiếm lĩnh những khu vực trống có khả năng đá thẳng vào cầu môn. Thủ môn có nhiệm vụ chỉ huy đồng đội làm “hàng rào” sao cho chắn được đường đi gần của bóng vào cầu môn. Tuỳ vào tình huống mà số người tham gia làm “hàng rào” nhiều hay ít, trung bình khoảng 4 - 5 người (H.2).

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chiến thuật thủ môn

a. Mục tiêu: Biết được chiến thuật thủ môn.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và nêu chiến thuật thủ môn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chiến thuật thủ môn.

d. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Lượng

vận động

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Thời gian

Số lần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu nội dung kiến thức mới: Thủ môn là cầu thủ bảo vệ cầu môn, là tuyến phòng thủ cuối cùng của đội. Nhiệm vụ của thủ môn là: bắt bóng, phá bóng, chỉ đạo phòng thủ và phát động tấn công. Hoạt động của thủ môn phụ thuộc vào vị trí bóng và tình huống tấn công của đối phương, do vậy thủ môn luôn phải có hành động chiến thuật phù hợp. 

- GV cho HS xem tranh, ảnh, video chiến thuật thủ môn (nếu có).

BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ TRONG THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

BÀI 2: CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ TRONG THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

- GV thị phạm và phân tích chiến thuật thủ môn:

+  GV dùng sa bàn để phân tích và hướng dẫn thực hiện các bài tập chiến thuật.

+ Thị phạm và phân tích chiến thuật: sự di chuyển vị trí của thủ môn trong các tình huống bóng.

+ Thị phạm phân tích chiến thuật: vị trí thủ môn trong thực hiện bắt bóng từ các hướng khác nhau trước cầu môn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về chiến thuật thủ môn.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập chiến thuật thủ môn theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS lên thực hiện chiến thuật thủ môn.

- HS còn lại thực hiện tại chỗ bài tập chiến thuật thủ môn.

- GV nêu một số chú ý khi thực hiện chiến thuật thủ môn.

- GV tổ chức cho HS tập luyện:

 + Tập các bài tập di chuyển của thủ môn.

+ Tập các bài tập di chuyển vị trí bắt bóng theo các hướng.

+ Tập các bài tập bổ trợ hoặc chơi các trò chơi sử dụng các chiến thuật thủ môn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chiến thuật (không bắt buộc).
- GV nêu một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa:

Lỗi sai HS 

thường mắc

Biện pháp 

khắc phục

Di chuyển lựa chọn vị trí trong các tình huống bóng chưa phù hợp.

- GV cho HS tập luyện di chuyển theo tình huống bóng.

- GV cho HS tập phối hợp làm hàng rào che chắn. 

Phối hợp chỉ đạo làm hàng rào với đồng đội không tốt.

Phối hợp làm hàng rào không tốt.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.  Chiến thuật thủ môn

a. Lựa chọn vị trí

- Là hành động vô cùng quan trọng của thủ môn nhằm tạo khả năng ngăn cản hiệu quả nhất các đường bóng bay vào cầu môn trong các tình huống và vị trí bóng khác nhau:

+ Trong tình huống bóng ở xa và đối phương chưa thể áp sát, đá bóng vào cầu môn, thủ môn có thể di chuyển trong khu vực 16,5 m để hỗ trợ phòng thủ.

+ Trong tình huống bóng gần và đối phương có thể đá bóng vào cầu môn, thủ môn chỉ nên hoạt động trong khu vực 5,5 m và luôn ở tư thế sẵn sàng.

+ Nếu vị trí bóng bên phải (hoặc bên trái) cầu môn, nếu bóng ở giữa cầu môn thì thủ môn đứng ở giữa cầu môn (H.3).

b. Vị trí thủ môn trong các tình huống đá phạt

- Trong tình huống đá phạt góc:

+ Thủ môn đứng gần cột cầu môn ở phía xa so với bóng, cách đường cầu môn 1m. 

+ Đây là vị trí cho phép thủ môn quan sát được bóng để phán đoán đưa ra hành động phù hợp. 

- Trong tình huống đá phạt trực tiếp hoặc gián tiếp:

+ Thủ môn phải chỉ hay đồng đội làm “hàng rào” để che chắn. 

+ Nếu vị trí bóng ở hai phía của cầu môn (bên trái hoặc bên phải), thủ môn chọn vị trí hơi lệch về phía góc gần với đường bóng đến (H4.b). 

+ Nếu bóng ở giữa, thủ môn chọn vị trí ở giữa.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1. KIẾN THỨC CHUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ. SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Chủ đề Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất

GIÁO ÁN WORD PHẦN 2. THỂ THAO TỰ CHỌN – BÓNG ĐÁ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 1: Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng đá đối với sức khoẻ và xã hội, lập kế hoạch tập luyện môn Bóng đá
Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 2: Các vị trí thi đấu và phương pháp trọng tài trong môn Bóng đá

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. KĨ THUẬT ĐÁ BÓNG VÀ ĐÁNH ĐẦU

Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 1: Kĩ thuật đá bóng nửa nảy và đá bóng bằng mũi bàn chân
Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 2: Kĩ thuật đánh đầu bằng trán bên

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. KĨ THUẬT PHÒNG THỦ

Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 1: Kĩ thuật tranh bóng
Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 2: Kĩ thuật bắt bóng và đấm bóng của thủ môn

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN THUẬT TRONG THI ĐẤU BÓNG ĐÁ

Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 1: Chiến thuật tấn công khu vực
Giáo án Thể dục 12 Bóng đá cánh diều Bài 2: Chiến thuật phòng thủ trong thi đấu bóng đá

Chat hỗ trợ
Chat ngay