Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web

Giáo án bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web sách Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/… 

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 23: CHUẨN BỊ XÂY DỰNG TRANG WEB

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Có nhận thức ban đầu về các thành phần của trang web và các bước thiết kế trang web.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực Tin học: 

  • Xác định được cấu trúc chung của trang web.

  • Nhận diện được các thành phần chung của trang web thông qua các ví dụ cụ thể.

  • Nắm được các bước xây dựng trang web. 

  • Thực hiện được bước chuẩn bị xây dựng trang web cho chủ đề được lựa chọn.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật các kiến thức mới.

  • Cẩn thận, tỉ mỉ trong bước chuẩn bị xây dựng trang web, tạo điều kiện thuận lợi cho các bài học sau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

  • GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, phòng máy tính có kết nối Internet.

  • HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Kết nối tri thức, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: 

- Khơi gợi nhu cầu sử dụng và thiết kế một trang web, từ đó dẫn dắt vào chủ đề sắp học.

- Tạo không khí hứng khởi khi bắt đầu tiết học.

b) Nội dung: GV đề cập việc HS quen thuộc với nhiều trang web trong các hoạt động hằng ngày, sau đó đưa ra các câu hỏi khơi gợi vấn đề.

c) Sản phẩm: 

- Đặc điểm chung của các trang web.

- Những thứ cần chuẩn bị khi muốn xây dựng một trang web.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV trình chiếu một số trang web:

+ VnExpress: https://vnexpress.net/

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: https://moet.gov.vn/

+ Shopee: https://shopee.vn/

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát các trang web và thực hiện hoạt động Khởi động SGK trang 126: 

Từ kiến thức đã học, em đã biết khái niệm về trang web. Trong cuộc sống, học tập hằng ngày, em đã từng thấy nhiều trang web và sự phổ biến của chúng, chẳng hạn khi xem tin tức trên các báo điện tử, mạng xã hội,… Các trang web này có những đặc điểm chung gì? Cần chuẩn bị những gì khi muốn xây dựng một trang web?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát các trang web và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi hoạt động Khởi động.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Gợi ý trả lời: 

+ Các trang web đều có cấu trúc gồm ba phần chính:

  • Đầu trang.

  • Thân trang.

  • Chân trang.

+ Các bước cần chuẩn bị để xây dựng trang web:

  • Định hình ý tưởng.

  • Xây dựng thiết kế.

  • Chuẩn bị tư liệu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hiện nay, Internet đã trở nên thông dụng và không thể thiếu trong cuộc sống. Website có vai trò rất quan trọng trong việc đưa mọi người đến với những thông tin mà mình đang cần. Vì vậy, việc học tập, tích luỹ kiến thức về làm trang web là điều cần thiết. Để có thể làm được trang web, cần tiếp cận như thế nào? Để giúp các em trả lời được câu hỏi này,chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thảo luận khám phá cấu trúc và đặc điểm chung của trang web

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được các thành phần chính của trang web.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRANG WEB và thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Cấu trúc và đặc điểm chung của trang web.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện Hoạt động 1 Thảo luận khám phá cấu trúc và đặc điểm chung của trang web SGKtr.126:

+ Có thể chia một trang web thành các phần chính như thế nào?

+ Mỗi phần có những đặc điểm nào chung (nhìn thấy ở nhiều trang web)? 

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:

Tech12h

Phần đầu trang web https://moet.gov.vn/

+ Trong một trang web, phần đầu trang có vai trò như thế nào?

+ Phần đầu trang thường bao gồm những thông tin gì?

- GV đưa ra ví dụ và chỉ rõ cho HS thấy được các thành phần có thể có trong phần đầu trang.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

HS tìm hiểu nội dung mục 1a SGK tr.126 – 127 và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát và trợ giúp HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ câu trả lời của HS, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRANG WEB

Mỗi trang web đầy đủ nhất đều có cấu trúc gồm ba phần chính:

  • Phần đầu trang (header) với những thông tin chung nhất về trang.

  • Phần thân trang (body) chứa nội dung của trang.

  • Phần chân trang (footer) chứa các thông tin ngắn gọn về chủ thể, bản quyền.

a) Phần đầu trang

- Có vai trò như trang bìa thu gọn của một cuốn sách hay là phần trình bày đầu mỗi chương sách.

- Có hình nền và những thông tin nổi bật trên đó như: 

+ Logo.

+ Tên trang.

+ Thanh điều hướng (thanh này sẽ bao gồm bảng chọn các chức năng; chức năng tìm kiếm có thể được tách riêng ra khỏi bảng chọn).

+ Tiêu đề.

+ Thông tin tóm tắt của trang hay là thông tin mới cập nhật.

Lưu ý:

  • Khi trang web được tải lên bởi một trình duyệt web, tên của nó sẽ được hiển thị tại tiêu đề của tab, phía sau một logo nhỏ, gọi là favicon (viết tắt của favorite icon). Favicon có thể không phải được thu gọn từ logo của trang mà được tạo dựng riêng, không phải chỉ cho một trang mà cho cả website, chứa nhiều trang web liên quan đến nhau.

  • Mỗi trang web hay website trên Internet có một địa chỉ truy cập dạng URL (Uniform Resource Locator) để người dùng Internet có thể đọc chúng qua một trình duyệt web như Firefox, Chrome, Edge hay Safari,…

  • Tuỳ theo thiết kế mà đôi khi người ta dành ra một vài dòng trước phần đầu trang để đưa ra những thông báo quan trọng ví dụ như trang đang được xây dựng hay bảo trì,…; phần này gọi là phần thông báo.

Tech12h

Hình 23.1. Đầu trang của trang web HARVARD UNIVERSITY

1 – Logo, 2 – Tên trang, 
3 – Biểu tượng của bảng chọn,

4 – Biểu tượng của chức năng tìm kiếm, 
5 – Tiêu đề, 6 – Tóm tắt thông tin nổi bật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 23.2 và trả lời các câu hỏi:

+ Trong một trang web, phần thân trang thường có bố cục như thế nào?

+ Nội dung trong phần thân trang có thể chứa những dạng  thông tin gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

HS tìm hiểu nội dung mục 1b SGK tr.127 – 128 và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát và trợ giúp HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ câu trả lời của HS, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

b) Phần thân trang

- Thân trang là phần chứa nội dung của trang web, thường được bố cục thành các khối hình chữ nhật, mỗi khối trình bày một nội dung với tiêu đề riêng.

Tech12h

Hình 23.2. Cấu trúc phần thân trang

- Mỗi khối nội dung có thể chứa các thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, biểu mẫu nhập dữ liệu hay là các ứng dụng nhúng khác nhau (ví dụ ứng dụng bản đồ, ứng dụng dự báo thời tiết,…).

Tech12h

Hình 23.3. Ví dụ phần thân trang web Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi:

Tech12h

Phần chân trang web https://moet.gov.vn/

+ Trong một trang web, phần chân trang có thể bao gồm những thông tin gì?

- GV đưa ra ví dụ và chỉ rõ cho HS thấy được các thành phần có thể có trong phần chân trang.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức tr.128 SGK:

Câu 1. Tên trang web và logo trang được đặt ở phần nào của trang web?

Câu 2. Phần thân trang web thường có bố cục như thế nào?

Câu 3. Thông tin liên hệ của chủ thể của trang web được đặt ở phần nào của trang web?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

HS tìm hiểu nội dung mục 1c SGK tr.128 và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát và trợ giúp HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ câu trả lời của HS, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

- GV chốt kiến thức theo Hộp kiến thức

  • Một trang web đầy đủ gồm ba phần chính: đầu trang, thân trangchân trang

  • Phần đầu trang là nơi hiển thị logo, tên trang, thanh điều hướng bao gồm bảng chọn các chức năng, tiêu đề và thông tin tóm tắt của trang.

  • Favicon là biểu tượng đại diện cho tất cả các trang web trong một website và hiển thị trước địa chỉ trang web trên tab của trình duyệt.

  • Phần thân trang được tổ chức theo cấu trúc nhiều khối hình chữ nhật, mỗi khối giới thiệu một nội dung.

  • Phần chân trang được dành để đưa những thông tin về thương hiệu, bản quyền, bảo mật, tóm tắt những thông tin cần nhấn mạnh thêm, thông tin liên hệ và những liên kết tới các trang mạng xã hội liên quan.

 

c) Phần chân trang

Phần này có thể bao gồm những thông tin về:

- Thương hiệu, bản quyền.

- Bảo mật.

- Tóm tắt những thông tin cần nhấn mạnh thêm.

- Thông tin liên hệ.

- Những liên kết tới các trang mạng xã hội liên quan.

Tech12h

Hình 23.4. Phần chân trang web 
Báo Lao Động (laodong.vn)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 SGK tr.126:

Có thể chia một trang web thành ba phần chính:

Phần đầu trang là nơi hiển thị logo, tên trang, thanh điều hướng bao gồm bảng chọn các chức năng, tiêu đề và thông tin tóm tắt của trang.

- Phần thân trang được tổ chức theo cấu trúc nhiều khối hình chữ nhật, mỗi khối giới thiệu một nội dung.

- Phần chân trang được dành để đưa những thông tin về thương hiệu, bản quyền, bảo mật, tóm tắt những thông tin cần nhấn mạnh thêm, thông tin liên hệ và những liên kết tới các trang mạng xã hội liên quan.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức tr.128 SGK:

Câu 1. Tên trang web và logo trang được đặt ở phần đầu của trang web.

Câu 2. Phần thân trang web thường có bố cục là các khối hình chữ nhật.

Câu 3. Thông tin liên hệ của chủ thể của trang web được đặt ở phần chân của trang web.

Hoạt động 2: Cần làm gì khi bắt đầu xây dựng một trang web?

a) Mục tiêu: Giúp HS biết việc xây dựng trang web được bắt đầu bằng việc xác lập định hướng về mục đích trang web, đối tượng người dùng và định hướng thiết kế trang web. 

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ XÂY DỰNG TRANG WEB, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Các bước chuẩn bị để xây dựng trang web.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 2 Cần làm gì khi bắt đầu xây dựng một trang web? SGKtr.129:

Hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: Để xây dựng một trang web chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Gợi ý:

+ Chuẩn bị những thông tin cho phần đầu trang.

+ Chuẩn bị những thông tin cho phần chân trang.

+ Chuẩn bị các bài viết và hình ảnh đẹp.

+ Phân tích, xác lập định hướng về mục đích trang web, đối tượng người dùng và định hướng thiết kế trang web.

- Từ Hoạt động 2, GV giới thiệu khái quát các bước chuẩn bị cần phải thực hiện để xây dựng trang web.

- GV chia lớp thành các nhóm 3 – 4 HS, mỗi nhóm tìm hiểu một bước:

a) Định hình ý tưởng

+ Nội dung chính của bước này là gì?

+ Người xây dựng trang web cần làm gì để:

  • Xác định được rõ mục đích cũng như các yêu cầu cần đặt ra với trang web?

  • Biết được rõ nhu cầu của người dùng?

+ GV cùng HS phân tích ví dụ tr.130 SGK. 

b) Thiết kế

+ Vì sao cần xây dựng dàn ý khi thiết kế trang web?

+ Thế nào là thiết kế mĩ thuật trang web?

+ Ở mức thiết kế chung, người xây dựng trang web cần chú ý đến những yếu tố nào?

c) Lựa chọn phần mềm, chuẩn bị tư liệu

+ GV giới thiệu phần mềm xây dựng trang web của Google.

+ Việc chuẩn bị tư liệu cần thực hiện như thế nào?

GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức tr.133 SGK:

Câu 1. Để định hình được ý tưởng xây dựng một trang web cần phải thực hiện những công việc gì?

Câu 2. Công việc thiết kế trang web bao gồm những nội dung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:  

- HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK tr.129 – 132 sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát và trợ giúp HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động Củng cố kiến thức SGK tr.133:

...........................................

2. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ XÂY DỰNG TRANG WEB

- Việc xây dựng trang web cần bắt đầu với việc phân tích, xác lập định hướng về mục đích của trang web và đối tượng người dùng:

+ Mỗi trang web phải bắt nguồn từ một nhu cầu cụ thể. 

+ Trang web được xây dựng cho những người đọc nó, vì vậy cần phải xác định được đối tượng người đọc (người dùng), khả năng và mong muốn của họ. Từ đó xác định được mục đích, đối tượng, các yêu cầu về trang web trước khi đi vào các chi tiết thiết kế nội dung và hình thức. 

- Trình tự các bước chuẩn bị cần phải thực hiện có thể tóm tắt như sau:

Tech12h

+ Định hình ý tưởng:

  • Xác định mục đích và đối tượng phục vụ của trang web.

  • Thiết lập các yêu cầu cần đạt được cả về nội dung và hình thức.

+ Thiết kế:

  • Xây dựng dàn ý.

  • Xây dựng kiến trúc nội dung, thiết kế mĩ thuật, chọn bảng màu, phông chữ,…

+ Lựa chọn phần mềm, chuẩn bị tư liệu:

  • Lựa chọn phần mềm đề xây dựng trang web.

  • Chuẩn bị thông tin cho phần đầu trang: Làm logo, favicon, ảnh nền và đặt tên trang web.

  • Chuẩn bị tư liệu cho phần thân và chân trang.

Lưu ý: Cần phân biệt việc xây dựng trang web đơn giản với xây dựng website. Công việc chuẩn bị xây dựng website có thể đòi hỏi thêm một số bước khác, đặc biệt là cách tổ chức vận hành và quản trị website.

a) Định hình ý tưởng

- Nội dung chính của bước này là xác định mục đích, đối tượng và các yêu cầu cần đạt được; nói cách khác là tìm được câu trả lời tường minh cho các câu hỏi:

  • Mục đích của trang web là gì? 

  • Lớp người dùng nào hay là những ai sẽ quan tâm thường xuyên đến trang web này?

  • Để đạt được mục đích và đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì trang web phải đạt được những yêu cầu như thế nào về nội dung, kiến trúc và mĩ thuật?

- Để có thể xác định được rõ mục đích cũng như các yêu cầu cần đặt ra với trang web, cần khảo sát, phân tích các nhu cầu cũng như những đặc điểm của người dùng một cách cẩn thận kĩ lưỡng. Càng hiểu được nhu cầu của người dùng thì sẽ càng xác định được rõ hơn mục đích cũng như các yêu cầu cần đặt ra về nội dung và hình thức của trang web.

- Để biết được rõ nhu cầu người dùng, cần phải đặt ra và trả lời những câu hỏi như: 

  • Người dùng mong muốn biết những thông tin gì? 

  • Những gì sẽ làm nên sự thu hút và gây hứng thú đối với họ? 

  • Những gì là đặc điểm văn hoá và thị hiếu của người dùng?

Ví dụ: Dự án xây dựng trang web với chủ đề “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn” của một nhóm thiện nguyện tâm huyết mong muốn quảng bá những nét đẹp của thiên nhiên, văn hoá, con người Việt Nam.

+ Xác định mục đích của trang web và đối tượng sử dụng:

  • Mục đích: Giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hoá, con người Việt Nam.

  • Đối tượng sử dụng: Tất cả những người yêu thích phong cảnh thiên nhiên, những nét đẹp về văn hoá nghệ thuật cũng như ẩm thực các vùng miền Việt Nam.

  • Những điều làm nên sức hấp dẫn, thu hút đối với lớp đối tượng này: 

...........................................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 12 (TIN HỌC ỨNG DỤNG) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 1: Làm quen với Trí tuệ nhân tạo
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 3: Một số thiết bị mạng thông dụng
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 4: Giao thức mạng
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 5: Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 6: Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 7: HTML và cấu trúc trang web
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 8: Định dạng văn bản
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 9: Tạo danh sách, bảng
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 10: Tạo liên kết
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 11: Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 12: Tạo biểu mẫu
 
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 13: Khái niệm, vai trò của CSS
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 14: Định dạng văn bản bằng CSS
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 15: Tạo màu cho chữ và nền
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 16: Định dạng khung
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 17: Các mức ưu tiên của bộ chọn
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 18: Thực hành tổng hợp thiết kế trang web

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 19: Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 20: Nhóm nghề quản trị trong ngành Công nghệ thông tin
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 21: Hội thảo hướng nghiệp

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 22: Thực hành kết nối các thiết bị số

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 24: Xây dựng phần đầu trang web
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 25: Xây dựng phần thân và chân trang web
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 26: Liên kết và thanh điều hướng
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 27: Biểu mẫu trên trang web
Giáo án Tin học ứng dụng 12 kết nối bài 28: Thực hành tổng hợp

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 12 (TIN HỌC ỨNG DỤNG) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 1: Làm quen với Trí tuệ nhân tạo
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 3: Một số thiết bị mạng thông dụng
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 3: Một số thiết bị mạng thông dụng (bổ sung)
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 4: Giao thức mạng
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 5: Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 6: Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 7: HTML và cấu trúc trang web
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 8: Định dạng văn bản
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 8: Định dạng văn bản (P2)
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 9: Tạo danh sách, bảng
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 10: Tạo liên kết
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 11: Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 12: Tạo biểu mẫu
 
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 13: Khái niệm, vai trò của CSS
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 14: Định dạng văn bản bằng CSS
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 14: Định dạng văn bản bằng CSS (P2)
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 16: Định dạng khung
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 17: Các mức ưu tiên của bộ chọn
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 18: Thực hành tổng hợp thiết kế trang web

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 19: Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 20: Nhóm nghề quản trị trong ngành Công nghệ thông tin
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 21: Hội thảo hướng nghiệp

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 22: Thực hành kết nối các thiết bị số

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 24: Xây dựng phần đầu trang web
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 25: Xây dựng phần thân và chân trang web
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 26: Liên kết và thanh điều hướng
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 27: Biểu mẫu trên trang web
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 28: Thực hành tổng hợp

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 12 (TIN HỌC ỨNG DỤNG) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ DỰ ÁN

Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 1: Quản lí dự án và phần mềm quản lí dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 2: Thiết lập tiến độ dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 3: Phân bổ nhân lực và kinh phí dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 4: Quản lí tiến độ dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 5: Tăng năng suất làm việc với phần mềm quản lí dự án

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH CÀI ĐẶT, GỠ BỎ PHẦN MỀM VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU

Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 6: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 7: Cài đặt hệ điều hành máy tính
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 8: Bảo đảm an toàn dữ liệu
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 9: Thực hành bảo vệ dữ liệu

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 10: Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 11: Xác định các đặc trưng đo xu thế trung tâm và độ phân tán dữ liệu
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 12: Mô tả số liệu bằng PivotTable
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 13: Mô tả thống kê bằng biểu đồ
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 14: Phân tích tương quan
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 15: Kiểm định giả thuyết thống kê

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 12 (TIN HỌC ỨNG DỤNG) KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ DỰ ÁN

Giáo án điện tử chuyên đề tin học ứng dụng 12 kết nối bài 1: Quản lý dự án và phần mềm quản lí dự án
Giáo án điện tử chuyên đề tin học ứng dụng 12 kết nối bài 2: Thiết lập tiến độ dự án
Giáo án điện tử chuyên đề tin học ứng dụng 12 kết nối bài 3: Phân bổ nhân lực và kinh phí dự án
Giáo án điện tử chuyên đề tin học ứng dụng 12 kết nối bài 4: Quản lí tiến độ dự án
Giáo án điện tử chuyên đề tin học ứng dụng 12 kết nối bài 5: Tăng năng suất làm việc với phần mềm quản lí dự án

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH CÀI ĐẶT, GỠ BỎ PHẦN MỀM VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU

Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 6: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 7: Cài đặt hệ điều hành máy tính
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 8: Bảo đảm an toàn dữ liệu
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 9: Thực hành bảo vệ dữ liệu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 10: Tính xác suất và chọn số liệu ngẫu nhiên
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 11: Xác định các đặc trưng đo xu thế trung tâm và độ phân tán dữ liệu
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 12: Mô tả số liệu bằng PivotTable
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 13: Mô tả thống kê bằng biểu đồ
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 14: Phân tích tương quan
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 kết nối Bài 15: Kiểm định giả thuyết thống kê

Chat hỗ trợ
Chat ngay