Giáo án và PPT Toán 7 kết nối Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng. Thuộc chương trình Toán 7 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 7 kết nối tri thức
BÀI 19. BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và thảo luận trả lời câu hỏi:
“Sự thay đổi dân số Việt Nam theo thời gian từ năm 1979 đến 2019, được biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng như hình.
Qua biểu đồ đoạn thẳng ta có thể thu nhận được những thông tin gì? Cách vẽ biểu đồ đó như thế nào?”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Hoạt động 1: Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
- GV giới thiệu về biểu đồ đoạn thẳng, các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng.
- HS áp dụng làm Luyện tập 1.
Sản phẩm dự kiến:
Biểu đồ đoạn thẳng:
+ Trục ngang: biểu diễn thời gian.
+ Trục đứng: biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.
+ Điểm: biểu diễn giá trị của đại lượng tại 1 thời điểm. Hai điểm liên tiếp nối với nhau bằng một đoạn thẳng.
+ Tiêu đề: thường dòng trên cùng.
Ví dụ:
Luyện tập 1:
a) Tên biểu đồ: “Thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam”.
Trục ngang: biểu diễn thời gian (năm).
Trục đứng: biểu diễn thứ hạng.
b) Mỗi điểm biểu diễn thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam ở năm tương ứng theo bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới.
2. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Hoạt động 2: Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng
- GV yêu cầu HS làm HĐ1, HĐ2 (SGK – tr101): Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra điều gì về đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian?
- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1, Ví dụ 2.
+ Nếu độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng lớn thì tốc độ tăng của đại lượng đó tăng càng nhiều hay càng ít?
+ Từ biểu đồ ta có thể so sánh được lượng bán máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Sản phẩm dự kiến:
HĐ1:
Năm | 1979 | 1989 | 1999 | 2009 | 2019 |
Số dân (triệu người) | 54,7 | 64,4 | 76,3 | 85,8 | 96,2 |
HĐ2:
Số dân Việt Nam tăng qua các năm.
Nhận xét:
Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.
Ví dụ 1 (SGK – tr102)
Chú ý:
Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.
Luyện tập 2:
a) Năm 2018 có 15,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
b) Từ 2015 đến 2019 số lượt khách quốc tế đến Việt Nam có xu thế tăng.
c) Năm 2020 do đại dịch Covid – 19 nên số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh.
Ví dụ 2 (SGK – tr102)
Chú ý:
Người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để dễ so sánh.
Luyện tập 3:
- Từ năm 2016 đến năm 2020, tỉ lệ HS biết bơi ở cả hai tỉnh đều có xu thế tăng.
- Tỉ lệ HS biết bơi ở tỉnh A tăng nhanh hơn vì đường màu xanh đi lên nhanh hơn.
3. VẼ BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG
Hoạt động 3: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
- GV cho HS làm Luyện tập 4. Câu hỏi: Các trục ngang, trục đứng biểu diễn cái gì? Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của số liệu? Từ đó chọn đơn vị cho hợp lí.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi, nêu ý kiến, thảo luận phần Thử thách nhỏ. GV gợi ý: Biểu đồ nào sẽ thể hiện giá trị của tuổi thọ rõ ràng hơn? Vì sao?
Sản phẩm dự kiến:
Thực hành (SGK – tr103)
Luyện tập 4:
Thử thách nhỏ:
Nên chọn biểu đồ D.
Chú ý:
Một biểu đồ đoạn thẳng có thể không bắt đầu từ gốc 0
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Cho biểu đồ
Trong biểu đồ trên, biểu diễn khoảng thời gian nào?
A. Năm 1979 đến 2009;
B, Năm 1989 đến 2019;
C, Năm 1979 đến 2019;
D. Năm 1999 đến 2019.
Câu 2: Cho biểu đồ:
Lúc 13h, số lượt khách đến cửa hàng là:
A. 40;
B. 50;
C. 20;
D. 35.
Câu 3: Cho biểu đồ:
Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian nào?
A. 7h – 10h;
B. 10h – 13h;
C. 13h – 16h;
D. 16h – 19h.
Câu 4: Cho biểu đồ:
Ngày nào lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa?
A. Thứ Bảy;
B. Chủ Nhật;
C. Thứ Sáu;
D. Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Câu 5: Cho biểu đồ:
Sau bao nhiêu năm thì dân số nước ta tăng thêm 36 triệu người?
A. 10 năm;
B. 20 năm;
C. 30 năm;
D. 40 năm.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - C | Câu 3 – C | Câu 4 - D | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bảng sau cho biết nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội vào một ngày mùa thu.
Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng thống kê trên.
Câu 2: Số trận thắng của một đội bóng trong 8 năm từ năm 2013 đến năm 2020 được cho như sau:
36 42 15 23 25 35 32 20.
a) Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dãy số liệu trên.
b) Cho biết số trận thắng của đội bóng này trong các năm có xu hướng tăng hay giảm?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Toán 7 kết nối tri thức
TOÁN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án toán 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint toán 7 chân trời sáng tạo
Đề thi toán 7 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo
TOÁN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 7 kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Giáo án toán 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án điện tử toán 7 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 7 kết nối tri thức
Đề thi toán 7 kết nối tri thức
Trắc nghiệm toán 7 kết nối tri thức