Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 8: Tì bà hành

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Tì bà hành sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 8: NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TÌ BÀ HÀNH

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm (ngữ điệu, ngắt nhịp, tốc độ, nhấn giọng…) để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình.

2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Bạch Cư Dị (772-846) là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường và được coi là người đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. 

- Ông chủ trương thơ ca phải gắn với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội.

b. Tác phẩm

- Ti bà hành là một trong những tác phẩm lớn của Bạch Cư Dị, được ông sáng tác trong khoảng thời gian vừa bị cách chức, đày làm Giang Châu Tư mã. 

- Bài thơ mang đậm tính hiện thực và tinh thần nhân văn, thể hiện lòng thương người, sự đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, đồng thời nói lên tâm sự, nỗi lòng của chính nhà thơ.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Bố cục, mạch cảm xúc, chủ đề và cảm hứng chủ đạo trong văn bản Tì bà hành.

Bố cục

Mạch cảm xúc

Phần 1 (từ dòng 1 đến dòng 12)

Nỗi buồn man mác trong khung cảnh đêm khuya trên bến Tầm Dương văng vẳng tiếng đàn.

Phần 2 (từ dòng 13 đến dòng 40)

Cảm xúc trào dâng theo tiếng đàn nhiều cung bậc như chính cuộc đời ba chìm bảy nổi của người ca nữ.

Phần 3 (từ dòng 77 đến dòng 88)

Cảm xúc lắng đọng của những người đồng điệu, tri âm.

- Chủ đề: sự đồng cảm với nỗi niềm và thân phận người ca nữ.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng về sự đồng điệu giữa những cảm xúc đẹp đẽ và sâu lắng giữa người chơi đoàn và người nghe đàn.

2. Yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát trong văn bản Tì bà hành

Đặc điểm của thể song thất lục bát

Biểu hiện trong văn bản

Số chữ, số dòng

VB không chia khổ thơ. Mỗi khổ thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu – tám tiếng).

Vần

Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vẫn với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vẫn với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vẫn với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.

Ví dụ:

Bến Tầm Dương canh khuya  (B) đưa khách (T),

Quạnh hơi thu, lau lách  (T)  đìu hiu (B).

Người xuống ngựa, khách dừng chèo(B),

Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều (B) trúc ti (B).

Say những luống ngại khi (B)  chia rẽ,…

Nhịp

Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).

Ví dụ:

Bến Tầm Dương/ canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu,/ lau lách đìu hiu.

Người xuống ngựa,/ khách dừng chèo,

Chén quỳnh mong cạn,/ nhớ chiều trúc ti…

3. Tìm hiểu tiếng đàn, cách miêu tả tiếng đàn trong văn bản

Các lần đánh đàn

Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn

Lần thứ nhất

Tiếng đàn được tả văng vẳng từ xa: “Đàn ai nghe văng ven sông” và im bặt khi có người hỏi thăm: “Dừng dây tơ nấn ná làm thinh”.

Lần thứ hai

Khi người ca nữ được mời đến đàn, tiếng đàn đã gần kề ngay bên tai, ngay trước mặt: “Vặn đàn mấy tiếng dạo qua/ Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay”; đồng thời được miêu tả cụ thể, trực tiếp: “Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt/ Trước Nghê thường sau thoắt Lục yêu”. Tiếng đàn biến hoá linh hoạt không ngừng, lúc được ví như mưa rào, như câu chuyện thầm thì, như hạt châu nảy trên mâm ngọc, như tiếng chim hót, như nước suối tuôn; lúc lại như xé lụa: “Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước/ Ngựa sắt giong, xô xát tiếng đao”... Tiếng đàn ấy “não ruột”, muốn “giãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn”, trải lòng về một cuộc đời sóng gió, thăng trầm của người ca nữ.

=> Những câu thơ miêu tả âm thanh nhưng lại tràn ngập hình ảnh, đắm đuối, mê say, rung động lòng người. Cả người nghe lẫn người diễn tấu đều bị chinh phục bởi sức mạnh kì diệu của tiếng đàn.

Lần thứ ba

Sau khi kể về cuộc đời mình, người ca nữ “Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây”, tiếng đàn lại vang lên “Nghe não ruột khác tay đàn trước/ Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi”. Lúc này, cảm xúc của người ca nữ đã nhận được sự đồng cảm của Giang Châu Tư mã, tức tác giả Bạch Cư Dị. Cảm xúc của người diễn tấu và người nghe đã hoà làm một, đạt đến sự đồng điệu.

4. Tổng kết

a. Nội dung

- Thông qua việc miêu tả kỹ nghệ tấu đàn cao siêu cùng cuộc đời truân chuyên của người con gái ca kĩ, tác giả đã phơi trần sự mục nát của quan lại trong xã hội phong kiến, sự suy thoái về sinh kế của nhân dân và sự chôn vùi của tài năng.

- Bài thơ biểu đạt sự đồng tình và lòng cảm thương sâu sắc của thi nhân đối với người con gái chơi tỳ bà, nhưng cũng đồng thời biểu đạt tâm trạng phẫn uất của ông khi bị giáng chức

b. Nghệ thuật

- Kết hợp tài tình giữa tả cảnh và tả tình, giữa trữ tình và tự sự, giữa thơ và nhạc, Bạch Cư Dị đã sáng tạo nên một kiệt tác nghệ thuật, đã làm sống dậy một bản đàn bạc mệnh thật ấn tượng.

- Thành công xuất sắc của bài thơ là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn. Bằng ngôn ngữ, nhà thơ đã tạo nên một khúc nhạc đầy gợi cảm, đầy tâm trạng, mượn nỗi lòng của giai nhân qua tiếng tì bà mà nói lên tâm trạng của mình, gửi gắm theo đó là những đắng cay, thăng trầm đầy đau khổ của một con người phải trải qua trong cuộc đời.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Tì bà hành (Bạch Cư Dị)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay