Nội dung chính Toán 11 kết nối tri thức Bài 5: Dãy số

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Dãy số sách Toán 11 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN
BÀI 5. DÃY SỐ


1. DÃY SỐ VÔ HẠN
Hoạt động 1:
Năm số chính phương đầu theo thứ tự tăng dần là: 0; 1; 4; 9; 16.
Số chính phương thứ nhất là u_1=0^2=0
Số chính phương thứ hai là u_2=1^2=1
Số chính phương thứ ba là u_3=2^2=4
Số chính phương thứ tư là u_4=3^2=9
Số chính phương thứ năm là u_5=4^2=16
Tiếp tục như trên, ta dự đoán được công thức tính số chính phương thứ n là u_n=(n –1)^2 với n ∈ N*.
Kết luận:
+ Mỗi hàm số u xác định trên tập các số nguyên dương N^* được gọi là một dãy số vô hạn (gọi tắt là dãy số), kí hiệu là u=u(n).
+ Ta thường viết u_n thay cho u(n) và ký hiệu dãy số u=u(n) bởi (u_n), do đó dãy số (u_n) được viết dưới dạng khai triển u_1,u_2,u_3,…,u_n,... Số u_1 gọi là số hạng đầu, u_n là số hạng thứ n và gọi là số hạng tổng quát của dãy số.
Chú ý
Nếu ∀n∈N^*,u_n=c thì (u_n) được gọi là dãy số không đổi.
Ví dụ 1: (SGK – tr.43).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.43).

2. Dãy số hữu hạn
Hoạt động 2.
a) Các số chính phương nhỏ hơn 50 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là
0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49.
b) Ta có: u_n=(n –1)^2 với n∈N^* và n ≤ 8.
Kết luận:
+ Mỗi hàm số u xác định trên tập M = {1; 2; 3;...; m} với m∈N^* được gọi là một dãy số hữu hạn.
+ Dạng khai triển của dãy số hữu hạn là u_1,u_2,…,u_m. Số u_1 gọi là số hạng đầu, số u_m gọi là số hạng cuối.
Ví dụ 2: (SGK – tr.43).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.43).
Luyện tập 1.
a) Xét số tự nhiên a khác 0, ta có a chia cho 5 dư 1, khi đó tồn tại số tự nhiên q khác 0 để a = 5q+1.
Xét dãy số gồm tất cả các số tự nhiên chia cho 5 dư 1 theo thứ tự tăng dần. Khi đó, số hạng tổng quát của dãy số là u_n=5n+1 (n∈N^*).
b) Dãy gồm năm số hạng đầu của dãy số trong câu a là: 6; 11; 16; 21; 26.
Số hạng đầu của dãy là u_1=6, số hạng cuối của dãy là u_5=26.
2. CÁCH CHO MỘT DÃY SỐ
Hoạt động 3:
a) Số hạng tổng quát của dãy số là u_n=5n (n∈N^*).
b) Số hạng đầu của dãy số là u_1=5.
Công thức tính số hạng thứ n theo số hạng thứ n – 1 là u_n=u_n–1+5 (n∈N^*,n>1).
Kết luận:
Một dãy số có thể cho bằng:
+ Liệt kê các số hạng (chỉ dùng cho các dãy hữu hạn và có ít số hạng).
+ Công thức của số hạng tổng quát.
+ Phương pháp mô tả.
+ Phương pháp truy hồi.
Ví dụ 3: (SGK – tr.44)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).
Ví dụ 4: (SGK – tr.44).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước số là 1 và chính nó.
Chú ý:
Dãy số gồm tất cả các số nguyên tố ở Ví dụ 4 được cho bởi phương pháp mô tả (số hạng thứ n là số nguyên tố thứ n). Cho đến nay người ta vẫn chưa biết có hay không một công thức tính số nguyên tố thứ n theo n (với n bất kì), hoặc là một hệ thức tính số nguyên tố thứ n theo vào số nguyên tố đứng trước nó.
- Hệ thức truy hồi là hệ thức biểu thị số hạng thứ n của dãy số qua số hạng (hay vài số hạng) đứng trước nó.
Ví dụ 5: (SGK – tr.44).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).
Ví dụ 6: (SGK – tr.44).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.44).
Luyện tập 2
a) Năm số hạng đầu của dãy số (u_n) với số hạng tổng quát u_n=n! là
u_1=1!=1
u_2=2!=2
u_2=3!=6
u_4=4!=24
u_5=5!=120
b) Năm số hạng đầu của dãy số Fibonacci (F_n) là
F_1=1
F_2=1
F_3=F_2+F_1=1+1=2;
F_4=F_3+F_2=2+1=3;
F_5=F_4+F_3=3+2=5.
Chú ý

Để có hình ảnh trực quan về dãy số, ta thường biểu diễn các số hạng của nó trên trục số. Chẳng hạn, xét dãy số (u_n) với u_n=(-1)^n/2^n . Năm số hạng đầu tiên của dãy số này là:
u_1=-1/2,u_2=1/4,u_3=-1/8,u_4=1/16,u_5=-1/32 và được biểu diễn trên trục số như trên.
3. NHẬN BIẾT DÃY SỐ TĂNG, DÃY SỐ GIẢM
Hoạt động 4.
a) Ta có:
u_(n+1)=3(n+1)-1=3n+3-1=3n+2
Xét hiệu u_(n+1)-u_n ta có: u_(n+1)-u_n=(3n+2)-(3n-1)=3>0, tức là u_(n+1)>u_n,∀n∈N^*.
Vậy u_(n + 1)>u_n ∀ n∈N^*.
b) Ta có: v_(n+1)=1/(n+1)^2 .
Xét hiệu v_(n+1)-v_n ta có:
v_(n+1)-v_n=1/(n+1)^2 -1/n^2
=(n^2-(n+1)^2)/(n^2 (n+1)^2 )=(n^2-(n^2+2n+1))/(n^2 (n+1)^2 )
=-(2n+1)/(n^2 (n+1)^2 )<0,∀n∈ ℕ*
Tức là v_(n+1)<v_n,∀n∈N^*
Vậy v_(n+1)<v_n,∀n∈N^*.
Kết luận:
+ Dãy số (u_n) được gọi là dãy số tăng nếu ta có: u_(n+1)>u_n với mọi n∈ ℕ*.
+ Dãy số (u_n) được gọi là dãy số giảm nếu ta có u_(n+1) với mọi n∈ ℕ*.
Ví dụ 7: (SGK – tr.45).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.45).
Luyện tập 3
Ta có: u_n=1/(n+1),u_(n+1)=1/((n+1)+1)=1/(n+2)
u_(n+1)-u_n=1/(n+2)-1/(n+1)=((n+1)-(n+2))/(n+1)(n+2)
=-1/(n+1)(n+2) <0,∀n∈N^*
Tức là u_(n+1)<u_n,∀n∈N^*
Vậy (u_n) là dãy số giảm.
2. Nhận biết dãy số bị chặn
Hoạt động 5.
a) Ta có: u_n=(n+1)/n=1+1/n>1,∀n∈N^*
b) Ta có: 1/n≤1,∀n∈N^*
suy ra 1+1/n≤1+1=2,∀n∈N^*
Do đó, u_n=1+1/n≤2,∀n∈N^*.
Kết luận
+ Dãy số (u_n) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại một số M sao cho u_n≤M với ∀n∈N^*.
+ Dãy số (u_n) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại một số m sao cho u_n≥m,∀n∈N^*.
+ Dãy số (u_n) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số m. M sao cho m≤u_n≤M, ∀n∈N^*.
Ví dụ 8: (SGK – tr45).
Hướng dẫn giải (SGK – tr.46).
Câu hỏi phụ
Ta có: u_n=(4n+5)/(n+1)>0,∀n∈N^*
u_n=(4n+5)/(n+1)=(4(n+1)+1)/(n+1)=4+1/(n+1)≤4+1/2=9/2,∀n∈N^*
Suy ra 0<u_n<9/2,∀n∈N^*
Vậy dãy số (u_n) bị chặn.
Luyện tập 4
Ta có: un = 2n – 1 ≥ 1, ∀ n ∈ ℕ*.
Do đó, dãy số (un) bị chặn dưới.
Dãy số (un) không bị chặn trên vì không có số M nào thỏa mãn:
u_n = 2n – 1 ≤ M với mọi n ∈ N*.
Vậy dãy số (u_n) bị chặn dưới và không bị chặn trên nên không bị chặn.
Vận dụng
a) Ta có:
s_2=s_1+25=200+25=225
s_3=s_2+25=225+25=250
s_4=s_3+25=250+25=275
s_5=s_4+25=275+25=300
Vậy lương của anh Thanh vào năm thứ 5 làm việc cho công ty là 300 triệu đồng.
b) Ta có:
s_n=s_(n-1)+25⟺s_n-s_(n-1)=25>0 với mọi n≥2,n∈N^*
Tức là s_n>s_(n-1)với mọi n ≥ 2,n ∈ N^*.
Vậy (s_n) là dãy số tăng. Điều này có nghĩa là mức lương hàng năm của anh Thanh tăng dần theo thời gian làm việc

=> Giáo án dạy thêm toán 11 kết nối bài 5: Dãy số

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Toán 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay