Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 8 Đọc 1: Chuyến du hành về tuổi thơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 Đọc 1: Chuyến du hành về tuổi thơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

BÀI 8: CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI

VĂN BẢN 1: CHUYẾN DU HÀNH VỀ TUỔI THƠ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản giới thiệu về đối tượng nào?

  1. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Ngọc Tư.
  2. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh.
  3. Bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư.
  4. Bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh.

Câu 2: Văn bản thuộc loại văn bản nào?

  1. Văn bản thông tin giới thiệu về một bộ phim.
  2. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.
  3. Văn bản thông tin giới thiệu về một cuốn sách.
  4. Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Câu 3: Văn bản được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 4: Phần 1 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... đến …đã từng là trẻ con”.
  2. Từ Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... đến …mấy roi vào mông.
  3. Từ Với “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... đến …tội danh người lớn.
  4. Từ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ… đến …mấy roi vào mông.

Câu 5: Phần 2 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến …tội danh người lớn.
  2. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến …xa xôi quá!
  3. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến hết.
  4. Từ Cuốn sách là lời tự thuật… đến …mấy roi vào mông.

Câu 6: Đoạn văn sau trong văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ được gọi là gì trong văn bản thông tin?

          Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ như một chuyến tàu đưa ta trở về với tuổi thơ. Ta vừa vui sướng khi gặp lại hình ảnh của chính ta ngày thơ bé vừa bồi hồi vì những ngày tháng ấy sao mà xa xôi quá!

  1. Đoạn dẫn dắt.
  2. Đoạn mở đầu.
  3. Đoạn sa-pô.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Nhân vật chính trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là ai?

  1. Hải cò.
  2. Con Tủn.
  3. Tí sún.
  4. Cậu bé Mùi lúc bé và khi đã lớn.

Câu 8: Nội dung cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là gì?

  1. Là dòng hồi tưởng của Mùi về những năm tháng quá khứ vô lo vô nghĩ.
  2. Là nỗi nhớ của Mùi về những ngày tháng bên những người bạn thân.
  3. Là câu chuyện về những năm tháng đi học của Mùi.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Người viết đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào trong văn bản?

  1. Hình ảnh nhân vật Mùi trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  2. Hình ảnh bìa cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  3. Hình ảnh các “phi vụ” nghịch ngợm trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Phần 3 của văn bản là đoạn nào?

  1. 2 đoạn cuối cùng của văn bản.
  2. Từ Từng câu chữ, từng trang viết… đến …xa xôi quá!
  3. Đoạn cuối cùng của văn bản.
  4. Từ Mỗi ngày mới trong thế giới kì diệu kia… đến hết.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích sau là gì?

          Với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã trao tận tay độc giả chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng, cùng sống lại những kỉ niệm tinh khôi, cùng đắm mình trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời vô lo nghĩ. Một cuốn sáng đáng đọc cho “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”.

  1. Giới thiệu nội dung khái quát cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  2. Trình bày giá trị của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  3. Trình bày ấn tượng và nêu nhận xét khái quát về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  4. Lời khuyến khích mọi người tìm đọc cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

Câu 2: Nội dung phần 2 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì?

  1. Tóm tắt nội dung của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  2. Đưa ra nhận xét, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  3. Phân tích nghệ thuật đặc sắc của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  4. A, B đúng.

Câu 3: Nội dung phần 3 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì?

  1. Khẳng định giá trị của cuốn sách.
  2. Đưa ra nhận xét, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  3. Nêu chủ đề của cuốn sách.
  4. Đưa ra thông điệp của cuốn sách muốn gửi gắm.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn sa-pô là gì?

  1. Tự sự.
  2. Biểu cảm.
  3. Miêu tả.
  4. Thuyết minh.

Câu 5: Từ ngữ nào sau đây không được dùng để thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ?

  1. Vui sướng.
  2. Bồi hồi.
  3. Nhung nhớ.
  4. Ngỡ ngàng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được viết theo thể loại gì?

  1. Tùy bút.
  2. Hồi kí.
  3. Tiểu thuyết.
  4. Truyện ngắn.

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh?

  1. Cánh đồng bất tận.
  2. Mắt biếc.
  3. Kính vạn hoa.
  4. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Câu 3: Tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim?

  1. Mắt biếc.
  2. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
  3. Kính vạn hoa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bộ phim Mắt biếc được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên được công chiếu vào năm nào?

  1. 2019.
  2. 2018.
  3. 2020.
  4. 2021.

Câu 2: Bộ truyện Kính vạn hoa gồm bao nhiêu tập?

  1. 45 tập.
  2. 54 tập.
  3. 55 tập.
  4. 9 tập.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 8 Đọc 1: Chuyến du hành về tuổi thơ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay