Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời Ôn tập Bài 4, 5, 6 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4 + 5 + 6

Câu 1: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động

  • A. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
  • B. trong lao động.
  • C. làm những gì mình thích.
  • D. tìm kiếm việc làm.

Câu 2: Chi tiêu có kế hoạch là

  • A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
  • B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
  • C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
  • D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chi tiêu có kế hoạch.
  • B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn.
  • C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
  • D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.

Câu 4: Quản lí tiền là biết sử dụng tiền

  • A. hợp lí, có hiệu quả.
  • B. mọi lúc, mọi nơi.
  • C. vào những việc mình thích.
  • D. cho vay nặng lãi.

Câu 5: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với việc bảo tồn di sản văn hóa được quy định trong văn bản pháp luật nào hiện nay?

  • A.   Luật Di sản văn hoá năm 2001 sửa đổi bổ sung 2009.
  • B.   Bộ Luật  Dân sự 2015.
  • C.   Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • D.   Tất cả các văn bản trên.

Câu 7: Cá nhân, tổ chức có những quyền nào sau đây đối với việc bảo tồn di sản văn hóa?

  • A. giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
  • B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
  • C. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
  • D. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích

lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Câu 8: Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với việc bảo tồn di sản văn hóa theo quy định của pháp luật là gì?

  • A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa.
  • B. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí
  • C. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây ?

  • A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
  • D. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với

    cơ quan chức năng.

Câu 10: Tiến là học sinh lớp 7H, khi có dịp đi thăm quan các di tích lịch sử, Tiến

luôn nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử ấy.  Tiến phát hiện một số người có hành vi lấn chiếm phần đất ở khu di tích để làm việc cá nhân nên đã báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết sự việc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào?

  • A.   Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • B.   Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • C.   Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
  • D.   Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Câu 11: Trong một lần đi tham quan di tích tại Huế, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, chữ viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan, Tùng tỏ thái độ phê phán những việc làm đó.  Ngược lại, một số bạn đồng tình, cho rằng việc khắc chữ trên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách.  Có bạn nói với Tùng:  “ Bạn khó tính quá nên mới suy nghĩ như vậy.”. Nếu em là Tùng, em sẽ xử lý như thế nào?

  • A.  Không nói gì thêm vì sợ các bạn cho rằng mình khó tính, sẽ không chơi với mình nữa.
  • B. Nói cho các bạn biết rằng hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • C. Nói cho các bạn biết rằng hành vi làm hư hại hiện vật trong khu di tích lịch sử – văn hóa là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
  • D. Nói cho các bạn biết rằng hành vi hủy hoại di tích lịch sử - văn hóa là bị pháp luật nghiêm cấm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 12: Văn và Thịnh cùng một nhóm bạn đi dã ngoại và tình cờ phát hiện một một chiếc bát cổ.  Văn cho rằng:  “ Hình như chiếc bát này là cổ vật từ thời nhà Nguyễn..  Nếu mình bán sẽ kiếm được rất nhiều tiền.”. Thịnh can ngăn, nói: “Chúng ta không thể bán chiếc bát này được, nó là cổ vật nên chúng ta phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền.”. Văn không đồng tình và tỏ thái độ khó chịu, cho rằng: “Chiếc bát này là do chúng ta tìm được nên là của chúng ta, tại sao lại phải giao nộp cho người khác chứ, cậu thật hồ đồ!”. Hành vi của Văn có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

  • A.   Hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • B.   Hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • C.   Hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • D.   Hành vi của Văn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về giữ chữ tín?

  • A.   Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.
  • B.   Chỉ cần giữ lời hứa, chân thành đối với người thân.
  • C.   Người không giữ chữ tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
  • D.   Chữ tín trong cuộc sống rất quan trọng với tất cả mọi người. 

Câu 14: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?

  • A.   Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người. 
  • B.   Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau, . ..
  • C.   Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
  • D.   Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

Câu 15: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về người biết giữ chữ tín?

  • A. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng thái độ của mọi người đối vớimình, biết trọng tình cảm và tin tưởng nhau.
  • B. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng thái độ và tin tưởng nhau.
  • C. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng sự tôn trọng của mọi người đối vớimình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
  • D. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

Câu 16: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của người biết giữ chữ tín?

  • A. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.
  • B. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người
  • C. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.
  • D. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.

Câu 17: Phương án nào sau đây là sai khi bàn về đức tính giữ chữ tín?

  • A. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
  • B. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình.
  • C. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
  • D. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 18: Câu ca dao nào dưới đây về di sản văn hoá của Việt Nam. ?

  • A.    Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
  • B.   Ai ơi, bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
  • C.   Ai về Nội Duệ, Cầu Lim Nghe câu quan họ, đi tìm người thương.
  • D.   Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Câu 19: Câu tục ngữ nào dưới đây về di sản văn hoá của Việt Nam?

  • A.   Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • B.   Tấc đất tấc Vàng.
  • C.   Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.
  • D.   Cha đánh mẹ treo ko bỏ chùa Keo ngày rằm.

Câu 20: Đâu là tên một địa danh từng là Kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng?

  • A.   Hoàng thành Thăng Long.
  • B.   Quần thể di tích Cố Đô Huế.
  • C.   Quần thể danh thắng Tràng An.
  • D.   Thành nhà Hồ.

Câu 21: Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ. Loại hình này mang những nét đặc trưng gì của người dân vùng đất phương Nam?

  • A.   Đức tính cần cù, bình dị, chân thật.
  • B.   Tính phóng khoáng, nghĩa hiệp, can trường và rất nhân văn.
  • C.   Lối sống thanh lịch.
  • D.   Cả hai phương án A, B đều đúng.

Câu 22: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Đến tuổi dậy thì, da mặt P hay nổi mụn và sưng to. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ, dần trở nên tự ti và ít nói. Có hôm P bảo với N “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!"

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Dậy thì lên mụn và bị bạn bè trêu chọc.
  • C. Áp lực do sắp đến ngày thi.
  • D. Tự tạo áp lực cho bản thân.

Câu 23: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xin của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi"

  • A. Bạo lực học đường
  • B. Sợ không đạt được thành tích cao như kì vọng của bố mẹ
  • C. Tự tạo áp lực cho bản thân.
  • D. Bạo lực gia đình.

Câu 24: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

H sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, H đã nỗi lực học tập để không phụ sự kì vọng của bố mẹ. Năm lớp 7, vì muốn con đạt được kết quả tốt hơn, bố mẹ đã xin cho H chuyển sang một ngôi trường nổi tiếng để học. Khi học ở đây, H cảm thấy áp lực vì lượng kiến thức quá nhiều và khó. Không những thế. Các bạn cùng lớp toàn là học sinh giỏi của khối. Đến ngày kiểm tra chất lượng, H bị đau đầu, chóng mặt. Kết quả H không làm tốt bài kiểm tra của mình. Khi trở về nhà, đối diện với sự kì vọng của bố mẹ và chán nản, áp lực, H tự nói với chính mình “Thật là mệt mỏi! Chẳng biết phải làm sao.”

  • A. Chưa làm quen được với lượng kiến thức nhiều và khó.
  • B. Không đạt được kết quả cao như sự kì vọng của bố mẹ.
  • C. Cả A và B.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 25: Cho biết nguyên nhân gây căng thẳng trong tình huống sau

Gia đình K vừa chuyển đến một khu chung cư. Cạnh căn bộ của K có bạn H đam mê nhạc rock, chơi trống và làm ồn liên tục. K sang nhà bạn H và nói “Bạn đừng làm ồn nữa!”. H đáp “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn chơi đâu!”. Cứ thể, tiếng trống làm cho K khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, K tức giận hét to “Sao khó chịu thế này!”.

  • A. Môi trường sống ồn ào.
  • B. Môi trường sống chật hẹp.
  • C. Môi trường sống ẩm ướt, bụi bặm.
  • D. Môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhiều khói bụi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay