Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 32 - Ôn tập lập trình Python
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 32 - Ôn tập lập trình Python. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 32: ÔN TẬP LẬP TRÌNH PYTHON
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Cấu trúc rẽ nhánh có các khối lệnh thực hiện lệnh như thế nào?
A. Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.
B. Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
C. Khối này tương ứng với cấu trúc tuần tự trong chương trình và được thể hiện bằng các câu lệnh như: gán giá trị, nhập/xuất dữ liệu,...
D. Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.
Câu 2: Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên cho biến trong Python?
A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới...
B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến.
C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số.
D. Tên biến có thể có các ký hiệu như ! @ # %
Câu 3: Outpit của mệnh lệnh:
print(3>=3)
A. 3>=3.
B. True.
C. False.
D. None.
Câu 4: Phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu?
A. a là số chẵn.
B. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.
C. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.
D. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.
Câu 5: Kiểu dữ liệu danh sách có tên là gì?
A. list.
B. bool.
C. str.
D. int.
Câu 6: Hàm nào sau đây là hàm tích hợp sẵn trong Python
. seed().
B. sqrt().
C. factorial().
D. print().
Câu 7: Lệnh nào dùng để lấy dữ liệu đầu vào từ người dùng?
A. cin.
B. scanf().
C. input().
D. print().
Câu 8: Kí hiệu nào dùng để xác định các khối lệnh (khối lệnh của hàm, vòng lặp,...) trong Python?
A. Dấu ngoặc nhọn { }.
B. Dấu ngoặc vuông [ ].
C. Thụt lề.
D. Dầu ngoặc đơn ( ).
Câu 9: Câu lệnh sử dụng toán tử and trả về kết quả TRUE khi nào?
A. Cả hai toán hạng đều là TRUE.
B. Cả hai toán hàng đều là FALSE.
C. Một trong hai toán hạng là TRUE.
D. Toán hạng đầu tiên là TRUE.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Biến k thuộc số kiểu thực, cách khai báo nào là sai?
A. t=float.
B. t:float.
C. t=8.2.
D. t=6.5.
Câu 2: Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đó vẫn còn đúng hay sai thuộc dạng cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc lặp.
C. Cấu trúc rẽ nhánh.
D. Đáp án khác.
Câu 3: Khẳng định nào sau đây về Python là đúng?
A. Python là một ngôn ngữ lập trình cấp cao.
B. Python là một ngôn ngữ thông dịch.
C. Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 4: Đâu không phải là kiểu dữ liệu tiêu chuẩn trong Python?
A. List.
B. Dictionary.
C. Class.
D. Tuple.
Câu 5: Ý nghĩa của hàm __init__() trong Python là gì?
A. Khởi tạo một lớp để sử dụng.
B. Được gọi khi một đối tượng mới được khởi tạo.
C. Khởi tạo và đưa tất cả các thuộc tính dữ liệu về 0 khi được gọi.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 6: Khẳng định nào là đúng về chú thích trong Python?
A. Chú thích giúp cho các lập trình viên hiểu rõ hơn về chương trình.
B. Trình thông dịch Python sẽ bỏ qua những chú thích.
C. Có thể viết chú thích trên cùng một dòng với lệnh/biểu thức hoặc viết trên nhiều dòng mà không vấn đề gì cả.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Tên nào trong ngôn ngữ Python là đặt sai theo quy cách?
A. Bai#1.
B. Bai1.
C. _Bai 1.
D. Bai1_.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau:
s=0
for i in range(6):
s=s+i
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là
A. 1.
B. 15.
C. 6.
D. 21.
Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:
a=10
print(a)
Biến a thuộc dữ liệu kiểu
A. int.
B. float.
C. bool.
D. str.
Câu 3: Muốn đưa ra màn hình số 3,4 mỗi số trên 1 dòng ta dùng lệnh gì?
A. print(‘3,4’).
B. print(‘3’,end=’’) print(‘4’).
C. print(‘3’) print(‘4’).
D. print(‘3’) (‘4’).
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Lệnh range (3,10) trả lại vùng có giá trị gồm các số nào dưới đây?
A. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
B. 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
C. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
D. 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 32: Ôn tập lập trình python (2 tiết)