Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 1: Cân bằng hóa học

Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 1: Cân bằng hóa học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC

 (20 CÂU)

Câu 1: Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy PTHH minh họa?

Trả lời:

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử chất tan đều phân li ra ion.

Ví dụ: HNO3 H+ + +

NaOH Na+ + + OH- -

Na2CO3 2Na+  + +

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử tan phân li ra ion

Ví dụ : CH3COOH  CH3COO- - + H+ +

Câu 2: Quá trình hình thành hang động, thạch nhũ là một ví dụ điển hình về phản ứng thuận nghịch trong tự nhiên. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong hai quá trình đó và xác định phản ứng thuận, phản ứng nghịch.

Trả lời:

- PTHH:

CaCO3(s) + H2O(l) + CO2(aq)  Ca(HCO3)2(aq)

- Phản ứng thuận: CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2

- Phản ứng nghịch: Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2

Câu 3: a) Viết biểu thức tính pH ?

b) Chất chỉ thị acid – base là gì? Kể tên một số chất chỉ thị thông dụng

Trả lời:

a) Biểu thức tính pH: pH = - lg[H+ +] hoặc [H+ +] = 10-pH -pH

b) Chất chỉ thị acid – base là chất có màu sắc biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Các chất chỉ thị thông dụng gồm có: giấy quỳ, phenolphthalein, giấy pH. 

Câu 4: a) Nêu ảnh hưởng của nồng độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học và nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

b) Cho phản ứng dưới đây:

CH3COONa + H2O  CH3COOH + NaOH

Em hãy hoàn thành bảng dưới đây

Tác độngChiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịchChiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)
Tăng nồng độ CH3COONa  
Tăng nồng độ CH3COOH  

 

Trả lời:

a)

- Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại.

- Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

b)

CH3COONa + H2O  CH3COOH + NaOH

Tác độngChiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịchChiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt)
Tăng nồng độ CH3COONaTheo chiều thuậnTheo chiều làm giảm nồng độ CH3COONa
Tăng nồng độ CH3COOHTheo chiều nghịchTheo chiều làm giảm nồng độ CH3COOH

Câu 5: a) Phản ứng thủy phân là gì? Viết PTHH minh họa

b) Nêu nguyên tắc chuẩn độ acid – base?

Trả lời:

a) Phản ứng giữa ion với nước được gọi là phản ứng thủy phân

Ví dụ:

Al3+ + H2O  Al(OH)2+ + H+ +

b) Nguyên tắc chuẩn độ acid – base: dùng dung dịch acid hoặc dung dịch base (kiềm) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base hoặc dung dịch acid chưa biết nồng độ.

Câu 6: Xét cân bằng dưới đây trong một bình kín

CaCO3(s)  CaO(s) + CO(g)     H = 178 kJ

Ở 820oC hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 -3

a) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?

b) Khi phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC biến đổi như thế nào? Giải thích.

+ Lấy bớt một lượng CaCO3 sinh ra

+ Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống

Trả lời:

a) Phản ứng thu nhiệt vì H > 0

b) KC = [CO2]

+ Lấy bớt một lượng CaCO3 sinh ra thì hệ cân bằng không chuyển dịch  KC không đổi.

+ Khi giảm nhiệt độ của phản ứng xuống thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều tỏa nhiệt) để đến trạng thái cân bằng mới và ở trạng thái cân bằng mới này thì nồng độ CO2 giảm  KC giảm

Câu 7: Cho các chất sau: HF; NaHCO3; H3PO4; CH3COOH; Na2S; ancol etylic; NH4Cl; CH3COOK; glucozơ; Al(OH)3; H2CO3; glyxerol; Cu(NO3)2; HNO3; NaOH. Xác định chất điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện ly.

Trả lời:

- Chất điện li mạnh: Na2S; NH4Cl; CH3COOK; Cu(NO3)2; HNO3; NaOH

- Chất điện li yếu: HF; H3PO4; CH3COOH; Al(OH)3; H2CO3

- Chất không điện ly: ancol etylic; glucozơ; glyxerol

Câu 8: Cho phản ứng:

2SO2(g) + O2(g)  2SO3(g)       H < 0   

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:

a) Tăng nồng độ O2

b) Giảm nồng độ SO2

Trả lời:

a) Khi tăng nồng độ O2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ O2, tức chiều thuận

b) Khi giảm nồng độ SO2 thì cần bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra SO2, tức chiều nghịch

Câu 9: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?

Trả lời:

NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O

 = 0,2.0,05 = 0,01 mol

 nNaOH = 0,01 mol

 VNaOH = =0,02 (l)

 VNaOH = 20 ml

Câu 10: Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ, cân bằng nào dưới đây chuyển dịch theo chiều thuận? Giải thích

(1) CO(g) + H2O(g)  H2(g) + CO2(g)

(2) PCl5(g)  Cl2(g) + PCl3(g)

(3) H2(g) + I2(g)  2HI(g)

(4) 2SO2(g) + O2(g)  2SO3

Trả lời:

- Cân bằng (4) chuyển dịch theo chiều thuận vì khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất hay chiều giảm số mol khí (từ 3 phân tử khí tạo thành 2 phân tử khí)

- Các cân bằng còn lại không chuyển dịch theo chiều thuận vì:

+ Cân bằng (2): Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất hay chiều làm giảm số mol khí, tức là chiều nghịch

+ Cân bằng (1) và (3): Khi tăng áp suất, cân bằng không chuyển dịch theo chiều nào vì số mol khí ở hai vế của phản ứng bằng nhau.

Câu 11: Cẩm tú là loài hoa được trồng nhiều nhất tại Sa Pa hay Đà Lạt. Màu của loại hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thể điều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng< 7= 7> 7
Hoa sẽ có màuLamTrắng sữaHồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi sống CaO trên môi trường đất trung tính và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu gì ? Giải thích ?

Trả lời:

Hoa cẩm tú sẽ có màu hồng vì CaO tan trong nước tạo ra Ca(OH)2 có môi trường kiềm tức pH > 7.

Câu 12: Cho phản ứng thuận nghịch sau:

H2(g) + I2(g)  2HI(g)

Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:

[H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,768M

Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC

Trả lời:

Xét phản ứng:

H2(g) + I2(g)  2HI(g)

Hằng số cân bằng:

Ta có: [H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,768M

Câu 13: Trộn lẫn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M. Vậy pH của dung dịch thu được bằng bao nhiêu?

Trả lời:

= 6.10-3 -3 mol;  = 5.10-3 -3 mol

H+ + + OH- -  H2O

                                         Bđ      6.10-3 -3  5.10-3 -3             (mol)

                                         Pư      5.10-3 -3  5.10-3 -3             (mol)

                                         Sau     10-3 -3       0                  (mol)

Mà Vdd sau pư = 50 + 50 = 100 ml = 0,1 lít

 [H+ +] = = 10-2 -2M

 pH = 2

Câu 14: Cho phương trình phản ứng:

N2(g) + O2(g) 2NO(g)

Ở 1 500K, hằng số cân bằng KC = 1,00.10-4 -4. Giả sử một mẫu không khí có nồng độ N2 và O2 trước khi phản ứng lần lượt là 0,80 M và 0,20 M. Tính nồng độ ở thời điểm cân bằng của các chất phản ứng và sản phẩm sau khi hỗn hợp được đốt nóng ở 1 500K.

Trả lời:

Xét phương trình phản ứng:

N2(g) + O2(g) 2NO(g)

                                    Cbđ       0,8         0,2    

                                    P/ư        x            x             2x

                                    [ ]     0,8 – x    0,2 – x      2x

  x = 1,99.10-3 -3

Vậy [N2] = 0,8 – x = 0,798M; [O2] = 0,2 – x = 0,198M; [NO] = 2x = 3,98.10-3 -3M

Câu 15: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các dung dịch sau:

a) HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(OH)2, FeCl3

b) H2SO4, HNO3, NH4Cl, Ba(NO3)2, NaOH, Ba(OH)2

Trả lời:

a)

 HClFeCl2Na2SO4Na2CO3Ba(OH)2
Quỳ tímđỏđỏtímxanhxanh
Na2SO4 - -  - trắng
Ba(OH)2 - nâu đỏ   

Phương trình phản ứng:

Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NaOH

Ba(OH)2 + FeCl3  Fe(OH)3 + BaCl2

b)

 H2SO4HNO3NH4ClBa(NO3)2NaOHBa(OH)2
Quỳ tímđỏđỏđỏtímxanhxanh
Ba(NO3)2 trắng - - - - -
H2SO4  - -  - trắng
Ba(OH)2  -    

Phương trình phản ứng:

Ba(NO3)2 + H2SO4  BaSO4 + HNO3

Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4 + H2O

Ba(OH)2 + NH4Cl  BaCl2 + NH3 + H2O

Câu 16: Cho cân bằng hóa học sau ở 4500C:

Thực hiện phản ứng gồm  và không khí có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5. Giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa SO2 khi hệ cân bằng ở 4500C là:

Trả lời:

Giả sử nồng độ SO2 là 1 (mol/l)nồng độ không khí là 5 (mol/l)nồng độ oxygen là 1 (mol/l).

Ban đầu:                                 1              1

Phản ứng:                               x             2x            2x

Cân bằng:                            1 - 2x         1-x           2x

.

Câu 17: Dự đoán chiều dịch chuyển cân bằng khi helium vào bình chứa hệ cân bằng:

 trong hai trường hợp:

TH1: Giữ cho thể tích bình không đổi.

TH2: Giữ cho áp suất bình không đổi.

Kết quả thu được có phù hợp với nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier không?

Trả lời:

TH1: Giữ thể tích không đổiphần áp suất tăng thêm là áp suất khí He, còn áp suất từng khí N2, H2, NH3 trong hệ cân bằng không thay đổicân bằng không chuyển dịch.

TH2: Giữ áp suất không đổi cần tăng thể tích bình áp suất chung của hệ cân bằng cân bằng dịch chuyển làm tăng áp suất chiều nghịch.

Kết quả này phù hợp với nguyên lý Le Chatelier.

Câu 18: Có V lít dung dịch NaOH pH = 12. Khi pha loãng dung dịch này 10 lần (thêm 9V H2O vào) thì dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có: pH + pOH = 14  pOH = 2  [NaOH] = 10-2 -2 = 0,01M

Khi pha loãng dung dịch đi 10 lần thì [NaOH] mới = [NaOH] cũ = .0,01 = 0,001M.

 pOH = -log0,001 = 3  pH = 11

Câu 19: Một bình kín chứa NH3 ở 0oC và 1 atm với nồng độ 1 mol/l. Nung bình kín đó đến 546oC và NH3 bị phân hủy theo phản ứng:

2NH3  N2 + 3H2

Khi phản ứng trên đạt tới trạng thái cân bằng, áp suất khí trong bình là 3,3 atm. Thể tích bình không đổi, Tính hằng số cân bằng của phản ứng thủy phân ammonia ở 546oC

Trả lời:

Ta có áp suất tăng lên vì hai lý do: nhiệt độ tăng và số mol khí tăng. Nhiệt độ từ 0oC(273K) tăng lên 546oC (819K) nghĩa là nhiệt độ tuyệt đối tăng lên 3 lần. Như vậy số mol khí chỉ tăng  lần.

+ Giả sử ban đầu trong bình chứa n mol khí NH3 và x mol chất đó đã bị phân hủy:

2NH3            N2 +      3H2

                                    Cbđ       n                   0            0

                                           n – x             0,5x       1,5x

ncb = n – x + 0,5x + 1,5x = 1,1n  x = 0,1n

+ Ta có:  = Cbđ= 1

[N2] =  = 0,05 M; [H2] =  = 0,15 M; [NH3] =  = 0,9 M

+ Hằng số cân bằng:

Câu 20: Trộn 150 ml dung dịch có pH = 3 gồm HCl và HNO3 với 150 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 300 ml dung dịch có pH = 5. Tính giá trị của a?

Trả lời:

pHsau = 5  H+ + dư sau phản ứng

[H+ +]sau = 10-5 -5 =  

pH = 3  [H+ +] = 10-3 -3 = 0,001M  = 05.0,001 = 1,5.10-4 -4

= 0,15a

H+ +      +      OH- -        H2O

                            Bđ           1,5.10-4 -4        0,15a

                            Pư            0,15a           0,15a

                            Sau  1,5.10-4 -4 – 0,15a       0

 = 3.10-6 -6 = 1,5.10-4 -4 – 0,15a  a = 9,8.10-4 -4M

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay