Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 3: Đại cương về hóa học hữu cơ (P3)

Bộ câu hỏi tự luận hóa 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word hóa 11 kết nối Ôn tập chương 4:Hydrocarbon. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

 (PHẦN 3 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm hợp chất hữu cơ, lấy ví dụ?

Trả lời:

Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ (trừ một số các hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide,…)

Ví dụ: (C6H10O5)n, CH3COOH, C6H6,…

Câu 2: Nêu nguyên tắc, cách tiến hành và ứng dụng của phương pháp chiết

Trả lời:

- Nguyên tắc: Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn nhau

- Cách tiến hành:

+ Chiết lỏng – lỏng: Dùng một dung môi có khả năng hòa tan chất cần thiết, không trộn lẫn với dung môi ban đầu và có nhiệt độ sôi thấp để chiết.

+ Chiết lỏng – rắn: dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn.

- Ứng dụng:

+ Phương pháp chiết lỏng – lỏng dùng để tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước.

+ Áp dụng phương pháp chiết lỏng – rắn để tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể rắn, thường được áp dụng để ngâm rượu thuốc, phân tích thổ nhưỡng, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản,… 

Câu 3: Phương pháp phổ khối lượng được dùng để làm gì?

Trả lời:

- Phương pháp phổ khối lượng được sử dụng để xác định khối lượng phân tử các hợp chất hữu cơ.

- Trong máy khối phổ, chất nghiên cứu bị bắn phá bởi một dòng electron tạo ra các mảnh ion. Đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+ +] và giá trị này bằng phân tử khối của chất nghiên cứu.

Câu 4: Đồng phân là gì? Có các loại đồng phân cấu tạo nào? Lấy ví dụ minh họa

Trả lời:

 Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

 Ứng với một công thức phân tử có thể có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon, loại nhóm chức, vị trí nhóm chức.

Ví dụ:

Đồng phân mạch carbonCH3–CH2–CH2–CH2–CH3 
Đồng phân loại nhóm chứcCH3–CH2–CH2–OH 
Đồng phân vị trí nhóm chứcCH3–CH2–CH2–OH 

hỗn hợp các sản phẩm. Để tăng tốc độ phản ứng thường cần đun nóng và có xúc tác.

Câu 5: Dựa vào thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ có mấy loại? Nêu đặc điểm từng loại và lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

Dựa vào thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ có thể phân thành hai loại: hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.

- Hydrocarbon là những hợp chất được tạo thành chỉ từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.

Ví dụ: CH4, CH2 = CH2, CH  CH,…

- Dẫn xuất của hydrocarbon thu được khi một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon được thay thế bằng một hay nhiều nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác (thường chứa oxygen, nitrogen, sulfur, halogen,…).

Ví dụ: CH3COOH, CH3Cl, CH3OH,…

Câu 6: Viết các đồng phân ancol và ete của C3H8O.

Trả lời:

+ Ancol C3H8O có 2 đồng phân ancol:

CH3 – CH2 – CH2 – OH

+ Ete C3H8O có 1 đồng phân ete: C2H5OCH3.

Câu 7: Hợp chất X có %C = 52,17%; %H = 13,04%; còn lại là oxygen. Tìm công thức đơn giản của X.

Trả lời:

Gọi CTĐGN của X là CxHyOz

%O = 100% - 52,17% - 13,04% = 34,79%

x : y : z =

Vậy CTĐGN của X là C2H6O

Câu 8: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196 oC oxygen lỏng sôi ở - 183 oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là phương pháp gì?

Trả lời:

Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là chưng cất phân đoạn không khí lỏng do nhiệt độ sôi của oxygen và nitrogen khác nhau.

Câu 9: Viết các đồng phân aldehyde và keton của C4H8O.

Trả lời:

- Đồng phân aldehyde của C4H8O:

C3H7-CHO

CH3-CH2-CH2-CHO

CH3-CHCHO-CH3

- Đồng phân ketone của C4H8O:

CH3-CO-C2H5

C2H5-C-CH3

Câu 10: Quan sát phổ hồng ngoại của hexanoic acid và cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O–H và C=O.

Trả lời:

- Số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O–H là 2971 cm-1 -1

- Số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết C=O là 1721 cm-1 -1

Câu 11: Hãy cho biết các cách làm sau đây thuộc vào phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

a) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.

b) Giã lá làm chàm cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.

Trả lời:

a) Phương pháp chiết.

b) Phương pháp chiết.

Câu 12: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

CH3CH=CHCH3 (A); CH3CH2CH2CH3 (B); CH3CH=CHCH2CH3 (C)

Dùng công thức thích hợp biểu diễn cấu trúc của các đồng phân hình học đó

Trả lời:

+ A có đồng phần hình học

 cis                                  trans

+ C có đồng phân hình học

  cis                     trans

Câu 13: Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng %C = 55,81%, %H = 6,98%, còn lại là oxygen. Tìm CTPT của X biết tỉ khối hơi của X so với nitrogen xấp xỉ bằng 3,07.

Trả lời:

CxHyOz

x : y : z =

X là công thức đơn giản nhất C2H3O  CTPT của X có dạng (C2H3O)n

MX = 28.3,07 = 86,00 (g/mol)

 43n = 86 nên n = 2

CTPT của X là C4H6O2

Câu 14: Nêu cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

Trả lời:

Hòa tan hỗn hợp trên vào nước. Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối riêng còn cát ở trên giấy. Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Câu 15: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hữu cơ, hợp chất nào là vô cơ ?

CH4, CHCl3, C2H7N, HCN, CH3COONa, C12H22O11, (C2H3Cl)n, Al4C3

Trả lời:

Các chất hữu cơ là CH4, CHCl3, C2H7N, CH3COONa, C12H22O11

Câu 16: Chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H, O trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Y trong oxygen dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy Z. Hấp thụ Z vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Xác định m

Trả lời:

Ta có: mbình tăng = mvào bình – mra khỏi bình

Chất đi vào bình là CO2 và H2O

Không có chất đi ra khỏi bình

 mbình tăng =

 

Câu 17: Retinol là một trong những thành phần chính tạo nên vitamin A có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt còn vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Để xác định công thức phân tử của các hợp chất này, người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Trả lời:

- Thiết lập công thức phân tử của vitamin A: - Thiết lập công thức phân tử của vitamin A:

Đặt công thức phân tử tổng quát là CxHyOz, ta có:

Vậy công thức đơn giản nhất của vitamin A là C20H30O.

⇒ CxHyOz = (C20H30O)n

⇒ (12.20 + 1. 30 + 16).n = 286  n = 1.

Công thức phân tử của vitamin A là C20H30O.

- Thiết lập công thức phân tử của vitamin C: - Thiết lập công thức phân tử của vitamin C:

Đặt công thức phân tử tổng quát là CxHyOz, ta có:

Vậy công thức đơn giản nhất của vitamin C là: C3H4O3.

⇒ CxHyOz = (C3H4O3)n.

⇒ (12.3 + 4 + 16.3).n = 176 Þ n = 2.

Vậy công thức phân tử của vitamin C là: C6H8O6.

Câu 18: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anethole – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anethole có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy anethole có %C = 81,08%; %H = 8,10%, còn lại là oxygen. Lập công thức đơn giản nhất và CTPT của anethole.

Trả lời:

%O = 100% - 81,08% - 8,1% = 10,82%

x : y : z =

 Công thức đơn giản nhất là C10H12O

 (C10H12O)n = 148  n = 1

 CTPT: C10H12O

Câu 19:Cho các chất có công thức cấu tạo sau

CH3CH2CH2COOH (A)

(B)

 (C)

CH3CH2CH2COOCH3 (D)

CH3CH2COOCH3 (E)

(G)

Những chất nào là đồng đẳng của nhau? Những chất nào là đồng phân của nhau?

Trả lời:

Những chất là đồng đẳng của nhau: A, B; A, C; D và E.

Những chất là đồng phân của nhau: A và E; B, C, D và G.

Câu 20: Có bốn hợp chất X, Y, Z và T. Người ta cho mẫu thử của mỗi chất này lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình chứa dung dịch Ca(OH)2. Sau khi thí nghiệm thấy mẫu X chỉ làm CuSO4 đổi màu qua màu xanh; mẫu Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình chứa nước vôi; mẫu Z tạo hiện tượng ở cả hai bình này, còn mẫu T không tạo hiện tượng gì. Hỏi X, Y, Z và T có chứa C, H không?

Trả lời:

+ X chỉ làm đổi màu CuSO4 khan thành màu xanh chứng tỏ đốt X chỉ thu được H2O  X chứa H, không chứa C.

+ Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình Ca(OH)2  Y chứa C, không chứa H.

+ Z tạo hiện tượng ở cả hai bình  Z chứa cả C, H

+ T không tạo hiện tượng gì  T không chứa C, H.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Hóa học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay