Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Vì sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống?

Trả lời:

- Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống: - Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống:

- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào. - Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản,...) đều diễn ra trong tế bào. - Các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản,...) đều diễn ra trong tế bào.

+Sinh vật đơn bào dù chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể. +Sinh vật đơn bào dù chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.

+ Sinh vật đa bào (cấu tạo từ nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau. + Sinh vật đa bào (cấu tạo từ nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

Câu 2: Nêu cấu tạo và vai trò của nguyên tố carbon.

Trả lời:

- Cấu tạo: Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc thu về 4 electron để có đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng. - Cấu tạo: Nguyên tử carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc thu về 4 electron để có đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng.

- Vai trò: Nhờ đặc điểm cấu tạo, carbon có thể liên kết với chính nó hoặc các nguyên tử khác (H, O, N, P, S) để hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ. - Vai trò: Nhờ đặc điểm cấu tạo, carbon có thể liên kết với chính nó hoặc các nguyên tử khác (H, O, N, P, S) để hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

Câu 3: Trình bày khái niệm, vai trò, phân loại của các phân tử sinh học trong tế bào.

Trả lời:

- Khái niệm: Các phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành. - Khái niệm: Các phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành.

- Vai trò: Có vai trò quan trọng đối với sự sống vì là thành phần cấu tạo và tham gia thực hiện nhiều chức năng trong tế bào. - Vai trò: Có vai trò quan trọng đối với sự sống vì là thành phần cấu tạo và tham gia thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.

- Phân loại: Các phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid. - Phân loại: Các phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

Câu 4: Trình bày khái quát về sự ra đời của học thuyết tế bào.

Trả lời:

- Năm 1665, Robert Hooke dùng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát lát mỏng vỏ bần cây sồi thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ. - Năm 1665, Robert Hooke dùng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát lát mỏng vỏ bần cây sồi thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

- Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek là một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống. Ông đã quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong giọt nước ao và vi khuẩn. - Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek là một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống. Ông đã quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong giọt nước ao và vi khuẩn.

- Dựa vào cơ sở công trình nghiên cứu của bản thân và những kết quả nghiên cứu trước đó, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và động vật, đồng thời đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.” - Dựa vào cơ sở công trình nghiên cứu của bản thân và những kết quả nghiên cứu trước đó, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và động vật, đồng thời đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”

- Năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước. - Năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước.

Câu 5: Nước có vai trò gì đối với tế bào?

Trả lời:

Do các tính phân cực nên nước có nhiều vai trò sinh học quan trọng đối với sự sống:

- Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào. - Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết. - Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

- Là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống. - Là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.

- Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. - Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.

Câu 6: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lipid.

Trả lời:

- Đặc điểm chung: - Đặc điểm chung:

+ Được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính: C, H, O. + Được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính: C, H, O.

+ Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. + Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

+ Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. + Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.

+ Phân loại: Dựa vào cấu trúc phân tử, lipid được chia thành lipid đơn giản và lipid phức tạp. + Phân loại: Dựa vào cấu trúc phân tử, lipid được chia thành lipid đơn giản và lipid phức tạp.

- Vai trò: - Vai trò:

+ Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. + Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Là thành phần cấu tạo màng sinh chất. + Là thành phần cấu tạo màng sinh chất.

+ Tham gia vào nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể. + Tham gia vào nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể.

Câu 7: Schleiden và Schwann đã kết luận "Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào". Dựa vào đâu mà họ có kết luận đó?

Trả lời:

Họ dựa vào kết quả công trình nghiên cứu của mình thấy được sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật.

Câu 8: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Nhờ có tính phân cực mà các phân tử nước có thể liên kết với nhau hoặc liên kết với các phân tử phân cực khác bằng liên kết hydrogen, phần oxi có điện tích âm sẽ hút phần hidro có điện tích dương của phân tử nước khác tạo thành liên kết hidro.

Câu 9: Các loại RNA khác nhau có vai trò gì?

Trả lời:

- RNA thông tin (mRNA): được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein), truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến ribosome. - RNA thông tin (mRNA): được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein), truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến ribosome.

- RNA vận chuyển (tRNA): vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã, từ trình tự các nucleotide trên mRNA được dịch thành trình tự các amino acid trên protein. - RNA vận chuyển (tRNA): vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã, từ trình tự các nucleotide trên mRNA được dịch thành trình tự các amino acid trên protein.

- RNA ribosome (rRNA): là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome (là nơi tổng hợp protein trong tế bào). - RNA ribosome (rRNA): là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome (là nơi tổng hợp protein trong tế bào).

- Ngoài ra, còn có snRNA tham gia tham gia hoàn thiện mRNA, snoRNA tham gia quá trình biến đổi hóa học các loại RNA, các miRNA và siRNA tham gia điều hòa biểu hiện gene. - Ngoài ra, còn có snRNA tham gia tham gia hoàn thiện mRNA, snoRNA tham gia quá trình biến đổi hóa học các loại RNA, các miRNA và siRNA tham gia điều hòa biểu hiện gene.

Câu 10: Vì sao học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX?

Trả lời:

Học thuyết tế bào được đánh giá là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XIX vì học thuyết tế bào làm thay đổi nhận thức của giới khoa học về cấu tạo của sinh vật và định hướng phát triển nghiên cứu sau này ở các lĩnh vực khác nhau, đem lại những ứng dụng to lớn trong đời sống của con người.

Câu 11: Vì sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn đinh nhiệt độ của tế bào và cơ thể? Cho ví dụ?

Trả lời:

- Nước chiếm đến 70% cơ thể, có vai trò cân bằng nhiệt trong cơ thể là 37 độ C. Khả năng thích nghi trước những thay đổi của môi trường dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà nhân tố đóng vai trò quan trọng chính là nước. - Nước chiếm đến 70% cơ thể, có vai trò cân bằng nhiệt trong cơ thể là 37 độ C. Khả năng thích nghi trước những thay đổi của môi trường dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà nhân tố đóng vai trò quan trọng chính là nước.

- Ví dụ: khi cơ thể ta vận động và nóng lên thì cơ thể sẽ thoát hơi nước dưới dạng mồ hôi mang theo nhiệt lượng ra bên ngoài cơ thể. - Ví dụ: khi cơ thể ta vận động và nóng lên thì cơ thể sẽ thoát hơi nước dưới dạng mồ hôi mang theo nhiệt lượng ra bên ngoài cơ thể.

Câu 12: So sánh cấu tạo đơn phân của DNA và RNA.

Trả lời:

Đơn phân của DNAĐơn phân của RNA
Đường deoxyriboseĐường ribose
4 loại base là A, T, G, C4 loại base là A, U, G, C

Câu 13: Nêu một số phương pháp nghiên cứu tế bào học mà em biết.

Trả lời:

Phương pháp nghiên cứu tế bào học là: làm tiêu bản NST để quan sát, phát hiện bộ NST của loài có điểm gì khác biệt so với bộ NST bình thường hay không, dựa vào đó để chẩn đoán các bệnh do đột biến NST gây ra.

Câu 14: Vì sao phải uống đủ nước?

Trả lời:

Vì nước có vai trò quan trọng đối với cấu tạo và sự hoạt động chức năng của cơ thể. Cơ thể luôn phải duy trì một mức cân bằng nước ổn định, nếu thiếu nước cơ thể không thể hoạt động sống bình thường.

Câu 15: Các loại đường đôi có nhiều trong thực phẩm nào?

Trả lời:

Có 3 loại đường đôi phổ biến:

- Saccharose: có nhiều trong thực vật đặc biệt là mía và củ cải đường. - Saccharose: có nhiều trong thực vật đặc biệt là mía và củ cải đường.

- Maltose (đường mạch nha): có trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha. - Maltose (đường mạch nha): có trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.

- Lactose (đường sữa): có trong sữa người và động vật. - Lactose (đường sữa): có trong sữa người và động vật.

Câu 16: Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng ra sao đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan?

Trả lời:

Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan bằng cách ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, và khả năng thực hiện các chức năng cần thiết.

Câu 17: Nước sạch là gì? Nước hợp vệ sinh là gì? Nước sạch và nước hợp vệ sinh nước nào tốt hơn?

Trả lời:

- Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người. - Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người.

- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. - Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.

- Nếu như nước hợp vệ sinh được đánh giá chỉ bằng trực quan, không yêu cầu đi sâu các xét nghiệm thì ngược lại. Nước sạch phải đáp ứng những tiêu chí trong quy định của Bộ y tế. Như vậy, nước sạch an toàn hơn nước hợp vệ sinh. - Nếu như nước hợp vệ sinh được đánh giá chỉ bằng trực quan, không yêu cầu đi sâu các xét nghiệm thì ngược lại. Nước sạch phải đáp ứng những tiêu chí trong quy định của Bộ y tế. Như vậy, nước sạch an toàn hơn nước hợp vệ sinh.

Câu 18: Vì sao vi sinh vật sử dụng RNA làm vật chất di truyền?

Trả lời:

Vi sinh vật sử dụng RNA làm vật chất di truyền thay vì DNA chủ yếu vì tính linh hoạt và lợi thế của RNA trong việc thích nghi nhanh chóng với điều kiện sống. RNA có khả năng sao chép thông tin di truyền nhanh hơn và trải qua ít quá trình hơn DNA. Trong môi trường thay đổi nhanh chóng, việc sử dụng RNA giúp vi sinh vật có thể thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi và tăng khả năng sinh sản. Ngoài ra, RNA dễ bị đột biến hơn DNA do không có cơ chế sửa sai, đôi khi đột biến đó lại có lợi trong điều kiện sống của vi sinh vật..

Câu 19: Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?

Trả lời:

Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây vì:Sắt, kẽm là các nguyên tố vi lượng; cần cung cấp một lượng nhỏ và thường xuyên để các hoạt động sống của cây diễn ra bình thường. Trong đó, sắt là thành phần của một số enzyme, tham gia vận chuyển electron; kẽm tham gia hoạt hóa nhiều enzyme, hình thành chất diệp lục, tổng hợp auxin (hormone kích thích sự sinh trưởng của thực vật). Do đó, người ta đóng đinh (sắt, kẽm) vào thân cây để các nguyên tố vi lượng cung cấp từ từ và thường xuyên cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Câu 20: Một nhà sinh học đã sử dụng ba loại nucleotide A, G, C để tiến hành tổng hợp một đoạn phân tử DNA xoắn kép trong điều kiện môi trường nhân tạo. Em hãy dự đoán phân tử DNA được tạo thành sẽ chứa bao nhiêu loại nucleotide. Giải thích.

Trả lời

Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử DNA, A sẽ liên kết với T và G sẽ liên kết với X → Sử dụng ba loại nucleotide A, G, C để tiến hành tổng hợp một đoạn phân tử DNA xoắn kép trong điều kiện môi trường nhân tạo thì phân tử DNA được tạo thành sẽ chứa 2 loại nucleotide là G và C vì trong môi trường không có T nên nucleotide loại A không sử dụng được.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay