Bài tập file word toán 8 cánh diều Chương 6 bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Bộ câu hỏi tự luận toán 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chương 6 bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 8 Cánh diều. 

CHƯƠNG VI: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

BÀI 1: THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:

  1. a) Sản lượng gạo và cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong bốn năm gần nhất
  2. b) Ý kiến của học sinh khối 8 về chất lượng bữa ăn bán trú.

Giải:

  1. a) Thu thập từ nguồn có sẵn, Internet
  2. b) Quan sát, phỏng vấn, lập phiếu khảo sát



Câu 2: Cho các loại dữ liệu sau đây:

- Danh sách một số loại trái cây: cam, xoài, mít, ...

- Khối lượng (tính theo g) của một số trái cây: 240; 320; 1200; ...

- Độ chín của trái cây: rất chín, vừa chín, hơi chín, còn xanh, ...

- Hàm lượng vitamin C (tính theo mg) có trong một số trái cây: 95; 52; 28; ...

- Mức độ tươi ngon của trái cây: loại 1, loại 2, loại 3

  1. a) Tìm dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.
  2. b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
  3. c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục?

Giải:

  1. a) Dữ liệu định tính: danh sách một số loại trái cây; độ chín của trái cây, mức độ tươi ngon của trái cây

Dữ liệu định lượng: khối lượng của một số trái cây; hàm lượng vitamin C

  1. b) độ chín của trái cây, mức độ tươi ngon của trái cây
  2. c) khối lượng của một số trái cây, hàm lượng vitamin C

Câu 3: Bảng thống kê sau cho biết dữ liệu về hoạt động trong giờ ra chơi của học sinh lớp 8A1 (mỗi học sinh chỉ thực hiện một hoạt động)

Hoạt động

Số học sinh

Đọc sách

90

Ôn bài

10

Chơi cầu long

18

Đá cầu

12

Chơi cờ vua

8

Nhảy dây

Tất cả các ban nữ

Nhận xét của em về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê trên

Giải:

- Số liệu 90 không hợp lí vì vượt quá phạm vi sĩ số một lớp học trong trường Trung học cơ sở

- Dữ liệu Tất cả các bạn nữ không đúng định dạng

Câu 4: Hãy cho biết mỗi dữ liệu sau đây thuộc loại nào?

  1. a) Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời;
  2. b) Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của đề thi học kì với các lựa chọn từ Rất khó đến Rất dễ;
  3. c) Họ và tên của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố;
  4. d) Số năm học ngoại ngữ của các bạn trong lớp.

Giải:

  1. a) Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời thuộc loại dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.
  2. b) Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của đề thi học kì với các lựa chọn từ Rất khó đến Rất dễ thuộc loại dữ liệu không là số nhưng có thể sắp thứ tự.
  3. c) Họ và tên của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố thuộc loại dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.
  4. d) Số năm học ngoại ngữ của các bạn trong lớp là số liệu (dữ liệu là số).

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1. Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:

  1. a) Ý kiến của cha mẹ học sinh khối 8 về chất lượng đồng phục của trường em.
  2. b) Tỉ số giữa số lần ra mặt sấp và số lần ra mặt ngửa khi tung đồng xu 100 lần.
  3. c) So sánh số huy chương nhận được ở SEA Games 31 Việt Nam và Thái Lan.
  4. d) Tổng số sản phẩm quốc nội của mỗi nước thuộc khối ASEAN.

Giải:

  1. a) Phỏng vấn, lập phiếu hỏi
  2. b) Quan sát
  3. c) Thu thập từ nguồn có sẵn
  4. d) Thu thập từ nguồn có sẵn

Câu 2. Hãy sử dụng phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu và lập bảng thống kê dân số các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam

Giải:

Phương pháp: Thu thập dữ liệu từ nguồn có sẵn

Ta có bảng thống kê:

Tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình Dương

Bình Phước

Đồng Nai

Tây Ninh

TP Hồ Chí Minh

Dân số (người)

1181302

2678220

1020839

3236248

1190852

9411805

Câu 3: Nêu nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Thống kê số học sinh lớp 8C tham gia các câu lạc bộ võ thuật (mỗi học sinh chỉ tham gia một câu lạc bộ)

Câu lạc bộ võ thuật

Số học sinh

Karate

14

Vovinam

32

Taekwondo

Cả tổ 3

Judo

25

Giải:

- Dữ liệu "Cả tổ 3" không đúng định dạng (không phải dữ liệu số)

- Số liệu ở cột số học sinh không hợp lí vì tổng các số liệu trong cột vượt quá phạm vi sĩ số của một lớp Trung học cơ sở.

Câu 4: Xác định phương pháp thu thập dữ liệu (Quan sát, Làm thí nghiệm, Lập bảng hỏi, Phỏng vấn) trong mỗi trường hợp sau:

  1. a) Muốn biết cường độ dòng điện của một số đoạn mạch nối tiếp;
  2. b) Muốn thống kê thời gian tự học ở nhà mỗi ngày của các bạn trong lớp;
  3. c) Muốn biết tỉ lệ học sinh nhặt rác bỏ vào thùng khi nhìn thấy rác trên sân trường.

Giải:

  1. a) Muốn biết cường độ dòng điện của một số đoạn mạch nối tiếp, ta cần thu thập dữ liệu bằng phương pháp Làm thí nghiệm.
  2. b) Muốn thống kê thời gian tự học ở nhà mỗi ngày của các bạn trong lớp, ta cần thu thập dữ liệu bằng phương pháp Lập bảng hỏi hoặc Phỏng vấn.
  3. c) Muốn biết tỉ lệ học sinh nhặt rác bỏ vào thùng khi nhìn thấy rác trên sân trường, ta cần thu thập dữ liệu bằng phương pháp Quan sát.

Câu 5: Để xác định xem loại bánh nào được ưa thích, một cửa hàng bán bánh đã đánh số khách hàng và xác định loại bánh mà các vị khách thứ 5; 10; 15; ...; 500 đã mua khi đến cửa hàng. Trong số 100 người này, có 35 người mua bánh kem. Cửa hàng đã kết luận rằng có khoảng 35% khách hàng mua bánh kem. Kết luận này có hợp lí không?

Giải:

Kết luận này là hợp lí vì 100 hành khách được chọn ở các vị khách thứ 5; 10; 15; ...; 500 sẽ mua ngẫu nhiên các loại bánh khác nhau, do đó việc lựa chọn ở đây là ngẫu nhiên. Vậy 100 người khách này có tính đại diện cho toàn bộ khách hàng mua bánh ở cửa hàng. Do đó, kết luận của của hàng đưa ra là hợp lí.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Sử dụng phương pháp thích hợp để thu thập dữ liệu và lập bảng thống kê dân số các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Giải: 

Phương pháp: Thu thập từ nguồn có sẵn

Ta có bảng thống kê:

Tỉnh

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Dân số (người)

565685

1566882

1897710

652766

1319952

Câu 2: Em hãy đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu và lí giải về việc lấy ý kiến học sinh lớp em đối với các tiết mục văn nghệ dự thi "Giai điệu tuổi hồng" của lớp.

Giải:

Phương pháp thu thập: Phỏng vấn, lập phiếu khảo sát

Câu 3. Thống kê về các loại lồng đèn mà các bạn học sinh lớp 8C làm được để trao tặng cho trẻ em khuyết tật nhân dịp Tết Trung thu được cho trong bảng dữ liệu sau:

STT

Tên lồng đèn

Loại

Số lượng

Màu sắc

1

Con cá

Lớn

2

Vàng

2

Thiên nga

Vừa

6

Xanh

3

Con thỏ

Nhỏ

10

Nâu

4

Ngôi sao

Lớn

2

Đỏ

5

Đèn xếp

Nhỏ

15

Cam

  1. a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong bảng dữ liệu trên
  2. b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?
  3. c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là rời rạc?

Giải:

  1. a) Dữ liệu đinh tính: tên lồng đèn, loại, màu sắc

Dữ liệu định lượng: Số thứ tự, số lượng

  1. b) loại
  2. c) số thứ tự, số lượng

Bài 4. Thị phần của một sản phẩm là phần thị trường tiêu thụ mà sản phẩm đó chiếm lĩnh so với tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Bảng thống kê sau cho biết tỉ số phần trăm thị phần của 4 loại bút trên thị trường.

Loại bút

Tỉ số phần trăm

X

10%

Y

20%

Z

40%

T

30%

Xét tính hợp lí của các quảng cáo sau đây đối với nhãn hiệu bút Z:

  1. a) Là loại bút được mọi người dùng lựa chọn
  2. b) Là loại bút chiếm thị phần cao nhất.

Giải:

  1. a) Không hợp lí. Vì chỉ có thị phần của sản phẩm này chỉ chiếm 40% trong tổng số sản phẩm tiêu thụ
  2. b) Hợp lí. Vì là loại bút chiếm thị phần cao nhất (40%)

Câu 5. Bảng thống kê sau cho biết sự lựa chọn của 100 học sinh về bốn nhãn hiệu tập vở.

Nhãn hiệu tập vở

Số học sinh

A

22

B

56

C

13

D

9

Xét tính hợp lí của các quảng cáo dưới đây đối với nhãn hiệu tập vở B

  1. a) Là sự lựa chọn của mọi học sinh.
  2. b) Là sự lựa chọn hàng đầu của học sinh

Giải:

  1. a) Không hợp lí vì chỉ có 56 học sinh trên tổng số 100 học sinh lựa chọn
  2. b) Hợp lí vì là loại nhãn có nhiều học sinh lựa chọn nhất

Câu 6. Thông tin về 5 bạn học sinh của trường Trung học cơ sở Kết Đoàn tham gia Hội khỏe Phù Đổng được cho bởi bảng thống kê sau:

Họ và tên

Cân nặng (kg)

Môn bơi sở trường

Kĩ thuật bơi

Số nội dung thi đấu

Nguyễn Kình Ngư

60

Bơi ếch

Tốt

3

Trần Văn Mạnh

58

Bơi sải

Khá

1

Lê Hoàng Phi

45

Bơi bướm

Tốt

2

Nguyễn Ánh Vân

50

Bơi ếch

Đạt

2

Đỗ Hải Hà

48

Bơi tự do

Tốt

3

  1. a) Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên hai tiêu chí định tính và định lượng
  2. b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh?

Giải:

  1. a) Định tính: họ và tên, môn bơi sở trường, kỹ thuật bơi

Định lượng: cân nặng, số nội dung thi đấu

  1. b) Kỹ thuật bơi
  2. c) Cân nặng

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Để xác định xem người dân thường thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi, một nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 200 phụ nữ thấy có 162 người nói rằng họ thích đi mua sắm. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa phần người dân thích đi mua sắm trong thời gian rảnh rỗi. Kết luận này có hợp lí không? Vì sao?

Giải:

Kết luận này là không hợp lí, vì đây là kết luận cho người dân nhưng khi thu thập dữ liệu chỉ phỏng vấn nữ, nam không được phỏng vấn, do đó dữ liệu thu được chưa đảm bảo tính đại diện.

=> Giáo án dạy thêm toán 8 cánh diều bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word toán 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay