Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 10 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 9 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 10. ĐỊA LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN (PHẦN 1)
Câu 1: Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trả lời:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người mà không ngành nào có thể thay thế được, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Cụ thể như sau:
● Khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.
● Cung cấp sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cho tiêu dùng và sản xuất.
● Là thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
● Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
● Có vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Câu 2: Hãy trình bày quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Trả lời:
* Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp (trong môi quan hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường) trên một lãnh thổ cụ thể nhắm Sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tê, xã hội và môi trường.
* Vai trò:
- Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp. - Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ, hạn chế tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. - Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ, hạn chế tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 3: Nêu vai trò của ngành trồng trọt?
Trả lời:
Vai trò của ngành trồng trọt:
- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn. - Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chê biên. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chê biên. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. - Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 4: Trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt?
Trả lời:
Đặc điểm của ngành trồng trọt:
- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ. - Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.
- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,... - Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...
- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ. - Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.
- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học — công nghệ. - Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học — công nghệ.
Câu 5: Trình bày phân bố của một số cây lương thực chính?
Trả lời:
Sự phân bố của một số cây lương thực chính:
+ Cây lương thực: Lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lúa mì phổ biến ở miền khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và ở các vùng núi nhiệt đới do cây ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ. Ngô phân bố rộng, được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nóng do thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu. + Cây lương thực: Lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lúa mì phổ biến ở miền khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và ở các vùng núi nhiệt đới do cây ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ. Ngô phân bố rộng, được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nóng do thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
+ Cây công nghiệp: Phần lớn là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm nên thường phân bố thành vùng tập trung. Cây ưa nhiệt ẩm cao như mía, cà phê, cao su... phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới. Củ cải đường ưa khí hậu ôn hoà, phù hợp với đất đen, được trồng nhiều ở khu vực ôn đới và cận nhiệt. Cây bông ưa khí hậu nóng, ổn định, đất tốt, thường trồng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Cây chè ưa nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều, phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt. Cây đậu tương ưa khí hậu ẩm, đất tơi xốp, phân bố ở nhiều đới khí hậu. + Cây công nghiệp: Phần lớn là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm nên thường phân bố thành vùng tập trung. Cây ưa nhiệt ẩm cao như mía, cà phê, cao su... phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới. Củ cải đường ưa khí hậu ôn hoà, phù hợp với đất đen, được trồng nhiều ở khu vực ôn đới và cận nhiệt. Cây bông ưa khí hậu nóng, ổn định, đất tốt, thường trồng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Cây chè ưa nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều, phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt. Cây đậu tương ưa khí hậu ẩm, đất tơi xốp, phân bố ở nhiều đới khí hậu.
Câu 6: Hãy nêu một số vấn đề phát triển nên nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
Trả lời:
Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới:
● Hình thành cánh đồng lớn là một trong những hướng quan trọng để tăng quy mô sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng được nhu câu vê nông sản ngày càng tăng của con người.
● Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hoá,...) vào sản xuất nông nghiệp đề nâng cao năng suất, chất lượng. hiệu quả và hạn chế các tác động của điều kiện bất lợi.
● Tăng cường hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia.
Câu 7: Trình bày phân bố của một số vật nuôi chính?
Trả lời:
Sự phân bố của một số vật nuôi chính:
+ Chăn nuôi gia súc: Bò (nuôi rộng rãi khắp nơi); trâu (nhiều ở vùng nhiệt đới), lợn (nuôi nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng trồng cây lương thực; cừu (ở vùng cận nhiệt đới bán hoang mạc), dê (ở vùng khô hạn)... + Chăn nuôi gia súc: Bò (nuôi rộng rãi khắp nơi); trâu (nhiều ở vùng nhiệt đới), lợn (nuôi nhiều nơi, nhất là vùng đồng bằng trồng cây lương thực; cừu (ở vùng cận nhiệt đới bán hoang mạc), dê (ở vùng khô hạn)...
+ Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước. + Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.
Câu 8: Tại sao mỗi loại cây công nghiệp khác nhau phát triển ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới?
Trả lời:
Ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới có mỗi loại cây công nghiệp khác nhau, do sự đáp ứng của tự nhiên đối với đặc điểm sinh thái của mỗi loại cây trồng khác nhau ở mỗi khu vực. Mỗi loại cây trồng có những đòi hỏi riêng về chế độ nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất ở từng thời kì sinh trưởng và trong toàn bộ quá trình phát triển của cây.
- Những đòi hỏi đó chỉ được thoả mãn ở một số khu vực cụ thể. Ví dụ: - Những đòi hỏi đó chỉ được thoả mãn ở một số khu vực cụ thể. Ví dụ:
+ Cây chè: Thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua nên trồng nhiều ở miền cận nhiệt. + Cây chè: Thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua nên trồng nhiều ở miền cận nhiệt.
+ Cây cà phê: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi nên trồng nhiều ở miền nhiệt đới. + Cây cà phê: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi nên trồng nhiều ở miền nhiệt đới.
Câu 9: Phân tích mối quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp?
Trả lời:
Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tác động đến dịch vụ nông nghiệp:
- Cung cấp sản phẩm (thịt, trứng, sữa, lông, da,...), đẩy mạnh hoạt động của ngành dịch vụ nông nghiệp. - Cung cấp sản phẩm (thịt, trứng, sữa, lông, da,...), đẩy mạnh hoạt động của ngành dịch vụ nông nghiệp.
+ Phân bố của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi kéo theo sự phân bố hoạt động dịch vụ nông nghiệp. + Phân bố của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi kéo theo sự phân bố hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
+ Là thị trường rộng lớn của dịch vụ nông nghiệp. + Là thị trường rộng lớn của dịch vụ nông nghiệp.
- Dịch vụ nông nghiệp tác động đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi: - Dịch vụ nông nghiệp tác động đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi:
+ Phục vụ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động trồng trọt, chăn nuôi (cung ứng vật tư, thiết bị, máy móc,...), cung cấp vốn, chuyển giao khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất nông nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ người lao động, đưa sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi đến người tiêu dùng, kích cầu sản xuất,... + Phục vụ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động trồng trọt, chăn nuôi (cung ứng vật tư, thiết bị, máy móc,...), cung cấp vốn, chuyển giao khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất nông nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ người lao động, đưa sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi đến người tiêu dùng, kích cầu sản xuất,...
+ Phân bố dịch vụ hỗ trợ phân bố trồng trọt và chăn nuôi. + Phân bố dịch vụ hỗ trợ phân bố trồng trọt và chăn nuôi.
+ Thị trường rộng lớn của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. + Thị trường rộng lớn của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 10: Nêu vai trò của ngành lâm nghiệp?
Trả lời:
Vai trò của ngành lâm nghiệp:
- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu....). - Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu....).
- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. - Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn đất, điều tiết lượng nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
- Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi. - Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.
- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững. - Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.
Câu 11: Trình bày đặc điểm của ngành lâm nghiệp?
Trả lời:
Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:
- Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp. - Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.
- Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng... Các hoạt động khai thác và tái tạo rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng... Các hoạt động khai thác và tái tạo rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng. - Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.
Câu 12: Trình bày hoạt động trồng và khai thác rừng?
Trả lời:
Hoạt động trồng và khai thác rừng:
- Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. - Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
- Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Biện pháp bảo vệ rừng là lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn và có các chính sách khuyến khích thúc đẩy việc trồng rừng. - Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Biện pháp bảo vệ rừng là lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn và có các chính sách khuyến khích thúc đẩy việc trồng rừng.
Câu 13: Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của một lãnh thổ? Tại sao?
Trả lời:
Nhân tố tự nhiên vì nhờ có đất, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật tự nhiên tốt thì các giống cây trồng mới có thể phát triển và cho năng suất tốt nhất.
Câu 14: Trình bày hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản?
Trả lời:
Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản:
- Thuỷ sản gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,... - Thuỷ sản gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...
- Sản lượng thuỷ sản liên tục tăng, nhất là thuỷ sản nuôi trồng, trong đó cao nhất là thuỷ sản nước ngọt. - Sản lượng thuỷ sản liên tục tăng, nhất là thuỷ sản nuôi trồng, trong đó cao nhất là thuỷ sản nước ngọt.
Câu 15: Phân tích vai trò của rừng trong việc ngăn chặn lũ lụt, chống hạn, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất?
Trả lời:
Vai trò của rừng trong việc ngăn chặn lũ lụt, chống hạn, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
* Chống lũ:
- Cản nước, làm cho tốc độ dòng chảy yếu đi. - Cản nước, làm cho tốc độ dòng chảy yếu đi.
- Hút nước và thoát hơi nước vào không gian. - Hút nước và thoát hơi nước vào không gian.
- Nước theo rễ cây thấm xuống đất tạo mạch nước ngầm. - Nước theo rễ cây thấm xuống đất tạo mạch nước ngầm.
- Giữ lớp đất mặt dày, hút nhiều nước và giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra - Giữ lớp đất mặt dày, hút nhiều nước và giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra
* Chống hạn:
- Ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho mặt đất bớt nóng nên lượng nước bốc hơi ít. Ngăn gió nóng. - Ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho mặt đất bớt nóng nên lượng nước bốc hơi ít. Ngăn gió nóng.
- Giữ ẩm cho lớp đất mặt (lá và xác thực vật hút nhiều nước trong mùa mưa và giữ lại cho mùa khô). Giữ độ ẩm trong không khí. - Giữ ẩm cho lớp đất mặt (lá và xác thực vật hút nhiều nước trong mùa mưa và giữ lại cho mùa khô). Giữ độ ẩm trong không khí.
* Bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất:
- Ngăn xói mòn. - Ngăn xói mòn.
– Ngăn cát bay, cát chảy lấn sâu vào đất liền (ở vùng ven biển).
– Giảm tác động của sóng biển. -
– Cung cấp xác sinh vật tạo chất hữu cơ cho đất.
Câu 16: Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được phát triển do:
- Vai trò to lớn của nuôi trồng thuỷ sản: - Vai trò to lớn của nuôi trồng thuỷ sản:
+ Nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm động vật bổ dưỡng cho con người. + Nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. - Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
+ Mặt hàng xuất khẩu có giá trị. + Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Việc khai thác thuỷ sản hiện nay gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu thuỷ sản tăng nhanh: Nhu cầu về thủy sản của thế giới rất lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác). Thuỷ sản khai thác từ biển và đại dương không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu con người nên thuỷ sản nuôi trồng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu. - Việc khai thác thuỷ sản hiện nay gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu thuỷ sản tăng nhanh: Nhu cầu về thủy sản của thế giới rất lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác). Thuỷ sản khai thác từ biển và đại dương không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu con người nên thuỷ sản nuôi trồng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu.
- Tiềm năng tự nhiên để nuôi trồng thuỷ sản rất lớn: Diện tích mặt nước trên thế giới rộng (biển, vũng, vịnh, sông, hồ, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn, ven đảo và quần đảo,...). - Tiềm năng tự nhiên để nuôi trồng thuỷ sản rất lớn: Diện tích mặt nước trên thế giới rộng (biển, vũng, vịnh, sông, hồ, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn, ven đảo và quần đảo,...).
- Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm. - Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm.
- Nuôi được nhiều loài có giá trị kinh tế, là thực phẩm cao cấp và đặc sản (tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, , sò huyết, rong, tảo biển,...). - Nuôi được nhiều loài có giá trị kinh tế, là thực phẩm cao cấp và đặc sản (tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, , sò huyết, rong, tảo biển,...).
Câu 17: Tại sao hiện nay khai thác thủy sản biển và đại dương phát triển hơn khai thác nội địa?
Trả lời:
Hiện nay khai thác thủy sản biển và đại dương phát triển hơn khai thác nội địa do:
- Khai thác biển và đại dương: Có nhiều ngư trường lớn, sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng cao. - Khai thác biển và đại dương: Có nhiều ngư trường lớn, sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng cao.
- Khai thác nội địa: Nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, ít sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng nhỏ. - Khai thác nội địa: Nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, ít sinh vật có giá trị cao, năng suất và sản lượng nhỏ.
Câu 18: Tại sao hiện nay nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn khai thác thủy sản?
Trả lời:
Hiện nay nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn khai thác thủy sản do:
- Nuôi trồng thuỷ sản: Điều kiện nuôi nhiều thuận lợi, tính chủ động cao, nuôi được nhiều sinh vật có giá trị và quý hiếm,... - Nuôi trồng thuỷ sản: Điều kiện nuôi nhiều thuận lợi, tính chủ động cao, nuôi được nhiều sinh vật có giá trị và quý hiếm,...
- Khai thác thuỷ sản: Nguồn lợi ngày càng suy giảm, phụ thuộc nhiều vào ngư trường và các yếu tố thiên nhiên, có tính mùa vụ khó đáp ứng nhu cầu thường xuyên của thị trường. - Khai thác thuỷ sản: Nguồn lợi ngày càng suy giảm, phụ thuộc nhiều vào ngư trường và các yếu tố thiên nhiên, có tính mùa vụ khó đáp ứng nhu cầu thường xuyên của thị trường.
Câu 19: Tại sao miền ôn đới và cận nhiệt thường trồng nhiều cây củ cải đường, nhiệt đới và cận nhiệt đới trồng nhiều cây bông?
Trả lời:
Miền ôn đới và cận nhiệt thường trồng nhiều cây củ cải đường, nhiệt đới và cận nhiệt đới trồng nhiều cây bông do:
- Củ cải đường: Trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt, nhất là ở Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Ki, U-crai-na, Ba Lan... Do điều kiện sinh thái: phù hợp với đất đen, đất phù sa. - Củ cải đường: Trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt, nhất là ở Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Ki, U-crai-na, Ba Lan... Do điều kiện sinh thái: phù hợp với đất đen, đất phù sa.
- Bông: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhất là ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, U-dơ-bê-kít-xtan,... Do điều kiện sinh thái: ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định, cần đất tốt. - Bông: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhất là ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, U-dơ-bê-kít-xtan,... Do điều kiện sinh thái: ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định, cần đất tốt.
Câu 20: Tại sao ở miền nhiệt đới trồng nhiều mía; miền nhiệt đới ẩm trồng nhiều cao su; ở cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới trồng nhiều cây đậu tương?
Trả lời:
Ở miền nhiệt đới trồng nhiều mía; miền nhiệt đới ẩm trồng nhiều cao su; ở cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới trồng nhiều cây đậu tương do:
- Cây mía: trồng nhiều ở miền nhiệt đới, nhất là ở Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Cu-ba... Do điều kiện sinh thái: Đòi hỏi nhiệt độ cao, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa; thích hợp với đất phù sa mới. - Cây mía: trồng nhiều ở miền nhiệt đới, nhất là ở Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Cu-ba... Do điều kiện sinh thái: Đòi hỏi nhiệt độ cao, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa; thích hợp với đất phù sa mới.
- Cây đậu tương: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới, nhất là ở Hoa Kì, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Trung Quốc,... Do điều kiện sinh thái: ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước. - Cây đậu tương: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới, nhất là ở Hoa Kì, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Trung Quốc,... Do điều kiện sinh thái: ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
- Cây cao su: trồng tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi. Do điều kiện sinh thái: Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão, thích hợp nhất với đất bazan. - Cây cao su: trồng tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi. Do điều kiện sinh thái: Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão, thích hợp nhất với đất bazan.