Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 2
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT
Câu 1: Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là gì?
Trả lời:
Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là mặt Mô-hô. Bề mặt Mô-tô được Mô-hô-rô-vich, nhà địa chất người Croatia xác định lần đầu tiên năm 1909, khi ông nhận thấy sự gia tăng đột ngột của vận tốc lan truyền các sóng địa chấn tại mặt này.
Câu 2: Vỏ trái đất là gì? Có mấy kiểu vỏ trái đất?
Trả lời:
Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Câu 3: Nhân trái đất có những đặc điểm như thế nào?
Trả lời:
- Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 5000 - Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng.
- Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn. - Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn.
- Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife. - Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife.
Câu 4: Nêu các đặc điểm của thạch quyển?
Trả lời:
Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng và cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển.
Câu 5: Nêu cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài?
Trả lời:
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp: nhân, lớpManti, vỏ đại Dương và vỏ lục địa.
Câu 6: Trái Đất hình thành từ bao giờ?
Trả lời:
Trái Đất hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm.
Câu 7: Nêu nguồn gốc hình thành Trái Đất?
Trả lời:
Nguồn gốc hình thành Trái Đất:
- Các giả thuyết đều cho rằng Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời. - Ban đầu Hệ Mặt Trời là một đám mây bụi và - Các giả thuyết đều cho rằng Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời. - Ban đầu Hệ Mặt Trời là một đám mây bụi và khí lớn gồm hydro, heli và các nguyên tố hóa học nặng hơn, quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời.
- Trong khi quay. lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời: phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc. Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. - Trong khi quay. lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời: phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc. Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục. Vỏ có độ dày từ 5 đến 70 km, rắn chắc - Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục. Vỏ có độ dày từ 5 đến 70 km, rắn chắc
Câu 8: Nêu hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất?
Trả lời:
Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất là: Chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời.
Câu 9: Nêu các hệ quả của chuyển động tự quanh trục?
Trả lời:
Các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục là: Sự luân phiên ngày đêm và giờ trên Trái Đất.
Câu 10: Quan sát dưới đây và trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Trả lời:
Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
+ Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33'. + Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33'.
+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. + Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
+ Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ). + Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
Câu 11: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là gì?
Trả lời:
Thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời đứng ở đỉnh đầu người quan sát. Như vậy, dù đứng tại bất cứ nơi nào trên Trái Đất khi ngửa mặt nhìn thẳng đứng lên phía trên là nhìn lên thiên đỉnh.
Câu 12: So sánh sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ khu vực?
Trả lời:
Giờ địa phương | Giờ khu vực |
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời) | Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế |
Là giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn | Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ. Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến và đánh số thứ tự từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông |
Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời | Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ khu vực (giờ quốc tế) |
Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ mặt trời | Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó. Giờ ở khu vực số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc khu vực giờ số 7 |
Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể | Có ý nghĩa quốc tế |
Câu 13: Chuyển động biểu kiến của mặt trời đến thời gian dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trong ngày Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân có tác động như thế nào?
Trả lời:
Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời: Từ 21/3 đến 22/6 chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chỉ tuyến Bắc, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/6, sau đó từ 22/6 đến 23/9 chuyển động biểu kiến về phía Xích đạo, lên thiên đỉnh ở Xích đạo ngày 23/9. Từ 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam ngày 22/12, sau đó chuyển động biểu kiến về Xích đạo và lên thiên đỉnh ở Xích đạo ngày 21/3. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời đã tạo ra các mùa trong năm với lượng nhiệt, ánh sáng và độ dài ngày đêm khác nhau.
- Mùa xuân (21/3 - 22/6): Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích luỹ nên nhiệt độ chưa cao, tiết trời ấm áp. Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu lớn hơn phần khuất trong bóng tối nên ngày bắt đầu dài hơn đêm. - Mùa xuân (21/3 - 22/6): Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích luỹ nên nhiệt độ chưa cao, tiết trời ấm áp. Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu lớn hơn phần khuất trong bóng tối nên ngày bắt đầu dài hơn đêm.
- Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và di chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt được tích - Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và di chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt được tích lũy nhiều, nhiệt độ cao. Diện tích phần chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng tối do bán cầu Bắc gần nhất với Mặt Trời, ngày dài hơn đêm. Ngày 22/6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong một năm.
- Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt Trời di chuyển biểu kiến về chí tuyến Nam, góc nhập xạ tuy giảm nhưng còn lượng nhiệt tích luỹ trong mùa hạ nên nhiệt độ không còn cao nữa nhưng cũng không thấp, tiết trời mát mẻ. Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu thu hẹp, diện tích phần khuất trong bóng tối mở rộng, ngày bắt đầu ngắn hơn đêm. - Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt Trời di chuyển biểu kiến về chí tuyến Nam, góc nhập xạ tuy giảm nhưng còn lượng nhiệt tích luỹ trong mùa hạ nên nhiệt độ không còn cao nữa nhưng cũng không thấp, tiết trời mát mẻ. Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu thu hẹp, diện tích phần khuất trong bóng tối mở rộng, ngày bắt đầu ngắn hơn đêm.
- Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam (ngày 22/12) và di chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ, nhiệt độ hạ thấp. Diện tích phần chiếu sáng nhỏ hơn phần khuất trong bóng tối do bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, ngày ngắn hơn đêm. Ngày 22/12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong một năm. - Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam (ngày 22/12) và di chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ, nhiệt độ hạ thấp. Diện tích phần chiếu sáng nhỏ hơn phần khuất trong bóng tối do bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, ngày ngắn hơn đêm. Ngày 22/12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong một năm.
Câu 14: Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa?
Trả lời:
Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau, càng xa Xích đạo sự chênh lệch thời gian giữa ngày và đêm càng lớn. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
Câu 15: Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra: Nếu giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có ngày, đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.
Câu 16: Đá vôi ở Việt Nam có nguồn gốc hình thành như thế nào và phân bố ở những vùng nào?
Trả lời:
Nguồn gốc hình thành đá vôi ở Việt Nam:
+ Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển. + Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển.
+ Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn. + Ban đầu, đá vôi hầu như nằm dưới đáy biển. Sau đó, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn.
- Đá vôi ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở phía Bắc như ở Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang,…. - Đá vôi ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở phía Bắc như ở Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang,….
Câu 17: Phân tích mối liên hệ giữa sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển với sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên Trái Đất? Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường trùng với nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo. - Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường trùng với nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau: - Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau:
+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,... + Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,...
+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa, tạo núi,... + Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo ra các dãy ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa, tạo núi,...
Câu 18: Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng các nước ở vĩ tuyến cao hơn 23⁰27’ không có hiện tượng này do:
- Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27′ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27′ N lên 23°27′ B. Trong vòng một năm, các địa điểm nội chí tuyến (trong đó có nước ta) đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27′ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27′ N lên 23°27′ B. Trong vòng một năm, các địa điểm nội chí tuyến (trong đó có nước ta) đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực không có hiện tượng này, do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 6633'. Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027. - Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực không có hiện tượng này, do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 6633'. Để tạo góc 90° thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027.
Câu 19: Tại sao lại có sự khác nhau về độ dài ngày, đêm giữa hai điểm cực Bắc (Lũng Cú, vĩ độ 23°23' B), cực Nam (Đất Mũi, vĩ độ 8°34'B) nước ta?
Trả lời:
- Vào mùa hạ, ở Lũng Cú có ngày dài hơn ngày ở Đất Mũi; vào mùa đông, ở Lũng Cú có đêm dài hơn đêm ở Đất Mũi. - Vào mùa hạ, ở Lũng Cú có ngày dài hơn ngày ở Đất Mũi; vào mùa đông, ở Lũng Cú có đêm dài hơn đêm ở Đất Mũi.
- Do khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạo ra thành hai phần bằng nhau, tại đây quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau. - Do khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạo ra thành hai phần bằng nhau, tại đây quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Càng xa Xích đạo về phía hai cực, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất càng xa nhau, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng nhiều. Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban ngày càng dài hơn thời gian ban ngày ở những vĩ độ gần Xích đạo. Vào mùa đông ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban đêm càng dài hơn thời gian ban đêm ở những vĩ độ gần Xích đạo. - Càng xa Xích đạo về phía hai cực, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất càng xa nhau, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng nhiều. Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban ngày càng dài hơn thời gian ban ngày ở những vĩ độ gần Xích đạo. Vào mùa đông ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban đêm càng dài hơn thời gian ban đêm ở những vĩ độ gần Xích đạo.
Câu 20: Khi đi qua đường chuyển ngày quốc tế, ta cần tăng lên hay giảm đi một ngày lịch. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Khi đi qua đường chuyển ngày quốc tế, ta cần tăng lên hay giảm đi một ngày lịch do: Theo cách tính giờ khu vực, trên Trái Đất lúc nào cũng có một khu vực giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Đó là đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm một ngày lịch cho phù hợp với thời gian nơi đến.