Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức bài 27: Kinh tế Trung Quốc
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 27: Kinh tế Trung Quốc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 27: KINH TẾ TRUNG QUỐC
(21 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Quan sát hình 27.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Trung Quốc năm 2020 và kể tên những cây trồng ở phía đông nam của Trung Quốc.
Trả lời:
Các loại cây trồng ở phía đông nam của Trung Quốc là: chè, cây ăn quả, mía, lạc, ngô, bông, lúa gạo, thuốc lào.
Câu 2: Quan sát hình 27.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Trung Quốc năm 2020 và kể tên những cây trồng ở phía đông bắc của Trung Quốc.
Trả lời:
Các loại cây trồng ở phía đông bắc của Trung Quốc là: lúa mì, lúa gạo, bông, khoai tây, đậu tương, củ cải đường.
Câu 3: Quan sát hình 27.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Trung Quốc năm 2020 và kể tên những con vật nuôi ở phía tây của Trung Quốc
Trả lời:
Những loại vật nuôi ở phía tây của Trung Quốc là: dê, cừu, bò.
Câu 4: Quan sát hình 27.2. Bản đồ phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Trung Quốc năm 2020 và kể tên những cây trồng chính ở đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Trả lời:
Những cây trồng chính ở đảo Hải Nam của Trung Quốc là: mía.
Câu 5: Quan sát Hình 27.5. Bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp cơ khí của Trung Quốc.
Trả lời:
Những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp cơ khí của Trung Quốc là: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Bắc Kinh, Nam Kinh, Đài Bắc, Vũ Hán, Quảng Châu, Quý Dương, Côn Minh, Lan Châu.
Câu 6: Quan sát Hình 27.5. Bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc.
Trả lời:
Những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thiên Tân, Nam Kinh, Hồng Công, Quý Dương, U-rum-si, La-sa.
Câu 7: Quan sát Hình 27.5. Bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc.
Trả lời:
Những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc là: Thượng Hải, Phúc Châu, Quảng Châu.
Câu 8: Quan sát Hình 27.5. Bản đồ phân bố công nghiệp Trung Quốc năm 2020 và kể tên những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp điện tử - tin học của Trung Quốc.
Trả lời:
Những trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp điện tử - tin học của Trung Quốc là: Thẩm Dương, Vũ Hán, Đài Bắc, Hồng Công, Thành Đô, Trùng Khánh.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu những đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc. Nguyên nhân khiến Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật là gì?
Trả lời:
* Đặc điểm:
- Nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới.
- Mức đóng góp trung bình hằng năm là hơn 30%.
- Quy mô GDP: tăng nhanh liên tục và trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (chiếm 17,3%).
- Tốc độ tăng GDP: luôn ở mức cao dù có biến động qua các năm.
- Cơ cấu GDP: thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.
- Trung Quốc là nước xuất siêu với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ à 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.
* Vị thế của Trung Quốc:
- Là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới.
- Là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn (163 tỉ USD năm 2020).
* Nguyên nhân:
- Có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao.
- Trung Quốc chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có các chính sách thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động.
- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động.
- Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI.
- Trung Quốc chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Trung Quốc.
Trả lời:
* Đặc điểm chung:
- Đóng góp 7,7% GDP.
- Giải quyết việc làm co khoảng 22% lực lượng lao động của đất nước.
* Nông nghiệp:
- Ngành trồng trọt:
+ Là ngành chủ yếu, chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.
+ Cây lương thực giữ vị trí quan trọng.
+ Các cây công nghiệp (đậu tương, bông, lạc, củ cải đường,…), cây thực phẩm và cây ăn quả cũng phát triển.
+ Phân bố: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
- Ngành chăn nuôi:
+ Được quan tâm phát triển.
+ Phân bố: lợn, bò, gia cầm nuôi ở vùng đồng bằng, cừu, dê được chăn thả ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và các khu tự trị phía Tây.
* Lâm nghiệp:
- Sản lượng gỗ tròn khai thác: 350,6 triệu m3 (2020) – đứng thứ ba thế giới.
- Trung Quốc hướng tới bảo vệ rừng và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, giới hạn sản lượng khai thác hàng năm.
- Nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng.
* Thủy sản:
- Lâu đời và rất phát triển.
- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng đầu thế giới.
- Các ngư trường khai thác chủ yếu ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông.
- Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh, chủ yếu là cá, tôm, trai lấy ngọc, rong biển,…
Câu 3: Nêu khái quát những đặc điểm nổi bật của các ngành công nghiệp và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc.
Trả lời:
* Đặc điểm chung:
- Quy mô lớn, cơ cấu đa dạng với nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới.
- Đóng góp 37,8% GDP.
- Công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: sản xuất điện, khoáng sản, sản xuất ô tô, luyện kim, điện tử - tin học.
* Đặc điểm các ngành công nghiệp:
- Ngành công nghiệp sản xuất điện:
+ Sản xuất và tiêu thụ điện lớn nhất thế giới (29%).
+ Đa dạng hóa nguồn cung cấp điện thông qua việc phsat triển năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.
- Ngành công nghiệp khai thác:
+ Khai thác than chiếm 50% sản lượng than toàn thế giới.
+ Khai thác sắt, đồng, đất hiếm,… có sản lượng lớn, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp sản xuất ô tô:
+ Sản xuất khoảng 30% lượng ô tô toàn thế giới.
+ Các thương hiệu ô tô quốc gia, ô tô điện ngày càng phổ biến.
- Ngành công nghiệp luyện kim:
+ Được coi trọng và đầu tư phát triển.
+ Sản xuất thép nhiều nhất trên thế giới (56,5%)
- Ngành công nghiệp điện tử - tin học:
+ Phát triển nhanh và trở thành ngành mũi nhọn.
+ Nhiều sản phẩm có sản lượng hàng đầu thế giới: máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng,…
* Các trung tâm công nghiệp lớn:
- Phân bố: tập trung ở miền Đông, vùng duyên hải
- Tiêu biểu: Thượng Hải, Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,…
Câu 4: Nêu những đặc điểm chung của ngành dịch vụ ở Trung Quốc. Ngành thương mại có những điểm đặc trưng gì?
Trả lời:
* Đặc điểm chung:
- Đóng góp 54,5% vào GDP.
- Các loại hình dịch vụ: thương mại, giao thông vận tải, du lịch, tài chính ngân hàng.
- Một số trung tâm dịch vụ lớn: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến,…
* Ngành thương mại:
- Nội thương:
+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD năm 2020).
+ Các trung tâm thương mại lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,…
- Ngoại thương:
+ Kim ngạch ngoại thương có mức tăng hằng năm cao.
+ Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới (chiếm 11,5%)/
+ Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Những đối tác thương mại quan trọng: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc,…
+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.
Câu 5: Trình bày những nét đặc trưng về sự phát triển của các ngành giao thông vận tải, du lịch và tài chính ngân hàng của Trung Quốc.
Trả lời:
* Giao thông vận tải:
- Mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.
- Giao thông đường sắt: Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km, trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc.
- Giao thông đường ô tô: chiều dài khoảng 5 triệu km, trong đó 150 nghìn km đường cao tốc.
- Giao thông đường biển: phát triển mạnh với nhiều cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba – Chu Sơn, Thâm Quyến,… phục vụ cho việc xuất nhập khẩu.
- Giao thông đường hàng không: rất phát triển, các sân bay lớn như Bắc Kinh, Phố Đông,…
- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.
* Du lịch:
- Là điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế.
- Năm 2019: đứng thứ tư về thu hút khách du lịch quốc tế đến và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.
- Năm 2019: Doanh thu ngành du lịch đạt khoảng 1 000 tỉ USD.
- Các điểm du lịch nổi tiếng là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,…
* Tài chính ngân hàng:
- Ngày càng phát triển.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm (1 071 tỉ USD năm 2020).
- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài.
- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến,…
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?
Trả lời: Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông vì: miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình đồng bằng, đất đai phù sa màu mỡ. Khí hậu ôn hòa thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 2: Tại sao các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông?
Trả lời: Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lợi phía đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á).
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ôn hóa, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy công nghiệp,…
+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ dầu khí, than đá có trữ lượng lớn cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khai thác.
- Dân cư: tập trung chủ yếu ở phía Đông nên có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị phát triển, nhiều đô thị lớn.
Câu 3: Giải thích vì sao ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc?
Trả lời: Ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc vì:
- Nhiều sản phẩm như máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng,… có sản lượng hàng đầu thế giới.
- Trung Quốc muốn chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ cao.
- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đại dịch COVID-19 khiến người dân chuyển sang làm việc và học tập tại nhà nên sự phát triển của điện tử, công nghệ ngày càng phổ biến.
- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác.
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 1. Quy mô GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2020
Chỉ tiêu | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 | 2020 |
GDP (tỉ USD) | 1 211,3 | 2286,0 | 6 087,2 | 11 062,0 | 14 688,0 |
Tốc độ tăng GDP (%) | 8,5 | 11,4 | 10,6 | 7,0 | 2,2 |
(Nguồn: WB, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô GDP và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2020.
- Nhận xét và kết luận.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét và kết luận:
- Quy mô GDP của Trung Quốc từ năm 2000 – 2010 đều tăng trưởng mạnh: Quy mô GDP năm 2020 gấp 12 lần so với quy mô GDP năm 2000.
- Tốc độ tăng GDP biến động qua các năm:
+ Giai đoạn từ 2000 – 2005: tốc độ tăng trưởng GDP cao từ 8,5% lên 11,4% (2,9%).
+ Giai đoạn 2005 – 2020: tốc độ GDP giảm mạnh: từ 11,4% năm 2005, đến 7% năm 2015 và 2,2% năm 2020 (giảm 9,2%).
- Kết luận: Quy mô GDP tăng nhanh liên tục nhưng tốc độ GDP không ổn định, biến động qua các năm song vẫn luôn ở mức cao.
Câu 5: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 2. Cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2010 và năm 2020
Cơ cấu GDP (%) | |||
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ | |
2010 | 9,6 | 46,7 | 43,7 |
2020 | 7,7 | 37,8 | 54,5 |
(Nguồn: WB, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2010 và năm 2020.
- Nhận xét và kết luận.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm từ 9,6% xuống 7,7% (1,9%)
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng giảm từ 46,7% xuống 37,8% (giảm 8,9%)
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh từ 43,7% lên 54,5% (tăng 10,8%)
+ Năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng sau 10 năm, tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Kết luận: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ công nghiệp và xây dựng sang dịch vụ.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 3. Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc
giai đoạn 1990 – 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
1990 | 2000 | 2010 | 2020 | |
Trị giá xuất khẩu | 44,9 | 253,1 | 1 602,5 | 2 723,3 |
Trị giá nhập khẩu | 35,2 | 224,3 | 1 380,1 | 2 357,1 |
(Nguồn: WB, 2022)
- Tính cán cân xuất - nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Trung Quốc đoạn 1990 – 2020.
- Nhận xét và kết luận.
Trả lời:
- Tính cán cân xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm:
| 1990 | 2000 | 2010 | 2020 |
Trị giá xuất khẩu | 44,9 | 253,1 | 1 602,5 | 2 723,3 |
Trị giá nhập khẩu | 35,2 | 224,3 | 1 380,1 | 2 357,1 |
Cán cân xuất - nhập khẩu | 9,2 | 28,8 | 222,4 | 366,2 |
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét và kết luận: Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu qua từng giai đoạn đều có sự tăng trưởng vượt bậc:
- Giai đoạn 1990 – 2000: trị giá xuất khẩu tăng 208,2 tỉ USD, trị giá nhập khẩu tăng 189,1 tỉ USD.
- Giai đoạn 2000 – 2010: trị giá xuất khẩu tăng 1349,4 tỉ USD, trị giá nhập khẩu tăng 1155,8 tỉ USD.
- Giai đoạn 2010 – 2020: trị giá xuất khẩu tăng 1120,8 tỉ USD, trị giá nhập khẩu tăng 977 tỉ USD.
- Trong vòng 30 năm, trị giá xuất khẩu tăng gấp 61 lần và trị giá nhập khẩu tăng gấp 67 lần.
- Cán cân xuất – nhập khẩu luôn dương.
- Kết luận: Trung Quốc là nước xuất siêu.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Chứng minh Trung Quốc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim.
Trả lời:
- Nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu..).
- Tài nguyên rừng giàu có.
- Nguồn lao động dồi dào, năng động. Thị trường tiêu thụ lớn.
- Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.
- Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp của nhà nước.
Câu 2: Trung Quốc và Việt Nam có mỗi quan hệ giữa hai nước láng giềng và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, chính trị. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy quốc gia này đã tái mở cửa. Theo em, điều này có ảnh hưởng tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam?
Trả lời: Việc mở cửa của Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam là:
* Cơ hội:
- Thúc đẩy sự hồi sinh du lịch của Việt Nam và tạo các cơ hội việc làm liên quan đến ngành du lịch của Việt Nam vì Trung Quốc chiếm khoảng 30% tỉ trọng khách du lịch quốc tế.
- Quan hệ hợp tác thương mại quốc tế cũng thuận lợi hơn vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.
* Thách thức:
- Hàng hóa trong nước chịu sự canh tranh của hàng hóa Trung Quốc, tăng áp lực nhập siêu.
- Đồng Nhân dân tệ giảm giá tạo cơ hội cho các sản phẩm Trung Quốc dễ vào Việt Nam hơn và tăng áp lực cạnh tranh cho những doanh nghiệp nội địa.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối Bài 27: Kinh tế Trung Quốc