Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức Phần 2: Địa lí khu vực và quốc gia – khu vực đông nam á (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Phần 2: Địa lí khu vực và quốc gia – khu vực đông nam á (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 kết nối tri thức.

ÔN TẬP PHẦN HAI

ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA – KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Câu 1: Quan sát Hình 11.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á và kể tên các đồng bằng thuộc bộ phận Đông Nam Á lục địa.

Trả lời:

Các đồng bằng thuộc bộ phận Đông Nam Á lục địa là: Đồng bằng sông Mê Nam, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Quan sát Hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020 và cho biết các quốc gia có mật độ dân số dưới 100 người/km2.

Trả lời:

Các quốc gia có mật độ dân số 100 người/km2 là: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo.

Câu 3: Kể tên các đô thị từ 10 triệu người trở lên dựa vào hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 10 triệu người trở lên là: Băng Cốc, Gia-các-ta, Ma-ni-la.

Câu 4: Kể tên các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người dựa vào hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người là: Y-an-gun, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cu-a-la Lăm-pơ.

Câu 5: Kể tên các đô thị dưới 5 triệu người dựa vào hình 11.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị dưới 5 triệu người là: Man-đa-lây, Chiềng Mai, Viêng Chăn, Phnôm Pênh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Xu-ra-bay-a, Đi-li,…

Câu 6: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của khu vực Đông Nam Á. Lấy ví dụ. Địa hình đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực?

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Đông Nam Á lục địa:  - Đông Nam Á lục địa:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam: dãy Trường Sơn, dãy A-ra-can,… + Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam hoặc bắc – nam: dãy Trường Sơn, dãy A-ra-can,…

+ Đồng bằng châu thổ do hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng về phía biển: đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam,… + Đồng bằng châu thổ do hệ thống sông lớn bồi đắp và mở rộng về phía biển: đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Mê Nam,…

+ Đất đai:  + Đất đai:

• đất feralit: khu vực đồi núi.

• đất phù sa: khu vực đồng bằng

- Đông Nam Á hải đảo:  - Đông Nam Á hải đảo:

+ Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa: núi lửa Se-me-ru, núi lửa Ke-rin-ci,… + Chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa: núi lửa Se-me-ru, núi lửa Ke-rin-ci,…

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm ven biển: đồng bằng ở đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,… + Các đồng bằng nhỏ hẹp, nằm ven biển: đồng bằng ở đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê,…

+ Đất đai khá màu mỡ. + Đất đai khá màu mỡ.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng. - Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Khó khăn: Giao lưu kinh tế còn hạn chế. - Khó khăn: Giao lưu kinh tế còn hạn chế.

Câu 7: Khí hậu và sông ngòi ở khu vực Đông Nam Á có những nét đặc trưng gì? Những nét đặc trưng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Trả lời:

* Khí hậu:

- Nhiệt độ cao, trung bình năm: 21oC – 27oC. - Nhiệt độ cao, trung bình năm: 21oC – 27oC.

- Độ ẩm lớn: > 80% - Độ ẩm lớn: > 80%

- Lượng mưa trung bình: 1 000 mm - 2 000 mm. - Lượng mưa trung bình: 1 000 mm - 2 000 mm.

- Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-lip-pin: khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-lip-pin: khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. - Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

- Địa hình núi cao: khí hậu phân hóa theo đai cao. - Địa hình núi cao: khí hậu phân hóa theo đai cao.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. - Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú.

- Khó khăn: Thiên tai và vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. - Khó khăn: Thiên tai và vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.

* Sông:

- Đông Nam Á lục địa: - Đông Nam Á lục địa:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Nhiều sông lớn: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,… + Nhiều sông lớn: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,…

+ Chế độ nước sông theo mùa. + Chế độ nước sông theo mùa.

- Đông Nam Á hải đảo: Sông ngắn và có nhiều nước. - Đông Nam Á hải đảo: Sông ngắn và có nhiều nước.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi:  - Thuận lợi:

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. + Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Giao thông vận tải phát triển. + Giao thông vận tải phát triển.

+ Tiềm năng lớn về thủy điện. + Tiềm năng lớn về thủy điện.

- Khó khăn: Lũ lụt. - Khó khăn: Lũ lụt.

* Hồ:

- Có nhiều hồ tự nhiên: hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), hồ In-lê (Mi-an-ma),… - Có nhiều hồ tự nhiên: hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), hồ In-lê (Mi-an-ma),…

- Nhiều hồ có cảnh quan đẹp. - Nhiều hồ có cảnh quan đẹp.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: - Thuận lợi:

+ Điều tiết dòng chảy. + Điều tiết dòng chảy.

+ Nơi trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. + Nơi trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

+ Phát triển du lịch. + Phát triển du lịch.

Câu 8: Trình bày những đặc điểm về vấn đề xã hội và phân tích ảnh hưởng của xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng. - Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

- Xuất hiện nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. - Xuất hiện nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

- Mức sống của các nước trong khu vực và của bộ phận dân cư trong một nước có nhiều chênh lệch. - Mức sống của các nước trong khu vực và của bộ phận dân cư trong một nước có nhiều chênh lệch.

- Có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định. - Có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: - Thuận lợi:

+ Các quốc gia hợp tác cùng phát triển. + Các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

+ Giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội. + Giao lưu hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 9: Nguyên nhân do đâu mà dân cư Đông Nam Á lại tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, còn vùng núi thì dân cư thưa thớt?

Trả lời: 

Dân cư Đông Nam Á tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển do:

- Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và địa hình bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nước. - Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và địa hình bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nước.

- Khí hậu ở các khu vực đồng bằng cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú. - Khí hậu ở các khu vực đồng bằng cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú.

Câu 10: Vì sao người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á lại có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất?

Trả lời: 

Người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á có nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất vì:

- Cùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nước. - Cùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nước.

- Cùng chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa. - Cùng chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa lớn trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa.

- Cùng sống trong môi trường nhiệt đới với nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. - Cùng sống trong môi trường nhiệt đới với nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

- Có mối giao lưu lâu đời do có lịch sử phát triển sớm. - Có mối giao lưu lâu đời do có lịch sử phát triển sớm.

Câu 11: Nguyên nhân nào về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khiến Đông Nam Á lại bị nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới xâm lược?

Trả lời: 

Khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới vì:

- Có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa lục địa Á – - Có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa lục địa Á –  u và lục địa Ô-xtrây-li-a, là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua. - Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, khoáng sản, lâm sản. - Giàu tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, khoáng sản, lâm sản.

- Có nhiều nông sản nhiệt đới cần cho các quốc gia đế quốc, thực dân như cao su, dầu cọ, cà phê, hồ tiêu,… - Có nhiều nông sản nhiệt đới cần cho các quốc gia đế quốc, thực dân như cao su, dầu cọ, cà phê, hồ tiêu,…

Câu 12: Giải thích vì sao khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á?

Trả lời: 

Khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những nước có cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á vì:

- Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô.  - Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa gió là gió mùa mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa mùa đông lạnh khô.

- Vùng tiếp giáp với nhiều biển và đại dương rộng lớn nên được tăng cường độ ẩm, gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ) từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn. - Vùng tiếp giáp với nhiều biển và đại dương rộng lớn nên được tăng cường độ ẩm, gió mùa tây nam (gió mùa mùa hạ) từ biển thổi vào mang lại lượng mưa lớn.

Câu 13: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?

Trả lời: 

Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á vì khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt và ẩm rất phong phú, cho nên cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm có điều kiện phát triển.

Câu 14: Chứng minh rằng Đông Nam Á là nơi hội tụ của các tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Trả lời:

- Đông Nam Á là nơi tập trung của rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,… - Đông Nam Á là nơi tập trung của rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,…

- Đông Nam Á có hơn 1000 các tôn giáo lớn nhỏ. - Đông Nam Á có hơn 1000 các tôn giáo lớn nhỏ.

- Nguyên nhân: - Nguyên nhân:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á – + Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á –  u và lục địa Ô-xtrây-li-a, là nơi giao nhau của hai đại dương lớn trên thế giới.

+ Đông Nam Á cũng có eo biển Ma-lắc-ca – là một trong những đầu mối giao thương lớn trong khu vực nên thương nhân các quốc gia trên thế giới đều tụ họp và đi qua đây. Vì vậy, nơi đây du nhập nhiều loại tôn giáo khác nhau. + Đông Nam Á cũng có eo biển Ma-lắc-ca – là một trong những đầu mối giao thương lớn trong khu vực nên thương nhân các quốc gia trên thế giới đều tụ họp và đi qua đây. Vì vậy, nơi đây du nhập nhiều loại tôn giáo khác nhau.

Câu 15: Trình bày đặc điểm của ngành giao thông vận tải của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Giao thông vận tải được chú ý phát triển và hiện đại hóa nhằm phục vụ sản xuất, đời sống người dân và thu hút đầu tư nước ngoài. - Giao thông vận tải được chú ý phát triển và hiện đại hóa nhằm phục vụ sản xuất, đời sống người dân và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Giao thông đường bộ: - Giao thông đường bộ:

+ Được đầu tư, hiện đại hóa mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh. + Được đầu tư, hiện đại hóa mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh.

+ Tuyến đường liên kết quan trọng: hành lang Đông – Tây, đường cao tốc Xuyên Á,… + Tuyến đường liên kết quan trọng: hành lang Đông – Tây, đường cao tốc Xuyên Á,…

- Giao thông đường sắt: - Giao thông đường sắt:

+ Khá phổ biến ở Đông Nam Á lục địa. + Khá phổ biến ở Đông Nam Á lục địa.

+ Tổng chiều dài đường sắt trong khu vực: 20 000 km. + Tổng chiều dài đường sắt trong khu vực: 20 000 km.

+ Các quốc gia nỗ lực nâng cấp mạng lưới đường sắt sang đường sắt cao tốc: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a. + Các quốc gia nỗ lực nâng cấp mạng lưới đường sắt sang đường sắt cao tốc: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.

- Giao thông đường biển: - Giao thông đường biển:

+ Đóng vai trò quan trọng. + Đóng vai trò quan trọng.

+ Khối lượng vận chuyển đạt 2,8 tỉ tấn. + Khối lượng vận chuyển đạt 2,8 tỉ tấn.

+ Một số cảng biển lớn: Hải Phòng, Sài Gòn (Việt Nam), Y-an-gun (Mi-an-ma), Băng Cốc (Thái Lan), Xin-ga-po (Xin-ga-po),… + Một số cảng biển lớn: Hải Phòng, Sài Gòn (Việt Nam), Y-an-gun (Mi-an-ma), Băng Cốc (Thái Lan), Xin-ga-po (Xin-ga-po),…

- Giao thông đường hàng không: - Giao thông đường hàng không:

+ Phát triển rất mạnh. + Phát triển rất mạnh.

+ Vận tải hàng không nội địa và quốc tế đều được chú trọng nâng cấp. + Vận tải hàng không nội địa và quốc tế đều được chú trọng nâng cấp.

+ Các sân bay lớn: Chan-gi (Xin-ga-po), Xu-va-na bu-mi (Thái Lan), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Tân Sơn Nhất, Nội Bài (Việt Nam),… + Các sân bay lớn: Chan-gi (Xin-ga-po), Xu-va-na bu-mi (Thái Lan), Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Tân Sơn Nhất, Nội Bài (Việt Nam),…

Câu 16: Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á lại phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc?

Trả lời: 

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh là do: - Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh là do:

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động trẻ và dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao. + Nguồn lao động trẻ và dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao.

+ Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cọ dầu, cà phê, lúa gạo,… + Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cọ dầu, cà phê, lúa gạo,…

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các ngành công nghiệp chủ lực. + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các ngành công nghiệp chủ lực.

+ Tình hình chính trị - xã hội khá ổn định. + Tình hình chính trị - xã hội khá ổn định.

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á chưa vững chắc là do: - Nền kinh tế các nước Đông Nam Á chưa vững chắc là do:

+ Công nghệ chưa phát triển vượt bậc, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. + Công nghệ chưa phát triển vượt bậc, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

+ Môi trường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và suy thoái, các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác đúng mức sẽ suy giảm. + Môi trường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và suy thoái, các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác đúng mức sẽ suy giảm.

Câu 17: Tại sao ngành công nghiệp khai thác hải sản chưa phát triển ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mặc dù đã có lợi thế về tài nguyên biển?

Trả lời: 

Ngành công nghiệp khai thác hải sản chưa phát triển ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mặc dù đã có lợi thế về tài nguyên biển vì phương tiện khai thác vấn còn lạc hậu, công nghệ chưa có nhiều đổi mới nên chưa phát huy được hết lợi thế về điều kiện tự nhiên.

Câu 18: Chứng minh Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới.

Trả lời:

* Về điều kiện tự nhiên:

- Về khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ngoài ra còn có khí hậu xích đạo, cận xích đạo…. thuận lợi phát triển lúa nước và cây công nghiệp … - Về khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ngoài ra còn có khí hậu xích đạo, cận xích đạo…. thuận lợi phát triển lúa nước và cây công nghiệp …

- Địa hình – đất đai: Các đồng bằng châu thổ rộng lớn … phát triển lương thực, thực phẩm - Địa hình – đất đai: Các đồng bằng châu thổ rộng lớn … phát triển lương thực, thực phẩm

- Đất feralit ở khu vực đồi núi để phát triển cây công nghiệp. - Đất feralit ở khu vực đồi núi để phát triển cây công nghiệp.

- Sông ngòi nguồn nước dồi dào, giàu phù sa … - Sông ngòi nguồn nước dồi dào, giàu phù sa …

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm. - Nhân dân có nhiều kinh nghiệm.

- Có các tập quán sử dụng sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. - Có các tập quán sử dụng sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 19: Có ý kiến cho rằng “Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc thống nhất của ASEAN”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Giải thích lí do.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì:

- Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng. - Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Khi giữ chức Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mở rộng thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) bằng việc thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ.  - Khi giữ chức Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mở rộng thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) bằng việc thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ.

- Việt Nam cũng đóng góp trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực - Việt Nam cũng đóng góp trong việc xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực

- Năm 2020, với những thách thức to lớn của đại dịch COVID-19 nhưng dưới sự chủ trì của Việt Nam, ASEAN đã tổ chức một loạt hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận cách ứng phó với dịch, như tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao ASEAN 36 và ASEAN 37. - Năm 2020, với những thách thức to lớn của đại dịch COVID-19 nhưng dưới sự chủ trì của Việt Nam, ASEAN đã tổ chức một loạt hội nghị trực tuyến nhằm thảo luận cách ứng phó với dịch, như tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao ASEAN 36 và ASEAN 37.

Câu 20: Khi trở thành một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã gặp rất nhiều lợi thế và khó khăn. Em hãy chứng minh điều đó.

Trả lời:

* Những lợi thế:

- Có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. - Có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. - Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

- Môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định. - Môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định.

* Khó khăn:

- Khi mới gia nhập, trình độ công nghiệp hóa của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a,… - Khi mới gia nhập, trình độ công nghiệp hóa của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a,…

- Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa chưa cao. - Chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa chưa cao.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị dẫn đến việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội gặp khó khăn.  - Sự khác biệt về thể chế chính trị dẫn đến việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội gặp khó khăn.

- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây khó khăn lớn khi nước ta mở rộng giao lưu với các nước. - Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây khó khăn lớn khi nước ta mở rộng giao lưu với các nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay