Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối Bài 7: Văn bản. Dưới bóng hoàng lan

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn bản. Dưới bóng hoàng lan. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

VĂN BẢN. DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN

(18 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Trình bày tác giả và tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”

Trả lời:

a, Tác giả

-       Tên: Thạch Lam ( 1910 – 1942)

-       Quê: Cẩm Giàng – Hải Dương

-       Sau khi đỗ tú tài ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn

-       Ông là người thông minh, trầm tĩnh, đôn hậu và rất tinh tế.

-       Về quan điểm sáng tác Thạch Lam quan điểm văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nó có tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn"

-       Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943), ...

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

  • b. Tác phẩm

Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm truyện ngắn in trong tập Tuyển tập Thạch Lam.

Văn bản xoay quanh một lần trở về quê thăm bà của nhân vật Thanh - mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, những hình ảnh quen thuộc hiện lên, và bên cạnh mái tóc của bà, mùi hương hoàng lan nơi vườn và bên tóc mai của Nga khiến chàng trai trẻ xốn xang. Nhưng câu chuyện vẫn khép lại trong cảnh Thanh trở về tỉnh

Câu 2: Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần

Trả lời:

Dưới bóng hoàng lan được chia thành 3 phần cụ thể như sau:

+ Phần 1: Từ đầu đến Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc nghẹn ngào.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “ngồi ở bên đèn” Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga

+ Phần 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Dưới bóng Hoàng lan”?

Trả lời:

Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” có ý nghĩa bao trùm gợi nhớ về những kỉ niệm của nhân vật Thanh. Bóng hoàng lan là sự kết nối từ quá khứ đến với hiện tại. Nó gắn liền với tuổi thơ của nhân vật Thanh và cũng là một sợi dây kết nối tình cảm trong sáng của cả Thanh và Nga.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trả lời:

a, Nội dung

Tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” là những cảm xúc chân thành, những giây phút bình lặng bên gia đình quê hương của nhân vật Thanh. Đồng thời ca ngợi câu chuyện tình cảm đẹp đẽ của hai nhân vật Thanh và Nga

b, Nghệ thuật

-       Cốt truyện đơn giản

-       Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc

-       Ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng nhưng lắng đọng giàu cảm xúc.

-       Ngôi kể thứ 3 giúp cho việc diễn tả tiến triển tình cảm của hai nhân vật trở nên khách quan và cụ thể hơn.

 

Câu 5: Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể này có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Tác dụng: Trong tác phẩm, người kể chuyện ẩn đã mượn điểm nhìn của nhân vật Thanh để tổ chức diễn ngôn. Với cách kể chuyện này, ta thấy nếu dùng ngôi thứ nhất, ta không thể kể được thế giới cảm xúc tâm hồn trong cả hai nhân vật Thanh và Nga. Chính ngôi kể thứ 3 giúp nhân vật Thanh hiện lên rõ nét hơn, ngoài ra còn giúp khắc hoạ được tâm hồn Thanh và tình yêu trong sáng giữa Thanh và Nga.

Câu 6: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Dưới bóng hoàng lan bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Văn bản "Dưới bóng hoàng lan" kể lại một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống với bà. Một lần Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào. Tại đây Thanh đã thể hiện tình cảm trong trẻo tinh khôi của mình với Nga. 

2.    THÔNG HIỂU ( 6 câu)

Câu 1: Trong lần trở về quê thăm bà này Thanh có tâm trạng ra sao?

Trả lời:

-       Sau 2 năm trở về thăm quê, trở về với không gian thân thuộc, ngôi nhà của bà Thanh cảm thấy thật bình yên và thong thả. Bởi căn nhà đối với Thanh là một nơi mát mẻ hiền lành, có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.

-       Nhận ra cây hoàng lan, Thanh nhớ đến câu chuyện tuổi thơ, Thanh hay nhặt hoa dưới gốc cây. Ngày ấy cha mẹ Thanh hãy còn, Thanh nhận ra thời gian trôi quá nhanh

Thể hiện sự hoài niệm của nhân vật Thanh

 

Câu 2: Cuộc gặp gỡ của nhân vật Thanh và Nga có gì thú vị?

Trả lời:

-       Thanh gặp lại Nga (cô hàng xóm cạnh nhà). Thanh và Nga ôn lại những kỉ niệm hồi nhỏ, cả 2 nhặt hoa dưới gốc hoàng lan.

-       Đối với Thanh, Nga như một người bạn, một người em gái, một người thân mà chàng sẽ gặp mỗi lúc đi xa về.

-       Những câu chuyện vụn vặt, giản dị nhưng chứa đựng nhiều thú vị => bước tiến triển tình cảm.

 

Câu 3: Phân tích những chi tiết  chứng tỏ sự tiến triển tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga.

Trả lời:

+ Thanh và Nga là hai người bạn quen thân từ nhỏ, cả hai từng cùng nhau nhặt hoa ở gốc hoàng lan.

+ Đối với Thanh, thì Nga là người thân, sẽ gặp mỗi lúc đi xa về

+ Những câu chuyện vụn vặt giữa anh và cô ( “anh chóng nhơn quá”, “ tôi vẫn thế chứ chứ”) => Thanh lầm tưởng Nga là em ruột của mình

Sự biến đổi trong tình cảm cảm xúc của hai nhân vật:

-       Từ thân mật đến mức Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột của mình. Thanh bắt đầu nhìn đôi môi thắm của Nga, nhớ đến đôi chân nhỏ xinh của Nga. Còn Ngày đã biểu thị trực tiếp của minh thông qua cách xưng hô trực tiếp “anh – em” và câu biểu thị “ em nhớ anh quá”....

Những biểu hiện tình cảm của hai nhân vật có sự gắn liền với hình ảnh hoàng lan:

-        Khi trông thấy bóng cây hoàng lan Thanh nghĩ ngay đến Nga và gọi vui vẻ “cô Nga”. Nga cũng ngẩng đầu và nở nụ cười “ Anh Thanh! Anh đã về đấy à?”

-        Kỷ niệm đáng nhớ nhất là ngày cả hai cùng nhặt hoàng lan rơi. Thanh hỏi Nga có còn đi nhặt hoàng lan rơi nữa không. Nga đáp “Vẫn nhặt đấy chứ. Nhưng không còn ai tranh nữa”

-       Hai người dẫn nhau đi xem cây hoàng lan. Thanh như thoảng ngửi thấy mùi hoàng lan rơi trên mái tóc của Nga.

-       Trong mùi hoàng lan thoang thoảng Thanh cầm lấy tay Nga.

-       Câu chuyện khép lại khi Thanh phải quay về tỉnh và không biết bao giờ quay trở lại nhưng đã hé lộ những tiến triển trong tình cảm của cả hai. Thanh nhờ người gửi lời chào đến Nga.

 

Câu 4: Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

Trả lời:

Ở đoạn trích , cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;...

Câu 5: Những yếu tố nào cho thấy ở đoạn trích này, đời sống tình cảm của nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý miêu tả?

Trả lời:

Đời sống tình cảm của nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả qua một số yếu tố: cảm xúc của Thanh khi trở về, nhìn lại căn nhà, khu vườn thân quen; sự chăm sóc của bà dành cho Thanh và những tình cảm của Thanh đối với bà; những lời đối thoại thân tình, trìu mến giữa hai bà cháu; hồi ức đẹp đẽ của Thanh về những ngày sống với bà ở căn nhà, khu vườn thân thuộc này.

 

Câu 6: Em có nhận xét gì về giọng văn của đoạn trích? Cơ sở nào giúp em rút ra những nhận xét như vậy?

Trả lời:

Giọng văn của đoạn trích nhẹ nhàng, trầm ấm, đầy chất trữ tình, được tạo nên bởi các yếu tố: cảm xúc nâng niu, thương mến đối với sự vật được miêu tả; từ ngữ miêu tả có tính chất thanh nhẹ, tạo cảm giác thân quen, gần gũi; tiết tấu các câu văn chậm rãi, nhịp nhàng, êm dịu,...

 

3.    VẬN DỤNG (5 câu)

Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.50 –51), đoạn từ "Bữa ăn xong" đến "tưởng nhớ mùi hương” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1:  Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

Trả lời:

Ở đoạn trích này, cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;...

Câu 2: “Bà cụ nhìn cô, âu yếm:

– Hoa hãy còn non lắm, sao hải sớm thế, con?

Nga thưa:

– “Anh con hải đấy ạ” và nàng nhìn Thanh mỉm cười.

Bạn cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của những lời đối thoại trên của hai nhân vật?

Trả lời:

Khi bà của Thanh hỏi về chuyện hoa hãy còn non sao lại hái sớm, Nga đã trả lời bà bằng một câu mang hàm ý kín đáo:“Anh con hái đấy ạ” kèm theo cái nhìn hướng vào Thanh và nụ cười đầy ý nhị. 

Lời nói của Nga được đặt trong ngoặc kép, kèm với những từ ngữ có tính ẩn dụ như hoa non, hái,…

=> Câu trả lời của Nga đã hé lộ tình cảm mới chớm nở e ấp giữa nàng và Thanh.

Câu 3: Phân tích cách thể hiện tình cảm của Thanh và Nga trong đoạn trích.

Trả lời:

Thanh và Nga, lòng đã hướng về nhau, bộc lộ tình cảm của mình bằng nhiều cách: bằng sự cảm nhận ("Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan”; “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”,...); bằng lời nói (“Những ngày em đến đây hải hoa, em nhớ anh quá...); bằng cử chỉ ("Thanh dắt nàng đi xem vườn”; “chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa”;...)

Câu 4: Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”?

Trả lời:

“Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải.” là câu văn miêu tả trạng thái tình cảm của Thanh. Đó là một trạng thái mơ hồ, không rõ hình rõ nét, nhân vật cũng chưa thể ý thức đầy đủ. Nó vấn vương, thoang thoảng như mùi hương, dịu dàng nhưng ngọt ngào, trở nên ám ảnh trong tâm hồn nhân vật.

Câu 5: Trong những câu sau đây, người kể chuyện đã thể hiện khả năng thấu tỏ như thế nào về nhân vật?

“Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”

Trả lời:

Những câu văn này tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật Thanh. Thường, những gì diễn ra trong nội tâm của con người, người ngoài không thể biết được. Nhưng ở lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, những vui buồn, nhớ mong,... của nhân vật vẫn được nói ra tường tận. Đó chính là biểu hiện “quyền năng” có vẻ như không giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

Trả lời:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, những câu chuyện của đời sống vô cùng bình dị được nhà văn đưa vào tác phẩm với những điểm nhấn tạo thành những tác phẩm có giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bao thế hệ độc giả xưa- nay. Để tìm hiểu về phong cách, tư tưởng của nhà văn Thạch Lam, ta có thể phân tích thông qua truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.

“Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lan, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Những tình cảm ngỡ như đơn sơ, giản dị nhưng lại vô cùng thầm kín, có sức lay động mạnh mẽ đến tâm thức, trái tim của người đọc, người nghe. 

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2 - Dưới bóng hoàng lan

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay