Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 Cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7. TÙY VĂN, TẢN BÚT, TRUYỆN KÍ (PHẦN 1)

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Vũ Bằng?

Trả lời:

- Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984), họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam. - Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984), họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam.

- Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo. - Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.

- Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm. - Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.

- Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn… - Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…

- Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương. - Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương.

- Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội(bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam(bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai(hồi ký, 1972). - Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội(bút ký, 1960),Miếng lạ miền Nam(bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai(hồi ký, 1972).

Câu 2: Văn bản Thương nhớ mùa xuân thuộc thể loại gì ?

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại: Tùy bút

Câu 3: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Thương nhớ mùa xuân?

Trả lời:

- Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng. - Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.

- Đoạn trích trong SGK viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm - Đoạn trích trong SGK viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, nghị luận

Câu 5: Từ đồng âm là gì ? Cho ví dụ về từ đồng âm ?

Trả lời:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

 

Câu 6: Từ nhiều nghĩa là gì ? Cho ví dụ về từ nhiều nghĩa ?

Trả lời:

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

 

Câu 7: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ?

Trả lời:

Đối với từ đồng âmĐối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Câu 8: Hãy phân biệt nghĩa các từ “bạc” trong các câu sau và cho biết trong những từ đó, từ nào là từ đồng âm và từ nào là từ nhiều nghĩa ?

1. Cái vòng bằng bạc.

2. Đồng bạc trắng hoa xoè.

3. Cờ bạc là bác thằng bần.

4.Ông Ba tóc đã bạc.

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi.

6. Cái quạt này đã đến lúc phải thay bạc.

Trả lời:

1. Cái vòng bằng bạc. (một kim loại quý hiếm)

2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (cách gọi khác của tiền)

3. Cờ bạc là bác thằng bần. (một loại trò chơi may rủi, không lành mạnh)

4.Ông Ba tóc đã bạc. (từ chỉ màu sắc)

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (tính từ chỉ sự thay lòng đổi dạ)

6. Cái quạt này đã đến lúc phải thay bạc. (Nói về một bộ phận của máy bay)

Các từ bạc ở các câu số 1, 4, 5, 6 là những từ đồng âm, còn các từ bạc ở câu 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

Câu 9: Hãy phân biệt nghĩa các từ “bầu” trong các câu sau và cho biết trong những từ đó, từ nào là từ đồng âm và từ nào là từ nhiều nghĩa ?

  • a. Cây đàn bầu.
  • b. Vừa đàn vừa hát.
  • c. Lập đàn tế lễ.
  • d. Bước lên diễn đàn.

đ. Đàn chim tránh rét bay về.

e. Đàn thóc ra phơi

Trả lời:

a. Cây đàn bầu. (một loại nhạc cụ, cụ thể là đàn)

b. Vừa đàn vừa hát. (động từ nói về việc đánh đàn)

c. Lập đàn tế lễ. (Nơi sắp xếp các dụng cụ, vật phẩm để làm lễ)

d. Bước lên diễn đàn. (Nói về sân khấu)

đ. Đàn chim tránh rét bay về. (Từ chỉ số lượng)

e. Đàn thóc ra phơi (Rải đều trên mặt phẳng)

(Các từ đàn là từ nhiều nghĩa: a – b; c – d)

 

Câu 10: Tìm hiểu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Trả lời:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Quê gốc ở Quảng Trị sống, học tập, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. - Quê gốc ở Quảng Trị sống, học tập, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế.

- Chuyên viết thể loại bút ký. - Chuyên viết thể loại bút ký.

- Phong cách nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. - Phong cách nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

Câu 11: Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể loại gì ?

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại: Bút kí

Câu 12: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?

Trả lời:

Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Được viết tại Huế tháng 1 - 1981, in trong tập bút kí cùng tên.

Câu 13: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản ?

Trả lời:

Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông có phương thức biểu đạt là biểu cảm

Câu 14: Nêu bố cục của văn bản ?

Trả lời:

Phần 1: ″Trong những dòng sông…dưới chân núi Kim Phụng″ Sông Hương vùng thượng nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn.
Phần 2: Từ ″Phải nhiều thế kỷ ... quê hương xứ sở″ Sông Hương những mối quan hệ với kinh thành Huế.
Phần 3: ″Hiển nhiên là sông Hương... cho dòng sông? ″Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca.

Câu 15: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Vào chùa gặp lại?

Trả lời:

“Vào chùa gặp lại” nói lên những hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.

Câu 16: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Vào chùa gặp lại?

Trả lời:

- Xây dựng được tình huống truyện đặc sắc; cốt truyện chặt chẽ, giàu kịch tính. - Xây dựng được tình huống truyện đặc sắc; cốt truyện chặt chẽ, giàu kịch tính.

- Điểm nhìn chuyển đổi linh hoạt, từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật) và ngược lại. - Điểm nhìn chuyển đổi linh hoạt, từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật) và ngược lại.

- Nghệ thuật miêu tả cảnh và miêu tâm lí nhân vật tinh tế. - Nghệ thuật miêu tả cảnh và miêu tâm lí nhân vật tinh tế.

- Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động, đặc biệt là diễn biến nội tâm phức tạp. - Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động, đặc biệt là diễn biến nội tâm phức tạp.

- Ngôn ngữ gần gũi. - Ngôn ngữ gần gũi.

Câu 17: Tóm tắt tác phẩm Vào chùa gặp lại theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Tác phẩm “Vào chùa gặp lại” của tác giả Minh Chuyên kể về sự hy sinh, mất mát của các nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ xâm lược. Sau chiến tranh tàn khốc, nhiều cô gái đã hy sinh không thể trở về nhà, một số ít may mắn sống sót đã phải chịu hậu quả của chất độc màu da cam và tổn thương tủy sống. Tác giả dành nhiều trang sách kể về nhà sư Lương Thị Thân, một nữ quân nhân xinh đẹp, được huấn luyện bài bản, dày dặn kinh nghiệm chinh chiến. Sau chiến tranh, Lương Thị Thân quyết định cạo trọc đầu đi tu để thoát khỏi những hậu quả khó khăn của cuộc sống. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm hay nhất của Minh Chuyên miêu tả thời kỳ hậu chiến, được độc giả đón nhận nhiệt tình.

 

Câu 18: Tình huống truyện ở trong văn bản Vào chùa gặp lại là gì ? Và ý nghĩa của tình huống này là gì ?

Trả lời:

- Nhà văn đã tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc, đó là: Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống bất ngờ: tại chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình). - Nhà văn đã tạo dựng được tình huống truyện đặc sắc, đó là: Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống bất ngờ: tại chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình).

- Ý nghĩa của tình huống: khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ và chú ý dōi theo câu chuyện.Từ đó, tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng và cảm phục đối với nhân vật chính. - Ý nghĩa của tình huống: khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ và chú ý dōi theo câu chuyện.Từ đó, tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng và cảm phục đối với nhân vật chính.

Câu 19: Em có nhận xét gì về tình huống truyện Vào chùa gặp lại?

Trả lời:

Bằng hồi ức văn chương tả thực cùng sự lao động sáng tạ, cảm tác bằng trái tim nhân ái, Minh Chuyên đã tạo ra vẻ đẹp huyền thoại từ nhân vật ngoài cuộc đời. Nhà văn không chỉ thấu hiểu cho những nỗi đau, sự mất mát cả về thể xác và tinh thần  của họ mà còn ca ngợi tính cách kiên cường, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thương binh nói riêng và người phụ nữ Việt Nam trong và sau chiến tranh nói chung.

Câu 20: Cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân có điểm gì độc đáo ?

Trả lời:

+ Tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân bằng tình yêu hiển nhiên của con người dành cho nó: “Ai bảo được non đừng thương nước, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. + Tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân bằng tình yêu hiển nhiên của con người dành cho nó: “Ai bảo được non đừng thương nước, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”.

Những quy luật tự nhiên của con người như trai yêu gái, non thương nước, mẹ yêu con, bướm yêu hoa thì ai cũng phải công nhận, thì tình yêu mùa xuân của con người cũng tự nhiên như thế, chẳng ai có thể cấm được. Mùa xuân vốn cũng đẹp, dịu dàng thế nên ai mà chẳng yêu mến mùa xuân.

Tác giả còn hình dung tình yêu mùa xuân của chàng trai và cô gái trẻ rạo rực như nhựa sống trong lòng, chỉ chờ dịp đặc biệt nào đó mà bất ngờ bung tỏa. Trong từng nhành mai, gốc đào đều rạo rực nhựa sống; núi cũng chuyển mình, sông hồ cũng rung động trong cuộc đổi thay của cuộc đời.

Câu 21: Biện pháp tu từ độc đáo nào được sử dụng trong đoạn đầu tiên của văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Trả lời:

- Nghệ thuật: phép điệp ngữ ai bảo… đừng, ai cấm… đừng; điệp cấu trúc: CN + cụm động từ yêu mùa xuân; từ ngữ, hình ảnh đặc sắc... nhấn mạnh tình yêu mùa xuân chính là lẽ tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người. - Nghệ thuật: phép điệp ngữ ai bảo… đừng, ai cấm… đừng; điệp cấu trúc: CN + cụm động từ yêu mùa xuân; từ ngữ, hình ảnh đặc sắc... nhấn mạnh tình yêu mùa xuân chính là lẽ tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người.

=> Cách mở bài tự nhiên, độc đáo, giàu hình ảnh, cảm xúc.

Câu 22: Cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

+ Mùa xuân Hà Nội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời tiết, âm thanh: + Mùa xuân Hà Nội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời tiết, âm thanh:

mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

=> Mùa xuân mang vẻ đẹp rực rỡ, tràn trề nhựa sống.

Câu 23: Con người Hà Nội vào mùa xuân được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

+ Vẻ đẹp con người khi xuân đến: Say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp; Muốn phát điên lên , không chịu được máu căng lên , tim trẻ ra , đập mạnh hơn, thèm khát yêu thương + Vẻ đẹp con người khi xuân đến: Say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp; Muốn phát điên lên , không chịu được máu căng lên , tim trẻ ra , đập mạnh hơn, thèm khát yêu thương

+ Không khí gia đình đón Tết : Nhang trầm; Đèn nến; Đoàn tụ êm đềm; Trên kính dưới nhường; Đầm ấm , xum vầy + Không khí gia đình đón Tết : Nhang trầm; Đèn nến; Đoàn tụ êm đềm; Trên kính dưới nhường; Đầm ấm , xum vầy

+ Nghệ thuật : Miêu tả, so sánh , ẩn dụ nhân hóa, điệp từ... + Nghệ thuật : Miêu tả, so sánh , ẩn dụ nhân hóa, điệp từ...

=>Mùa xuân tươi đẹp, đầm ấm tràn trề sức sống và những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống.

Câu 24: Hãy phân biệt nghĩa của các từ dưới đây

a) Đậu nành – Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò ăn cỏ – 5 bò gạo – cua bò.

c) Sợi chỉ đỏ – chiếu chỉ – chỉ đường – chỉ vàng.

Trả lời:

a) Từ đậu

·  Đậu nành: Tên một loại đậu

·  Đất lành chim đậu: hành động của loài chim

·  Thi đậu: chỉ việc thi đỗ đạt

b) Từ bò

·  bò ăn cỏ: Con vật

·  5 bò gạo: Đơn vị đo lường

·  cua bò: hành động di chuyển của con cua

c) Từ chỉ

·  sợi chỉ: vật dụng để may vá

·  chiếu chỉ: thông báo của nhà vua

·  chỉ đường: hành động hướng dẫn người khác về đường đi

·  chỉ vàng: đơn vị đo lường cho vàng

Câu 25: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

Trả lời:

– chiếu:

·  Bạn ấy đã lắp hẳn một chiếc máy chiếu trong phòng ngủ để phục vụ cho việc xem phim

·  Chiếc chiếu cũ hỏng rồi. Chiều nay tôi sẽ đi mua chiếc mới

– kén:

·  Kén cá chọn canh

·  Mọi người đang thu hoạch những chiếc kén tắm đề dệt thành bông

– mọc:

·  Bát bún mọc đó ngon thật

·  Phải mời mọc mãi anh ấy mới chịu đến bữa tiệc

·   

Câu 26: Đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm với các từ sau: Giá, đậu, bò, kho, chín.

Trả lời:

-  - Giá: Cho hỏi đĩa thịt bò xào giá đỗ có giá bao nhiêu

-  - Đậu: Mọi người vẫn có quan niệm ăn đậu đỏ trước khi thi có thể đậu được vào trường mình mong muốn

-  - Bò: Con rắn đang bò lại gần con bò đang ăn cỏ

-  - Kho: Trước khi làm nồi cá kho, con hãy vào kho lấy thêm củi

-  - Chín: Có tận chín quả mít đang chín trong vườn.

Câu 27: Hãy sử dụng các từ “ngọt” để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển)

Trả lời:

- Nghĩa gốc: Bụi mía năm nay ăn rất ngọt. - Nghĩa gốc: Bụi mía năm nay ăn rất ngọt.

- Nghĩa chuyển: Nhát dao ngọt xớt cắt qua miếng thịt - Nghĩa chuyển: Nhát dao ngọt xớt cắt qua miếng thịt

Câu 28: Sông Hương ở vùng thượng nguồn được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Sông Hương vùng thượng nguồn- quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: 

- Tên gốc: ″A Pàng″ → dòng sông tựa như ″Đời người″, nó đã chở đầy phận người từ thuở giọt địa chất sinh ra (Sử thi buồn)  - Tên gốc: ″A Pàng″ → dòng sông tựa như ″Đời người″, nó đã chở đầy phận người từ thuở giọt địa chất sinh ra (Sử thi buồn) ⇒ cảm xúc hướng nội.

- ″rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn″ → Sự mãnh liệt, hoang dại. - ″rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn″ → Sự mãnh liệt, hoang dại.

- ″dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng″ (màu sắc rực rỡ) - ″dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng″ (màu sắc rực rỡ)

→ Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm.

- ″như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại″ (nhân hoá), rừng già đã hun đúc một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng; cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng để khi ra khỏi rừng, nó mang ″một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa″. - ″như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại″ (nhân hoá), rừng già đã hun đúc một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng; cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng để khi ra khỏi rừng, nó mang ″một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa″.

⇒ Sông Hương là ″một bản trường ca của rừng già″ với nhiều tiết tấu vừa hùng tráng, dữ dội. Nó mang vẻ đẹp của một sức sống vừa mãnh liệt, hoang dại; vừa dịu dàng, say đắm, đầy cá tính (nét riêng trong lối viết kí của tác giả). Đó cũng là tâm hồn sâu thẳm vừa sục sôi vừa đằm thắm của ″thiếu nữ A Pàng″.

* Nghệ thuật:

- Liên tưởng kỳ thú, xác đáng. - Liên tưởng kỳ thú, xác đáng.

- Ngôn từ gợi cảm. - Ngôn từ gợi cảm.

⇒ Sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.

Câu 29: Tại sao sông Hương được miêu tả như thế nào khi ở đồng bằng và ngọai vi thành phố ?

Trả lời:

Sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố: ″người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng″ được ″người tình mong đợi đến đánh thức″.

- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: sông Hương là ″cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng″. - Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: sông Hương là ″cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng″.

- Ra khỏi vùng núi: - Ra khỏi vùng núi:

+ Xuôi về đồng bằng: Chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm... vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ → như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát tuổi thanh xuân. + Xuôi về đồng bằng: Chuyển dòng liên tục, vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm... vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ → như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát tuổi thanh xuân.

+ Đến ngoại vi thành phố: sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn... + Đến ngoại vi thành phố: sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn...

+ Chân núi Ngọc Trản: sắc nước xanh thẳm... trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách. + Chân núi Ngọc Trản: sắc nước xanh thẳm... trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách.

+ Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: dòng sông mềm như tấm lụa... những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, ″sớm xanh, trưa vàng, chiều tím″... giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp một vùng thượng lưu. + Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: dòng sông mềm như tấm lụa... những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, ″sớm xanh, trưa vàng, chiều tím″... giấc ngủ nghìn năm của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ lan tỏa khắp một vùng thượng lưu.

⇒ Vẻ đẹp dịu dàng, khi thì kiêu hãnh, bừng sáng, tươi tắn, trẻ trung; khi thì trầm mặc như triết lí, như cổ thi.

Câu 30: Nghệ thuật miêu tả sông Hương ngoại vi thành phố là gì ?

Trả lời:

- Kiến thức địa lí đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và lưu vực của nó. - Kiến thức địa lí đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và lưu vực của nó.

- Kiến thức văn hoá, văn học tạo ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc. - Kiến thức văn hoá, văn học tạo ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc.

- Quan sát tinh tế và ngôn từ phong phú tạo ra câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng. - Quan sát tinh tế và ngôn từ phong phú tạo ra câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng.

- Bút pháp tả và kể kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa tạo ra sự phối cảnh kì thú mà hài hoà giữa sông Hương với thiên nhiên xứ Huế. - Bút pháp tả và kể kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa tạo ra sự phối cảnh kì thú mà hài hoà giữa sông Hương với thiên nhiên xứ Huế.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay