Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 9: Văn bản nghị luận (P2)

Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều [nid:40708]

ÔN TẬP BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (PHẦN 2)

Câu 1:  Chọn từ thích hợp trong các từ sau: đỏ gay, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống dưới đây.

 a, Thằng bé còn....

 b, Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa ....

 c, Nước sông .....

 d, Mặt nó .....

Trả lời:

 a, Thằng bé con đỏ hỏn

 b, Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa đỏ rực

 c, Nước sông đỏ ngầu

 d, Mặt nó đỏ gay

Câu 2: Giải thích nghĩa các từ sau: rung chuyển, rung rinh. Đặt câu với mỗi từ đó.

Trả lời:

TừNghĩa của từ
rung chuyểnChỉ sự chuyển động mạnh mẽ của sự vật khi có một lực lớn tác động
rung rinhChỉ sự chuyển động nhỏ, không đáng kể của sự vật, thường là những sự vật nhỏ, mỏng manh

Đặt câu:

- Câu chứa từ rung chuyển: Trận động đất đã làm cả mặt đất rung chuyển. - Câu chứa từ rung chuyển: Trận động đất đã làm cả mặt đất rung chuyển.

- Câu chứa từ rung rinh: Cơn gió nhẹ của mùa thu thoáng qua, làm rung rinh những cành lá non. - Câu chứa từ rung rinh: Cơn gió nhẹ của mùa thu thoáng qua, làm rung rinh những cành lá non.

Câu 3: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

  • a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
  • b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.
  • c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.
  • d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.

e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Trả lời:

CâuLỗi sửa và sửa lại
a

Lỗi sai: lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (từ “giấu giếm” không kết hợp với từ “với”).

Sửa lỗi: Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

c

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.

d

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).

Sửa lỗi: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ

Lỗi sai: Lỗi lặp từ.

Sửa lỗi: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.

e

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).

Sửa lỗi: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 4: Tìm hiểu về tác giả Mác–tin Lu–thơ Kinh?

Trả lời:

- Mác–tin Lu–thơ Kinh (1483 – 1546) - Mác–tin Lu–thơ Kinh (1483 – 1546)

- Quê quán: Đức - Quê quán: Đức

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, chặt chẽ - Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, chặt chẽ

- Tác phẩm chính: Luận văn 95 điều, tôi có một giấc mơ - Tác phẩm chính: Luận văn 95 điều, tôi có một giấc mơ

Câu 5: Văn bản Tôi có một giấc mơ thuộc thể loại gì ?

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại: Nghị luận

Câu 6: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tôi có một giấc mơ?

Trả lời:

Ngày 28 – 8 – 1963, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sing-ton. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền, bình đẳng cho người da đen. Tại đây, Mac-tin đã đọc bài diễn thuyết này.

Câu 7: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản Tôi có một giấc mơ?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận - Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 8: Nêu bố cục của văn bản Tôi có một giấc mơ?

Trả lời:

Phần 1 ( từ đầu…thảm trạng này) Thực trạng cuộc sống người da đen
Phần 2 ( ngọn lửa mùa hè … chính nghĩa) Cuộc đấu tranh của những người da đen
Phần 3 (còn lại)Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

 

Câu 9: Nêu bố cục của văn bản Một thời đại trong thi ca?

Trả lời:

Phần 1 (từ đầu đến đại thể) Đặt vấn đề tinh thần Thơ mới.
Phần 2 (tiếp theo đến băn khoăn riêng) Sự phân biệt thơ cũ và Thơ mới; cảm xúc chủ đạo của Thơ mới.
Phần 3 (còn lại)Niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của Thơ mới.

Câu 10: Có những khóa khăn gì khi Hòai Thanh xác định về tinh thần của thơ mới ?

Trả lời:

+ Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra. + Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra.

+ Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở. + Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở.

⇒ Nhận xét: Bằng những câu văn giả định, cảm thán, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

Câu 11: Tại sao tronng tinh thần thơ mới lại bao gồm cả cái “tôi” ? Cách tác giả lý giải điều này như thế nào ?

Trả lời:

- Tinh thần thơ mới bao gồm trong chữ “tôi”: - Tinh thần thơ mới bao gồm trong chữ “tôi”:

+ Bản chất chữ “tôi”: Quan niệm con người cá nhân trong sự giải phóng, trỗi dậy, bùng nổ của ý thức cá nhân (cái nghĩa tuyệt đối của nó). + Bản chất chữ “tôi”: Quan niệm con người cá nhân trong sự giải phóng, trỗi dậy, bùng nổ của ý thức cá nhân (cái nghĩa tuyệt đối của nó).

+ Hành trình: chập chững, lạ lẫm – được quen biết – được cho là đáng thương và tội nghiệp. + Hành trình: chập chững, lạ lẫm – được quen biết – được cho là đáng thương và tội nghiệp.

Câu 12: Tác giả có nhận xét gì về cái “tôi, thơ mới, thơ cũ ?

Trả lời:

- Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc. - Thơ cũ là tiếng nói của cái ta, gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc.

- Thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể. - Thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể.

- Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều: - Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu được kết hợp chặt chẽ với cái nhìn biện chứng, lịch sử, nhiều chiều:

+ Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta. + Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta.

+ Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá. + Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích, đánh giá.

+ Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định: Lịch sử xuất hiện, lịch sử phát triển, lịch sử tiếp nhận… + Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định: Lịch sử xuất hiện, lịch sử phát triển, lịch sử tiếp nhận…

Câu 13: Tại sao cái “tôi” lại đáng thương và tội nghiệp ?

Trả lời:

+ Mất cốt cách hiên ngang: không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch, không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ. + Mất cốt cách hiên ngang: không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch, không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ.

+ Rên rỉ, khổ sở, thảm hại. + Rên rỉ, khổ sở, thảm hại.

+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch. + Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch.

→ Cách trình bày có tính khái quát cao (về sự bế tắc của cái tôi Thơ mới và phong cách riêng của từng nhà văn). Lập luận logic, chặt chẽ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có tính hình tượng.

Câu 14: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyên Tuân?

Trả lời:

- Ca ngợi vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm văn học. - Ca ngợi vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Gửi gắm bài học giáo dục sâu sắc. - Gửi gắm bài học giáo dục sâu sắc.        

Câu 15: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyên Tuân?

Trả lời:

- Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ (mở đầu – thân bài – kết luận) - Cấu trúc bài văn nghị luận chặt chẽ (mở đầu – thân bài – kết luận)

- Giọng điệu đối thoại, vừa trầm lắng nhẹ nhàng, vừa dứt khoát , mạnh mẽ - Giọng điệu đối thoại, vừa trầm lắng nhẹ nhàng, vừa dứt khoát , mạnh mẽ

- Lập luận, lí lẽ chặt chẽ, đầy tính thuyết phục - Lập luận, lí lẽ chặt chẽ, đầy tính thuyết phục

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.

 

Câu 16: Tóm tắt tác phẩm Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyên Tuân theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Văn bản đề cập đến văn bản "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, ông tạo ra một thế giới nhân vật đầy đặc sắc, tập trung vào việc khám phá vẻ đẹp của những con người biết cúi đầu trước cái tài và tâm. Qua các dẫn chứng và lí lẽ trong tác phẩm, Nguyễn Tuân làm sáng tỏ về điều này.

 

Câu 17: Nhan đề của tác phẩm Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyên Tuân có điều gì đặc biệt ?

Trả lời:

- Lại đọc: Thể hiện sự suy ngẫm,tìm tòi - Lại đọc: Thể hiện sự suy ngẫm,tìm tòi

-  - Chữ người tử tù: Đối tượng tìm hiểu

=> Sự suy ngẫm của tác giả về những vấn đề đặt ra trong 1 tác phẩm văn học

 

Câu 18: Nêu các chủ đề của phầm mở đầu Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyên Tuân?

Trả lời:

- Phần mở đầu: Thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân - Phần mở đầu: Thế giới nhân vật của các nhà văn, đặc biệt của Nguyễn Tuân

 

Câu 19: Trong tác phẩm có đề cập đến “Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ” của tổng Thống Lincoln, đã bàn về những nội dung gì ?

Trả lời:

Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (tiếng Anh: Emancipation Proclamation) gồm hai văn lệnh hành pháp do Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đề xuất trong thời nội chiến Hoa Kỳ. Bản tuyên ngôn giải phóng đã đánh mạnh cả vào lúc khi sự giải phóng nô lệ chỉ diễn ra tại những nơi mà Chính phủ Liên bang không nắm quyền, nhưng trong thực tiễn, nó cố gắng thuyết phục Liên bang xóa bỏ chế độ nô lệ, điều mà gây tranh cãi ở miền bắc. Nó không là một điều luật được thông qua bởi quốc hội, nhưng một mệnh lệnh của tổng thống đã trao quyền, khi Lincoln viết, bởi địa vị của ông là "Tổng tư lệnh quân đội"

Câu 20: Em có nhận xét gì về lối viết của Martin trong bài viết Tôi có một giấc mơ?

Trả lời:

Lối viết của Martin rõ ràng, mạnh mẽ và thể hiện ý chí và quyết tâm mạnh mẽ. Cách mà bạn chiến đấu là yếu tố quyết định kết quả của một trận đấu. Martin đã thiết lập những nguyên tắc chiến đấu rất chính xác. Ông kêu gọi các đồng minh của mình tránh "hận thù và oán hận" cũng như "những hành động sai trái". Để đây thực sự là một cuộc nổi dậy chính đáng, một cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do, thì những người tham gia trước hết phải là những người thực sự yêu chuộng hòa bình. Martin cũng đề cập và khen ngợi những người anh em da trắng ủng hộ cuộc biểu tình. Em thấy những lập luận của Martin rất thông minh, khéo léo và rất thuyết phục.

Câu 21: Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc tác phẩm “Tôi có một ước mơ “ ?

Trả lời:

Martin gợi lên sức mạnh và sự quyết tâm rực rỡ của người da đen bằng những từ ngữ như "luôn tiến về phía trước" và "không có đường lùi". Đây là cuộc đấu tranh danh dự của người da đen để phản đối quá khứ, hiện tại và tương lai của họ, và do đó họ sẽ không bao giờ hài lòng cho đến khi nạn phân biệt chủng tộc chấm dứt. Martin nhắc lại những thực tế đau đớn để động viên người nghe. Khi người da đen không thể thuê phòng trọ trên con đường cao tốc, chịu đựng sự tàn bạo của cảnh sát và không có quyềnbỏ phiếu, đó là lúc họ phải đứng lên và chiến đấu. Martin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một cuộc đấu tranh không bạo lực và ông khuyến khích mọi người tìm kiếm sự cộng tác và đoàn kết.

Câu 22: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

  • a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.
  • b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm.
  • c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.
    • a.
    • b.
    • c.

Câu 24: Đọc đoạn ca dao sau:

“Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,

Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.”

  • a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
  • b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
  • c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
  • d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.

Trả lời:

a.

- Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa. - Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa.

- Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất. - Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.

c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.

d.

- Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc và hoa tay của người làm nên bài thơ. - Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc và hoa tay của người làm nên bài thơ.

- Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao. - Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao.

Câu 25: Câu sau đây mắc lỗi gì và sửa lại cho đúng:

a, Vì trình độ còn thiếu sót, họ không quản lý được công ty.

b,  Anh ta đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp.

c,  Tiêu đề của buổi hội thảo là phương pháp bình ổn thị trường.

d, Nhà văn phải xâm nhập thực tế để tích tụ vốn sống.

Trả lời:

a, Vì trình độ còn thiếu sót, họ không quản lý được công ty.

=> Thiếu sót: Lỗi dùng sai từ.

=> Sửa lỗi: thấp / yếu kém.

b,  Anh ta đã xâm phạm gia cư bất hợp pháp.

=> Xâm phạm: Dùng từ sai

=> Sửa lỗi: xâm nhập

c,  Tiêu đề của buổi hội thảo là phương pháp bình ổn thị trường.

=> Tiêu đề: dùng từ sai

=> Sửa lỗi: Nội dung.

d, Nhà văn phải xâm nhập thực tế để tích tụ vốn sống.

=> Xâm nhập thực tế để tích tụ vốn sống

=> Sửa lỗi: tiếp thu thực tế để tích lũy vốn sống

Câu 26: Đọc bài ca dao sau:

“Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”

  • a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
  • b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên
    • a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.
    • b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười và giúp cho bài ca dao có nhạc điệu hơn.

Câu 28: Viết một bài văn nghị luận, phân tích và nêu cảm nhận của em về bài “Một thời đại trong thi ca” của tác giả Hoài Thanh ?

Trả lời:

Một thời đại trong thi ca là một văn bản phê bình văn học. Bài viết thấm đượm phong cách khoa học và phong cách nghệ thuật. Phím hát khoa học trước hết ở những luận điểm mới mẻ, sâu sắc, phản ánh được bản chất sự vật, luận điểm 1 lại được lý giải một cách chặt chẽ, khúc chiết, có sức thuyết phục cao. Phim chất nghệ thuật được bộc lộ ở những cảm xúc thẩm mỹ tinh tế. Cảm xúc hóa thân thánh giọng điệu tác giả, thành hình ảnh diễn đạt, thành thứ ngôn ngữ vừa cảm xúc vừa hàm -súc, uyển chuyển, gợi cảm, bài viết đã nêu được quan niệm đúng đắn của tác giả về tinh thần thơ mới qua cách luận giải sắc sảo, diễn đạt tài hoa đầy sức thuyết phục.

Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Luận điểm bao trùm cả đoạn trích này là vấn đề "tinh thần thơ mới". Đây là luận điểm đặc sắc và kết tinh nhiều tinh hoa văn phê bình của Hoài Thanh. Luận điểm được triển khai thành ba nội dung chính Bởi thứ nhất, ông nêu ra nguyên tắc chung cho việc định nghĩa của mình: Chỉ căn cứ vào "cái hay", không căn cứ vào "cái đó" ; Chỉ căn cứ vào "đại thể", không căn cứ vào "tiểu tiết". Theo quan niệm của Hoài Thanh (cũng là nguyên tắc phổ biến khi xem xét một hiện tượng văn học), chi có "cái hay", cái "đại thế mới đủ tư cách đại diện cho một thời đại thi ca. "cái dở", cái "tân tiết" không đủ tư cách đại diện cho nghệ thuật và cho một thời đại lớn của nghệ thuật. Hoài Thanh nêu định nghĩa về tinh thần thơ mới bằng cách đối sánh: tinh thần thơ cũ gồm trong chữ "ta"; tinh thần thơ mới gồm trong chữ "tôi". Nhà phê bình có đề cập đến chỗ giống nhau nhưng hướng trọng tâm vào chỗ khác nhau của hai chữ này. Bước thứ hai, tác giả luận giải về nội dung và biểu hiện của hai chữ "tôi" và "ta”; Chữ "ta" và biểu hiện của chữ "ta" cùng số phận của nó trong thời đại thơ cũ trước kia. Chữ "tôi" và biểu hiện của chữ "tôi" cùng số phận đầy bi kịch của nó trong thời đại thơ mới này.

Qua ba bước trên, người đọc nhận thấy nhà phê bình đã tuân theo trật tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể, từ diện mạo (trong không gian) đến diễn biến lịch sử (trong thời gian). Các bước lập luận với trật tự như vậy rất đảm bảo tính logic của tư duy. Vì vậy khả năng thuyết phục rất cao. Đây là một ưu thế của văn nghị luận.

Tinh thần thơ mới gói gọn trong một chữ "tôi". "Cái tôi" của các nhà thấy mới của mọi con người mà ai cũng có. Nhưng trong những thời kì lịch sử nhất định (đặc biệt là thời trung đại) do hệ tư tưởng chính thống của thời đại khống chế, ép buộc nén cái bán ngã ấy không được bộc lộ, phái giấu kín hoặc triệt tiêu. Nhà thơ phải nói tiếng nói của "cái ta - đạo lí" chung của thời đại. Đó là một nền thơ phi ngã, vô ngã. Chỉ khi nào "cái tôi" ấy được giải phóng thì thi nhân mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. "Cái tôi" đó chính là"khát vọng được thành thực", là sự khẳng định bản ngã của nhà thơ trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sống xã hội. "Cái tôi" ấy bị xã hội phong kiến kiềm chế trong bao nhiêu thế kĩ giờ đây trong bối cảnh mới của thời kì hiện đại, đặc biệt là những năm 30 của thế kỉ XX mới được giải phóng và bùng nổ mãnh liệt. Và khi được giải phóng thì nó sẽ "làm giàu cho thi ca" bằng những cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật.

Khi luận giải về tư tưởng thơ mới, Hoài Thanh đã dùng cách đối sánh giữa tư tưởng thơ cũ (gồm trong chữ "ta") và tư tưởng thơ mới (gồm trong chữ "tôi"). Cách luận giải về nội dung và biểu hiện của hai chữ "ta" và "tôi" luôn song hành để nêu lên mặt tích cực của cái tôi trong thơ mới: "Cái tôi thơ mới xuất hiện diễn đàn có tính khái quát: "Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình.

"Cái tôi thơ mới xuất hiện mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này niệm cá nhân” tức là sự tự ý thức về bản thân chứ không phải chủ nghĩa cá nhân. Cái tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó làm cho mọi người khó chịu. Nhưng ngày càng mất dần vẻ bỡ ngỡ và được vô số người quen. Sự mới mẻ trong tính ưu việt của cái tôi - bản ngã được chấp nhận. Còn trong thơ xưa, các thi nhân không một lần dám dùng chữ "tôi" để nói chuyện với mình hay với tất cả mọi người. không tự xưng mà ẩn mình sau chữ "ta".

Cách dẫn dắt của tác giả tự nhiên linh hoạt và độc đáo. Từ thực tế văn chương xưa nay mà thể hiện cái tôi trỗi - dậy đòi được khẳng định và phong trào Thơ mới nảy sinh từ sự trỗi dậy của "cái tôi" đó.

Khi nói về bi kịch của cái tôi, tác giả không dùng lí lẽ để diễn đạt. Mạch văn không phải được dẫn dắt bằng ngôn ngữ khái niệm với những phương tiện liên kết của logic hình thức. Trái lại, ông dẫn dắt ý chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ. Bởi vậy mà tạo được sự rung cảm, đổng cảm ở người dọc. "Cái tôi" của các nhà thơ mới thật đáng thương (Người ta thấy nó đáng thương, Mà thật nó tội nghiệp quá!) vì nó mất đi chỗ dựa tư tưởng, bởi họ là những thi nhân mất nước đang sống trong cuộc đời mòn mỏi, tù túng. Nghệ thuật tương phản đối lập giữa con đường muốn thoát thân với cái sự thực hiện hữu của cuộc đời đã nêu bật được bi kịch của cái tôi thơ mới. Mỗi cái tôi là một nỗ lực đào sâu trốn chạy vài ý thức cá nhân nhưng càng đi sâu càng bế tắc. Đặc sắc của đoạn văn là những khái quát rất chính xác, súc tích, lại được viết bằng lối văn giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu khiến cho văn phê bình mà đọc lên nghe như thơ. Tác giả sử dụng dạng ngôn ngữ phi khái niệm, giản dị dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn đạt được bản chất của đối tượng. Độc đáo hơn nữa là tác giả tạo ra hình ảnh một độc giả yêu thơ cứ theo bước chân các nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi vị.

Chủ đề được triển khai thành hai phần chính: khái quát về hướng tìm tòi, hệ quả chung và điểm qua những gương mặt điển hình cùng lãnh địa cá nhân điển hình của thơ mới để thấy được sự phân hóa đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân. Từ đó tác giả đi đến một nhân định: "Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam xôn xao như thê". Đây là nỗi buồn của một thế hệ thi nhân mất nước mang "cái tôi" cô đơn nhỏ bé trước cách mạng. Điều đó đã làm nên âm hưởng, giọng điệu đặc trưng riêng của thơ mới.

Bi kịch của cái tôi thơ mới là bi kịch không dễ gì giải quyết được vì họ "thiếu một lòng tin đầy đủ", thiếu một lý tưởng sống cho cuộc đời. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, các thi nhân chi biết giải quyết bi kịch ấy bằng cách "gửi cả vào tiếng Việt" bởi vì "tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa hứng vong của những thế hệ qua". Như vậy, các thi nhân thơ mới đã tìm thấy một chỗ dựa tin cậy của tư tưởng nòi giống, của các thể thơ xưa, của tiếng Việt, đế vin vào những điều bất diệt ấy mà đảm bảo cho ngày mai. Ba câu vần điệp lại một cấu trúc "chưa bao giờ như bây giờ" vừa nhấn mạnh ý vừa thể hiện giọng điệu thiết tha thông cảm khiến cho bài văn nghị luận không khô khan mà thấm đượm tình người - ở đây là tình của người phê bình với các thi nhân thơ mới.

Đoạn trích cũng như toàn bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca là một mẫu mực đẹp đẽ, một thành tựu xuất sắc của Hoài Thanh trong thể nghị luận văn chương thuộc lĩnh vực phê bình, văn học. Đoạn văn đã nêu bật được tư tưởng thơ mới, thể hiện được cách nhìn nhận thơ mới trong bối cảnh lịch sử và thực tiễn thơ ca một cách đúng đắn, khoa học. Đó cũng là cách nhìn tiến bộ với hình tượng thơ mới 1932- 1941 theo quan điểm lịch sử xuất phát từ chính con người và hồn thơ của các thi nhân lúc bấy giờ. Cách lí giải của Hoài Thanh đã hơn 60 năm trôi qua mà vẫn rất gần với cách hiểu của chúng ta về thơ mới.

 

Câu 30: Viết một bài văn phân tích đoạn trích Tôi có một ước mơ của Martin Luther King ?

Trả lời:

Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Hoa Kỳ có đoạn: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng”, Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai được xâm phạm; Những quyền này bao gồm quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải ai ở Mỹ cũng được tự do và có những quyền cơ bản, thiêng liêng này. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lâu đời ở đất nước này đã làm đen tối cuộc sống của nhiều người da đen. Để chống lại sự phân biệt đối xử này, Martin Luther King đã viết bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ”.

Tác giả của bài phát biểu này là Martin Luther King (1929 – 1968) là một mục sư và nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi. Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ và quốc tế. Martin Luther King đã dành cả cuộc đời mình để đại diện cho người da đen và lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền. Năm 1964, ông nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình danh giá. Đoạn trích dẫn “Tôi có một giấc mơ” từ bài phát biểu nổi tiếng năm 1963 của Martin Luther King trong cuộc Tuần hành ở Washington.

Mở đầu bài phát biểu của mình, Martin mô tả nguyên nhân của cuộc chiến: “Hôm nay tôi rất vui được tham gia cùng các bạn trong cuộc biểu tình vì tự do, đây sẽ là sự kiện đẹp nhất sẽ đi vào lịch sử đất nước chúng ta”. “Một cuộc biểu tình vì tự do “có mục đích chính đáng, không phải là những cuộc bạo loạn hay nổi loạn bất chính. Người da đen xuống đường biểu tình đòi quyền lợi cho mình. Có thể thấy đây là tiền đề hợp lý để tác giả phát triển những quan điểm sau này.

Sau đó tác giả đề cập đến Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ được Tổng thống Lincoln ký hơn một thế kỷ trước. Trong quá khứ, người da đen bị coi là nô lệ và bị buôn bán như hàng hóa. Mặc dù các mệnh lệnh của Lincoln dường như mở ra những thời kỳ tuyệt vời cho người da đen, nhưng trên thực tế, họ vẫn sống “một mình trên những hòn đảo nghèo đói trong đại dương thịnh vượng vật chất rộng lớn” và “bên lề” xã hội Mỹ”. Martin công khai chỉ ra rằng đây là một tình huống rất đáng xấu hổ. Đất nước từng treo cờ tự do và giải phóng nô lệ vẫn tiếp tục đàn áp người da đen. Trích dẫn các tài liệu lịch sử nổi tiếng đã trở thành một yếu tố quan trọng và giúp lập luận của Martin trở nên thuyết phục hơn. Từ đó, tác giả cho thấy sự phân biệt đối xử với người da đen là sai trái.

Martin sau đó đề nghị với mọi người rằng đây là thời điểm thích hợp để đứng lên và chiến đấu, đồng thời thúc giục họ: “Ngay bây giờ”. Đã quá lâu rồi, người da đen đã phải chịu đựng đau khổ kéo dài và hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Và bây giờ là lúc thực hiện tốt lời hứa dân chủ của nước Mỹ với người dân của mình. Nếu người dân không lên tiếng thì đất nước sẽ là tai họa. Trận chiến này thực sự là “năm của sự khởi đầu”. Martin đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ và can đảm đối với người da đen và tất cả người Mỹ. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm trước Lời hứa Dân chủ vì đó là lời hứa của tất cả người Mỹ và là bộ mặt của một quốc gia tự do. “Và sẽ không có hòa bình hay yên bình ở Mỹ cho đến khi người da đen giành được các quyền công dân,” ông cảnh báo trước hết về quyền lực của người da đen. Cuộc bạo loạn này giống như một cơn bão và sẽ tiếp tục làm rung chuyển đất nước đến tận cốt lõi. Lối viết của Martins rõ ràng, mạnh mẽ, thể hiện ý chí và quyết tâm mạnh mẽ.

Cách bạn chiến đấu là yếu tố quan trọng quyết định kết quả của một trận chiến. Martin đã thiết lập những nguyên tắc chiến đấu cực kỳ đúng đắn. Ông kêu gọi các đồng minh của mình tránh “hận thù và oán giận” cũng như “những hành động sai trái”. Để đây thực sự là một cuộc nổi dậy chính nghĩa, một cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do thì những người tham gia trước hết phải là những người thực sự yêu chuộng hòa bình. Martin cũng đề cập và khen ngợi những người anh em da trắng ủng hộ cuộc biểu tình. Tôi thấy những lập luận của Martin rất thông minh, khéo léo và rất thuyết phục.

Martin gợi lên sức mạnh và sự quyết tâm rực lửa của người da đen bằng những từ như “luôn tiến về phía trước” và “không có đường lùi”. Đây là cuộc đấu tranh danh dự của người da đen để phản đối quá khứ, hiện tại và tương lai của họ, và do đó họ sẽ không bao giờ hài lòng cho đến khi nạn phân biệt chủng tộc chấm dứt. Martin nhắc lại những thực tế đau đớn để động viên người nghe. Khi mà người da đen không thể thuê phòng trọ trên đường cao tốc, chịu đựng sự tàn bạo của cảnh sát, và cũng không có quyền bầu cử và con cháu của họ bị tước bỏ phẩm giá bởi những tấm biển ghi “Chỉ dành cho người da trắng”. Martin thể hiện sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn đối với những người da đen bị áp bức. Những lời nói của anh ấy, “Đừng chìm trong tuyệt vọng” và “Các bạn là những cựu chiến binh đã trở thành những chiến binh sáng tạo”, thể hiện niềm tin của anh ấy vào đồng bào của mình.

Cuối cùng, Martin bày tỏ niềm tin cao cả vào “Giấc mơ Mỹ” và tin rằng đất nước sẽ thực sự tự do và bình đẳng như chúng ta vẫn thường nói đến. Tác giả nhắc đến một số địa điểm như Giosooc – gia, Mi – xi – xi – pi, Niu – Hem – so, A – le – ghe – ly,… gắn với điệp khúc “Hãy để tự do vang lên” truyền lửa tới người dân trên khắp nước Mỹ chứ không chỉ những người có mặt ở Washington ngày hôm đó. Ông nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều là con của Đấng Tạo Hóa. Lời kêu gọi của Martin tràn đầy tình yêu hòa bình. Lời bài hát đã kết thúc bài phát biểu nhưng bộc lộ trong tâm hồn con người ý chí bất khuất và tinh thần dũng cảm đấu tranh cho quyền sống chính đáng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ Văn 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay