Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối bài 9: Văn bản 1 - Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 9: Văn bản 1 - Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

VĂN BẢN 1: MIỀN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐNG CHUNG SANG CHÀO ĐÓN LŨ
(13 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về về tác giả Lê Anh Tuấn 

Trả lời:

*Tác giả:

- Lê Anh Tuấn sinh năm 1960, quê ở Thừa Thiên Huế, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới Đồng Bằng sông Mê Kông vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu,

- Ông đã xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách cả tiếng Việt và tiếng Anh. 

Câu 2: Xác định phần Sapo của bài báo “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ”

Trả lời:

Khi “lũ” không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lý mới nhận ra đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, điều mà người nông dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa đặc biệt này cái tên mùa nước nổi.

Câu 3: Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?

Trả lời:

Quá trình kiến tạo đồng bằng là được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm của con sông.

Câu 4: Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

Trả lời:

Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Vùng Châu thổ sông Cửu Long cũng không ngoài quy luật đó và càng đặc biệt hơn với vùng địa mạo có tuổi địa chất trẻ, nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhều vùng địa chất khác nhau đổ dài từ các rặng của hãy núi Hymalaya cao nhất thế giới, bằng qua vùng cao nguyên Tây Tạng.

- Bổ sung nước từ hai phía tả ngạn và hữu ngạn của các khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp hình thành ở các vùng đồi núi dãy Trường Sơn, nối tiếp với cao nguyên trung phần Việt Nam hùng vĩ và tiếp tục xuôi về phía đồng bằng của đất nước Chùa Tháp, kết nối với Biển Hồ bao la và cuối cùng đổ về vùng châu thổ sông Cửu Long thấp và phẳng của Việt Nam.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể xếp Miền châu thổ Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì đã chỉ ra những đặc điểm và nhược điểm khi lũ mang tới nơi đây. Tuy nhiên ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, đặc biệt mang đến tài nguyên vô cùng phong phú với người dân.

Câu 2: Vì sao có lũ lớn lại điều được người dân miền sông nước mong đợi?

Trả lời:

Năm nào có lũ lớn là năm đó có nhiều có chim, sản vật của mùa lũ rất nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa và sản lượng cao vì vật nông dân ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mớ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước.

Câu 3: Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn là tài nguyên, đất, phù sa màu mỡ, thức ăn,....

- Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đồng thời thấy được lũ mang tới nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho người dân nơi đây, ngoài ra mang tới những tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác vì mỗi nới đều có những ưu nhược điểm, đặc biệt về địa hình và môi trường sống của các loài sinh, động vật, ngoài ra còn thời tiết, người dân, môi trường nên không thể áp dụng.

Câu 2: Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ “Sống chung với lũ”? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.

Trả lời:

Sống chung với lũ là cách ứng xử tốt nhất của người dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa lũ lụt. Tư duy mới về sống chung với lũ đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân: Việc người dân không lo chạy lũ sẽ tập trung tận dụng các lợi thế để hình thành các mô hình sản xuất mùa lũ theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Hàng vạn đất nông nghiệp sẽ được rửa mặn, tẩy phèn, tiêu diệt sâu bọ, bồi đắp thêm phù sa màu mỡ. Lũ về mang lại nguồn lợi thủy hải sản lớn. Không chỉ sống chung với lũ mà người dân ở đây còn phải sống chung với hạn hán, xâm nhập mặn.

Câu 3: Qua những thông tin tác giả cung cấp trong văn bản, theo em, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long mang đến những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Nguồn nước ngọt quan trọng để thau chua, rửa mặn đất cho phần lớn diện tích đất nhiễm phèn nhiễm mặn ở đồng bằng.

+ Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng (hằng năm đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục mở rộng về phía biển hàng chục mét).

+ Mang lại nguồn lợi thủy sản giàu có cho vùng.

+ Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn.

+ Phát triển giao thông trên kênh rạch.

- Khó khăn:

+ Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài.

+ Phá hoại nhà cửa, vườn dược, mùa màng.

+ Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.

+ Gây thiệt hại về người và của.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì? 

Trả lời:

Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt là

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

Ấn tượng của em là những đúc kết của người xưa về những hiện tượng quan sát trên trời và dự đoán được mưa bão sắp tới bảo vệ nông nghiệp và mùa màng

Câu 12: Trình bày một vài hiểu biết của em về mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

Người dân miền tây hay gọi mùa nước nổi bằng nhiều cách gọi như mùa nước lên, mùa nước lớn, mùa nước lũ... Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch ( tức khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch), con nước từ thượng nguồn sông Mê Công lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành biển nước, từ An Giang, Đồng Tháp men theo kênh Vĩnh Tế về Kiên Giang - nơi cuối nguồn mùa nước nổi. Dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng người miền tây lại không coi đó là thiên tai. Vào mùa nước nổi, cũng là lúc con người miền tây hối hả nhất. Họ coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác và mưu sinh, thay vì canh tác nông nghiệp, họ chuyển sang khai thác những nguồn lợi dồi dào mà nguồn nước mang lại. Đây là thời điểm tất cả mọi thứ vùng này dường như sinh sôi, nảy nở trong mùa nước nổi. Mùa nước nổi, là mùa cho đất đai vùng hạ lưu sông Mê Công được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng và cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân miền tây mùa nước nổi lấy thuyền làm nhà. Mọi sinh hoạt, ăn uống đều trên ghe thuyền với những bữa ăn đạm bạc, vội vàng để kịp theo những con nước mưu sinh. Đến miền tây mùa nước nổi, nơi đầy ắp những nỗi nhớ, niềm thương cho những du khách khi xa nó với những bữa cơm ấm tình đồng nghiệp trong lời ca vọng cổ. 

Câu 13: Kể tên những bài báo mà em biết viết về miền đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời:

Có thể kể đến một số bài báo sau:

- “Đồng bằng sông Cửu Long vào top 10 điểm đến giá trị nhất”

- “Du lịch qua ảnh: Buôn bán bên bờ sông Cửu Long

- “Làm nông “tử tế” ở Đồng bằng sông Cửu Long”

- “Để Đồng bằng sông Cửu Long ‘đứng dậy’ làm chủ và vươn lên mạnh mẽ hơn”




=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay