Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 1: Bếp lửa
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Bếp lửa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 CTST.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
VĂN BẢN 1: BẾP LỬA
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bếp lửa?
Trả lời:
Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
● In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
● Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”
Câu 2: Bài thơ “Bếp lửa” được viết theo thể thơ nào? Nêu bố cục bài thơ
Trả lời:
Thể thơ: 8 chữ kết hợp 7 chữ, 9 chữ
- Bố cục chia 4 phần:
• Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
• Ba khổ thơ tiếp: ( Tiếp…đến…”niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
• Khổ tiếp: ( Tiếp…đến…”bếp lửa!”): Suy ngẫm của người cháu về bà, về hình ảnh bếp lửa.
• Khổ cuối: Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương khôn nguôi, da diết.
Câu 3: Từ “nhóm” trong bài thơ “Bếp lửa” có những ý nghĩa nào?
Trả lời:
Câu 4: Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì?
Trả lời:
Câu 5: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa”.
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Các biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài thơ “Bếp lửa”?
Trả lời:
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
- Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ, 9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.
- Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Câu 2: Bài thơ “Bếp lửa” là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
Trả lời:
- Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.
- Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.
Câu 3: Trong bài thơ “Bếp lửa”, những từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới.
Trả lời:
Câu 4: Ghi cảm nhận ngắn gọn của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” trong bài thơ “Bếp lửa”.
Trả lời:
Câu 5: Hình ảnh bếp lửa gợi lại những kỷ niệm nào giữa bà và cháu? Vì sao người cháu có “ngọn lửa trăm tàu, có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả mà vẫn không quên nhắc về bếp lửa”?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt cả bài thơ. Hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng đó.
Trả lời:
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa:
- Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lưta chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy.
- Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh cảu người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu.
- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương.
- Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết.
- Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa:
+ Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời.
+ Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận.
Câu 2: Tại sao đầu bài thơ “Bếp lửa” tác giả sử dụng hình ảnh “bếp lửa” mà đến cuối bài thơ lại chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa”?
Trả lời:
Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạp mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình cuổi nhỏ”.
Trả lời:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ tình cảm của người cháu dành cho người bà trong khổ thơ cuối bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ Bếp Lửa kết thúc với 4 câu thơ cuối là tất cả tình cảm chất chứa, nỗi niềm thương nhớ về người bà. Dù cháu có xa bà, ở nơi xứ người thì tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi nhớ vẫn luôn hướng về bà. Lời tự bộc bạch chân thành của tác giả thể hiện nỗi niềm khắc khoải, trăn trở chỉ với một câu hỏi “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Với khoảng không gian cách trở, có niềm vui trăm ngả nhưng không làm cháu lãng quên đi ánh sáng ấp áp từ bếp lửa thân thuộc chốn quê nhà, cũng như hình ảnh bà hiền hậu, tảo tần. Bởi tất cả những điều thân thiết từ tuổi thơ, gia đình, quê hương đã nâng đỡ giúp cháu có sức mạnh trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tất cả sự biết ơn, thương kính bà cũng chính là biểu hiện cao đẹp cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, đất nước.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 1: Bếp lửa (Bằng Việt)