Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 kết nối Bài 5: Thực hành tiếng Việt (2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Thực hành tiếng Việt (2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 KNTT.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 5: ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU ĐẶC BIỆT
(13 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày khái niệm về câu đặc biệt ?

Trả lời:

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ - vị ngữ như các câu thông thường mà được cấu tạo bởi các từ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ. Hay nói cách khác, câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. 

Câu 2: Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ minh họa?

Trả lời:

Câu đặc biệt thường được cấu tạo từ một từ hoặc cụm từ.

Ví dụ: Câu đặc biệt được cấu tạo từ một từ: "Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch."

Câu đặc biệt được cấu tạo từ cụm từ: "Chân đèo Mã Phục."

Câu 3: Nêu tác dụng của câu đặc biệt?

Trả lời:

Vì không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể một cách ngắn gọn. Chính vì vậy, câu đặc biệt cũng thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, lời ăn tiếng nói hàng ngày, và cả trong văn học. Tuy ngắn gọn, cô đọng và súc tích, nhưng câu đặc biệt  có nhiều chức năng và là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp câu văn trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. 

Câu 4: Phân tích chức năng xác định thời gian và xác định nơi chốn của câu đặc biệt?

Trả lời:

Câu 5: Phân tích chức năng liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động, gọi - đáp, bộc lộ cảm xúc của người viết, nói của câu đặc biệt?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1:Cho ví dụ về câu đặc biệt xác định thời gian?

Trả lời:

Ví dụ: "Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu."

Câu đặc biệt ở ví dụ này là "Mùa xuân!" bởi nó không được cấu tạo với đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ và được dùng để xác định thời gian. 

Câu 2: Phân tích đoạn văn sau và cho biết đâu là câu đặc biệt? Tác dụng của nó là gì?

“Nắng đã lên rồi! Nắng chan hòa xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chợ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ.”

Trả lời:

Câu đặc biệt xác định nơi chốn trong đoạn văn trên là "Chợ Đồng Văn". 

Câu 3: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong ví dụ sau:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Câu 4: Cho ví dụ về câu đặc biệt thể hiện cảm xúc người viết, nói?

Trả lời:

Câu 5: Liệt kê một số câu đặc biệt gọi - đáp và phân tích một ví dụ cụ thể?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ:

a) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá! (Vũ Tú Nam)

b) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. (Nguyễn Trí Huân)

Trả lời:

  1. - Câu đặc biệt: “Ba giây...Bốn giây.. Năm giây... Lâu quá!”

  2. - Câu rút gọn: “Một hồi còi”.

Câu 2: So sánh tính giống nhau và khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữa trong xã hội phong kiến xưa. Trong đó có sử dụng ít nhất câu đặc biệt?

Trả lời:

Từ xưa đến nay hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong các văn, thơ thường rất đẹp, họ đẹp từ ngoại hình cho đến phẩm chất. Tuy vậy, mỗi người đều mang trong mình vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận đều mang một đặc điểm riêng biệt. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong tác phẩm "Bánh trôi nước" của mình đã tái hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", đó là một người phụ nữ mang vẻ bề ngoài đầy trắng trẻo, phúc hậu. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, giản dị, lành mạnh mà đậm chất thôn quê. Những người phụ nữ đẹp là vậy mà lại đáng tiếc hay họ phải sống trong một xã hội phong kiến thối nát với đầy sự áp bức, bóc lột, bộ máy quan lại mục ruỗng, trọng nam khinh nữ đã đẩy số phận của họ đi đến cùng cực. Than ôi! Càng xinh đẹp họ lại càng khổ đau, lại càng nhận được nhiều sự chú ý của những địa chủ, người có chức quyền trong xã hội áp bức, bóc lột cả về thể xác lẫn tâm hồn. Một quy tắc bất thành văn lúc bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của Vũ Nương, chỉ vì con của mình luôn được nhìn thấy hình bóng cha, không bị tủi nhục, thiếu thốn nên hàng tối nàng đã lấy cái bóng của mình và nói dối với con là cha. Nhưng nàng đâu có thể ngờ rằng, chính điều này đã gây đến cho nàng bao nhiêu là tai họa, ngờ vực, bị chồng nghi oan không có sự chung thủy nên nàng đã phải nhảy xuống sông tự vẫn. Với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa đó chính là từ bỏ đi sự sống của mình. Nếu như cái xã hội thời đó có một chút công bằng, cho lời nói của phụ nữ có chút giá trị thì chắc hẳn sẽ không thể nào xảy ra điều đáng tiếc như vậy. Nàng phải chịu nỗi uất ức, nghi ngờ mà chồng đã áp đặt lên nàng. Số phận người phụ nữ ngày xưa thật là khổ sở, chịu bao nhiêu là oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan nhưng không thể nào minh chứng cho sự trong trắng của mình đành tìm đến cái chết. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác - những gã đàn ông chỉ coi phụ nữ là những trò tiêu khiển, mua vui. Nhiều lúc em cũng thấy cực kỳ hạnh phúc khi được sống trong thời đại mà vị thế của phụ nữ đã được đề cao, quyền của phụ nữ đã được đảm bảo. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến ngày xưa đã hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại trong lòng người đọc những xót thương tột độ. 

=> Câu đặc biệt “Than ôi!” => Thể hiện cảm xúc

-----------------------------

----------------- Còn tiếp ------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việt (2)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay