Đáp án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3: Bài tập cuối chương 3 (P1)

File đáp án Toán 8 chân trời sáng tạo Chương 3: Bài tập cuối chương 3. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 3

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài tập 8 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Cho hình bình hành ABCD. Các điểm E, F thuộc đường chéo AC...

Đáp án:

  1. a) 

+ Ta có: AE=EF=FC nên AE=EF=FC=13AC (1)

Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD của hình bình hành.

Khi đó O là trung điểm của AC và BD.

Suy ra AO=CO=12AC (2)

Từ (1) và (2) suy ra CFCO=13AC12AC=23

Hay CF=23CO

+ Xét ∆BCD có:

 CO là trung tuyến của tam giác 

mà CF=23CO 

F là trọng tâm của ∆BCD.

Do đó BF hay BM cũng là đường trung tuyến của ∆BCD.

M là trung điểm của CD.

+ CMTT đối với ∆ABD ta có E là trọng tâm của tam giác.

Do đó DE hay DN cũng là đường trung tuyến của ∆ABD.

N là trung điểm của AB.

  1. b) 

+ Do M là trung điểm của CD (câu a)  MC=MD=12CD

         N là trung điểm của AB (câu a) nên NB=NA=12AB

Mà {AB = CD AB // CD (do ABCD là hình bình hành)

Suy ra {NB = MD NB = MD  

Xét tứ giác BMDN có:

{NB = MD NB = MD

Do đó BMDN là hình bình hành.

{BM // DN BM = DN  

+ Ta có E là trọng tâm của ∆ABD nên EN=13DN

          F là trọng tâm của ∆BCD nên FM=13BM 

Mà DN = BM (cmt) 

EN = FM.

+ Xét tứ giác EMFN có:

 {EN = FM EN // FM (do BM // DN)

EMFN là hình bình hành.

Bài tập 9 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H, D lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và AB...

Đáp án:

  1. a) + Do ∆ABC cân tại A 

{ABC=ACB AB = AC  

Vì AB = AC A nằm trên đường trung trực của BC.

Vì H là trung điểm của BC H nằm trên đường trung trực của BC.

Do đó AH là đường trung trực của BC AH⊥BC.

+ Xét ∆AHB vuông tại H có:

 HD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AB 

Do đó HD=DB=DA=12AB

+ Tam giác DBH có DB = DH nên là tam giác cân tại D

Suy ra DBH=DHB hay ABC=DHB

Mà ABC=ACB (cmt) 

 DHB=ACB

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DH // AC.

+ Xét tứ giác ADHC có:

 DH // AC 

ADHC là hình thang.

  1. b) Do E là điểm đối xứng với H qua D 

D là trung điểm của HE.

Xét tứ giác AHBE có:

D là trung điểm của AB

D là trung điểm của HE

Mà AB cắt HE tại D

AHBE là hình bình hành.

Mà  AHB=90° (do AH⊥BC) 

hình bình hành AHBE là hình chữ nhật.

  1. c) 

+ Do AHBE là hình chữ nhật AH // BE hay MH // NE

Suy ra MHD=NED (so le trong).

+ Xét ∆MHD và ∆NED có:

MHD=NED (cmt);

DH = DE (do E là điểm đối xứng với H qua D);

HDM=EDN (đối đỉnh).

Do đó ∆MHD = ∆NED (g.c.g)

  DM = DN (hai cạnh tương ứng).

Hay D là trung điểm của NM.

+ Xét tứ giác AMBN có:

D là trung điểm của AB

D là trung điểm của NM

AB cắt NM tại D 

AMBN là hình bình hành.

Bài tập 10 trang 89 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm của...

Đáp án:

  1. a) + Xét ∆ABC vuông tại A có:

 AE là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC 

Suy ra AE=EB=EC=12BC

+ Vì EA = EC E nằm trên đường trung trực của AC.

Vì N là trung điểm của AC N nằm trên đường trung trực của AC.

⇒ EN là đường trung trực của đoạn thẳng AC EN⊥AC

Ta có: {BAAC ENAC BA // EN.

+ Xét tứ giác ANEB có: BA // EN ANEB là hình thang

Mà BAN=90° 

hình thang ANEB là hình thang vuông.

  1. b) Vì EA = EB E nằm trên đường trung trực của AB.

Vì M là trung điểm của AB M nằm trên đường trung trực của AB.

EM là đường trung trực của AB EM⊥AB, 

hay AME=90°

Xét tứ giác ANEM có:

MAN=90° 

ANE=90°

Mà AME=90°

⇒ ANEM là hình chữ nhật.

  1. c) 

+ Xét tứ giác BMFN có:

{FM // BN MB // NF (do AB // EN)

BMFN là hình bình hành.

Do đó MB = NF.

Mà AM = MB (do M là trung điểm AB) 

 AM = EN (do ANEM là hình chữ nhật)

Do đó EN = NF hay N là trung điểm của EF.

+ Xét tứ giác AFCE có:

N là trung điểm của AC 

N  là trung điểm của EF 

Mà AC cắt EF tại N ⇒ AFCE là hình bình hành.

Lại có EFAC AFCE là hình thoi.

  1. d) + Do AFCE là hình thoi (câu c) AF // CE và AF = CE.

CMTT câu c, ta cũng có ADBE là hình thoi

{AD // BE AD = BE  

+ Ta có {AF // BC do AF // CE AD // BC do AD // BE

theo tiên đề Euclid ta có: AD và AF trùng nhau hay ba điểm F, A, D thẳng hàng   (1)

+ Ta có {AF = CE AD = BE  

Mà CE = BE (do E là trung điểm của BC)

AF = AD (2)

Từ (1) và (2) ta có A là trung điểm của DF.

=> Giáo án dạy thêm toán 8 chân trời Bài: Bài tập cuối chương 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án toán 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay