Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 10: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược về hợp âm, Thường thức âm nhạc Một số nhạc cụ gõ trong ban nhạc nhẹ

Giáo án Bài 10: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược về hợp âm, Thường thức âm nhạc Một số nhạc cụ gõ trong ban nhạc nhẹ sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: 

- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ NHẠC CỤ GÕ TRONG BAN NHẠC NHẸ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lí thuyết âm nhạc: nêu được khái niệm về hợp âm, hợp âm ba và tên gọi các âm của hợp âm ba.
  • Thường thức âm nhạc: nêu được tên, đặc điểm của bộ trống acoustic, trống conga và bongo.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nêu được khái niệm về hợp âm, hợp âm ba và tên gọi các âm của hợp âm ba.
  • Nêu được tên, đặc điểm của bộ trống acoustic, trống conga và bongo.

3. Phẩm chất

  • Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • File âm thanh mẫu Bài đọc nhạc số 3.
  • Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi, thảo luận,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, mảnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư  duy,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hợp âm là gì.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức về quãng, nghe và đọc các mẫu âm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hợp âm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Ôn kiến thức quãng 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát khuông nhạc sau:

- GV đánh đàn khuông nhạc, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Xác định quãng giai điệu và quãng hòa thanh.

+ Xác định độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng của quãng Đô – Mi, quãng Mi – Son.

+ Gọi tên 2 quãng trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát khuông nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi về khuông nhạc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: 

+ Quãng giai điệu:

+ Quãng hòa thanh:

+ Đô - Mi là quãng 3, chất lượng là quãng 3 trưởng = 2 cung.

+ Mi - Son là quãng 3, chất lượng là quãng 3 thứ = 1,5 cung.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Cùng vui hòa âm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, quan sát khuông nhạc và thực hiện nhiệm vụ:

+ Bước 1: GV đánh đàn và tập cho mỗi nhóm đọc cao độ của một âm:

  • Nhóm 1: đọc âm Đô (nhịp 1).
  • Nhóm 2: đọc âm Mi (nhịp 2).
  • Nhóm 3: đọc âm Son (nhịp 3) theo kiểu nối tiếp nhau, nhịp 4 cả 3 nhóm cùng đọc hòa giọng.
  • Thực hiện từ 3 đến 4 lần.

+ Bước 2: Áp dụng kĩ thuật mảnh ghép, chỉ định mỗi nhóm 3 HS thực hiện đọc các âm. Thực hiện từ 3 đến 4 lần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thực hiện đọc các âm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu hợp âm là gì, hợp âm ba là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 10: Lí thuyết âm nhạc – Sơ lược về hợp âm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hợp âm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được khái niệm về hợp âm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm hợp âm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm hợp âm và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát thông tin SGK tr.33 và trả lời câu hỏi: Hợp âm là gì?

- GV đàn và phân tích ví dụ:

+ Ví dụ trên là một hợp âm được hình thành bởi sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh.

+ Các âm trong hợp âm trên được sắp xếp theo trật tự quãng 3.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về khái niệm hợp âm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về khái niệm hợp âm.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tìm hiểu khái niệm hợp âm

- Là sự kết hợp cùng một lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn) được sắp xếp theo quy luật nhất định.

- Có nhiều cách sắp xếp hợp âm nhưng phổ biến là cách sắp xếp các âm theo quãng 3.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát thông tin SGK tr.33 và trả lời câu hỏi:

+ Hợp âm gồm mấy âm? Các âm được sắp xếp theo trật tự quãng mấy?

+ Theo thứ tự từ dưới lên, các âm của hợp âm ba được gọi như thế nào?

- GV lấy ví dụ minh họa:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Tìm hiểu hợp âm ba, tên gọi các âm của hợp âm ba

- Hợp âm gồm ba âm thanh sắp xếp theo quãng 3 gọi là hợp âm ba.

- Hợp âm ba được cấu tạo theo thứ tự từ dưới lên, trong đó âm thứ nhất (âm dưới) gọi là âm 1, âm thứ hai (âm giữa) là âm 3, âm thứ ba (âm trên) là âm 5.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ:

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Nêu cấu tạo của hợp âm ba trưởng, cấu tạo của hợp âm ba thứ.

- GV đàn hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ để HS thấy màu sắc khác nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

3. Tìm hiểu hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ

- Hợp âm ba trưởng: gồm quãng 3 trưởng có 2 cung (ở dưới) và quãng 3 thứ có 1,5 cung (trở lên).

- Hợp âm ba thứ: gồm quãng 3 thứ có 1,5 cung (ở dưới) và quãng 3 trưởng có 2 cung (trở lên).

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về hợp âm.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về hợp âm.

c. Sản phẩm: HS thực hiện củng cố kiến thức về hợp âm.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS điền vào vở bài tập các nốt còn thiếu của hợp âm ba trưởng hoặc hợp âm ba thứ, viết số của tên gọi các âm trong hợp âm:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thực hiện xây dựng hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ.

- Củng cố kiến thức đã học về hợp âm.

b. Nội dung: 

GV tổ chức cho HS xây dựng hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ trên nốt Son.

- GV tổ chức cho HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm Sơ lược về hợp âm.

c. Sản phẩm: 

HS thực hiện xây dựng hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ trên nốt Son.

HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Xây dựng hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ trên nốt Son

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học và thực hiện xây dựng hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ trên nốt Son, viết số của tên gọi các hợp âm trong hợp âm.

- GV yêu cầu HS xây dựng hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ từ nốt bất kì.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Phiếu trắc nghiệm Sơ lược về hợp âm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập trắc nghiệm Sơ lược về hợp âm.

Trường THCS:.........................................................................

Họ và tên:.................................................................................

 

PHIẾU TRẮC NGHIỆM VỀ TỔNG KẾT SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM

Câu 1: Cách sắp xếp quy luật của hợp âm là gì?

  A. Quãng 3. B. Quãng 2. C. Quãng 4. D. Quãng 5. 

Câu 2: Hợp âm là: 

A. sự kết hợp cùng một lúc 4 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định.

B. sự kết hợp cùng một lúc 3 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định. 

C. sự kết hợp cùng một lúc 2 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định.

D. sự kết hợp cùng một lúc 5 âm thanh hoặc nhiều hơn được sắp xếp theo quy luật nhất định. 

Câu 3: Hợp âm ba được cấu tạo theo thứ tự

  A. từ dưới lên trên. B. từ trên xuống dưới. C. từ trái qua phải. D. từ phải qua trái. 

Câu 4: Hợp âm ba thứ có

A. quãng 3 thứ có 2 cung ở trên.  

B. quãng 3 thứ có 2 cung ở dưới.

C. quãng 3 thứ có 1.5 cung ở trên.  

D. quãng 3 thứ có 1.5 cung ở dưới.  

Câu 5: Hợp âm ba trưởng có

A. quãng 3 trưởng có 3 cung ở trên.  

B. quãng 3 trưởng có 2 cung ở  trên. 

C. quãng 3 trưởng có 3 cung ở dưới.

D. quãng 3 trưởng có 2 cung ở dưới. 

Câu 6: Hợp âm ba thứ có quãng ba trưởng có

A. 2 cung ở dưới. B. 2 cung ở trên. C. 1.5 cung ở trên. D. 1.5 cung ở dưới. 

Câu 7: Các âm trong hợp âm ba là

A. Âm thứ 1 gọi là âm 1, âm thứ hai là âm 2, âm thứ 3 là âm 3

B. Âm thứ 1 gọi là âm 1, âm thứ hai là âm 3, âm thứ 3 là âm 5. 

C. Âm thứ 1 gọi là âm 3, âm thứ hai là âm 5, âm thứ 3 là âm 7.

D. Âm thứ 1 gọi là âm 3, âm thứ hai là âm 4, âm thứ 3 là âm 5.

--------------------------------

 ------------- Còn tiếp -------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay