Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 1: Hát: Mùa thu ngày khai trường; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Giáo án Bài 1: Hát: Mùa thu ngày khai trường; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu sách Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 9 chân trời Bài 1: Hát: Mùa thu ngày khai trường; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

(4 tiết)

BÀI 1: 

- HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

-  NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Mùa thu ngày khai trường.
  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài Mùa thu ngày khai trường. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Hát đúng giai điệu, lời ca và sắc thái của bài Mùa thu ngày khai trường.
  • Biết sử dụng nhạc cụ thể hiện tiết tấu để gõ đệm cho bài Mùa thu ngày khai trường. 

3. Phẩm chất

  • Bồi đắp tình cảm tuổi học trò cùng với nhiều ước mơ, hoài bão. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo. 
  • Đàn phím điện tử hoặc kèn phím, bảng tương tác (nếu có), nhạc cụ gõ, file âm thanh bài hát Mùa thu ngày khai trường, hình ảnh nhạc sĩ Vũ Trọng Tường, nhạc cụ thể hiện tiết tấu. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Chân trời sáng tạo.
  • Nhạc cụ tiết tấu.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 8 và internet. 

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

  • Dùng lời, thực hành luyện tập, làm mẫu, giải quyết vấn đề, hợp tác, trò chơi,...

2. Kĩ thuật dạy học

  • Chia nhóm, đặt câu hỏi, mảnh ghép,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một vài bài hát về ngày khai trường mà em biết.

- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe (hoặc hát) và gõ đệm theo bài Mùa khai trường của Phan Việt Phương.

c. Sản phẩm: 

- HS kể tên một số bài hát về ngày khai trường.

- HS lắng nghe, hát và gõ đệm theo bài Mùa khai trường của Phan Việt Phương.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Kể tên một số bài hát về ngày khai trường và nghe (hoặc hát), gõ đệm theo Mùa khai trường của Phan Việt Phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ngày khai trường:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một vài bài hát về ngày khai trường mà em biết.

GV tổ chức cho HS cả lớp nghe kết hợp hát, vận động nhẹ nhàng và gõ đệm theo bài hát Mùa khai trường của Phan Việt Phương.

https://www.youtube.com/watch?v=Egy3e5g6nS8

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- HS thả lỏng cơ thể, chuẩn bị tập trung lắng nghe bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong kể tên một số bài hát về ngày khai trường.

- HS cả lớp nghe kết hợp hát, vận động nhẹ nhàng và gõ đệm theo bài hát Mùa khai trường của Phan Việt Phương.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: 

Một số bài hát về ngày khai trường:

+ Mùa thu ngày khai trường (Vũ Trọng Tường).

+ Khúc hát tựu trường (Đỗ Xuân Sơn).

+ Chào năm học mới (Phạm Hải Đăng).

+ Bay cao tiếng hát ước mơ (Nguyễn Nam).

Áo trắng đến trường (Xuân Phương).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu cảm xúc của em khi tham dự lễ khai giảng năm học mới, năm cuối cấp ở trường.

+ Em có dự định, ước mơ gì trong năm học cuối bậc THCS này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trình bày cảm xúc cá nhân trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có rất nhiều bài hát viết về ngày khai trường với những ca từ, hình ảnh, giai điệu thật đẹp, trong sáng và vui tươi. Bài hát Mùa thu ngày khai trường (Vũ Trọng Tường) là một trong số đó. Vậy bài hát có giai điệu như thế nào, bài hát có nội dung và ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và học hát trong nội dung bài học ngày hôm nay: Bài 1: Hát – Mùa thu ngày khai trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Mùa thu ngày khai trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lắng nghe và nêu được cảm nhận của bản thân về bài hát Mùa thu ngày khai trường. 

b. Nội dung: GV cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận bản đầu của bản thân khi nghe được bài hát Mùa thu ngày khai trường.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi lắng nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường

và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường (Vũ Trọng Tường).

https://www.youtube.com/watch?v=iLA4Y19ysL4

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận bản đầu của bản thân khi nghe được bài hát Mùa thu ngày khai trường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và có cảm nhận ban đầu của bản thân về bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận ban đầu của bản thân về bài hát Mùa thu ngày khai trường. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về cảm nhận sau khi lắng nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Mùa thu ngày khai trường

Bài hát có giai điệu tươi vui, trong sáng, rộn ràng. 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát Mùa hè chao nghiêng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc trong bài hát Mùa thu ngày khai trường

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát Mùa thu ngày khai trường theo các nội dung: tác giả, bài hát Mùa thu ngày khai trường (nội dung, cấu trúc, cách chia câu hát).

c. Sản phẩm: HS nắm được thông tin tác giả, bài hát Mùa thu ngày khai trường và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe lại bài hát Mùa thu ngày khai trường, kết hợp đọc thông tin SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài hát Mùa thu ngày khai trường.

https://www.youtube.com/watch?v=iLA4Y19ysL4

- GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu đôi nét về tác giả Vũ Ngọc Tường.  

Tiểu sử nhạc sĩ Vũ Trọng Tường và các bài hát do nhạc sĩ sáng tác - Hợp Âm  Pro

Vũ Ngọc Tường

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp, dấu nhắc lại, khung thay đổi, cao độ, bè). 

- GV hướng dẫn HS quan sát lại bản nhạc và nhận biết cấu trúc của bài hát.

- GV hướng dẫn chia câu hát trên bản nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu, quan sát bản nhạc Mùa thu ngày khai trường và tìm hiểu về bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận, tìm hiểu vè bài hát Mùa thu ngày khai trường (nội dung, ý nghĩa, cấu trúc và các kí âm nhạc). 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về thông tin tác giả, bài hát Mùa thu ngày khai trường.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

2. Tìm hiểu bài hát Mùa hè chao nghiêng

a. Tác giả

- Quê quán: tỉnh Hải Dương. 

- Quá trình công tác: 

+ Nguyên là Trưởng phòng Hội viên thuộc Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

+ Năm 1965: bắt đầu hoạt động nghệ thuật, là chỉ đạo nghệ thuật ở Đội tuyên văn Binh chủng Ra-đa thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. 

+ Từ năm 1970 đến năm 1973: học xong Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, sau đó hoạt động trong ngành giáo dục (1974 – 1994). 

+ Từ năm 1994: chuyển công tác về Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

- Đặc điểm sáng tác: viết ca khúc cho thiếu nhi và nhiều đối tượng, đề tài khác.

- Tác phẩm tiêu biểu: Mùa thu ngày khai trường, Cây bàng mùa hạ, Hạt nắng sân trường, Hạ Long đêm trăng, Khi Hà Nội vào thu, Trường Sa chiều biển nhớ, Chợ Núi, Tình yêu Pô-na-ga, Chơi đu.

- Giải thưởng: 

+ Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam các năm 1996, 1997, 2000 và 2002.

+ Giải thưởng âm nhạc khác của Bộ Giáo dục, Hội Âm nhạc Hà Nội, Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh… 

+ Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục.

b. Bài hát Mùa thu ngày khai trường

Tính chất âm nhạc: giai điệu vui tươi, trong sáng, rộn ràng.

- Nội dung, ý nghĩa: tình cảm tuổi học trò bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào năm học mới với bao hoài bão và ước mơ. 

- Cấu trúc: bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu đến “…trong tiếng hát mùa thu”.

+ Đoạn 2: từ “Mùa thu ơi…” đến “…rực rỡ trên vai em”. 

Phần còn lại là đoạn 2 được nhắc lại có thay đổi. 

- Kí hiệu âm nhạc: nhịp 2/4, nốt thấp nhất - nốt Sì, cao nhất – nốt Mí.

- Cách chia câu hát:

+ Câu 1: Tiếng trống trường rộn rã làm tan cái nắng hè, dịu đi những tiếng ve còn vương lên vòm cây xanh lá.

+ Câu 2: Mùa thu sang đẹp quá xao xuyến bao tâm hồn, vui tiếng trống tựu trường trong tiếng hát mùa thu.

+ Câu 3: Mùa thu ơi! Mùa thu! Mùa đi xây những ước mơ.

+ Câu 4: Tung bay màu khăn thắm rực rỡ trên vai em.

+ Câu 5: Mùa thu ơi! Mùa thu Mùa thơm trang sách mới.

+ Câu 6: Tiếng hát ngày khai trường trong sáng như trời thu. 

Hoạt động 4: Khởi động giọng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

c. Sản phẩm: HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận 

- GV mời cả lớp khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. 

- GV mời đại diện tổ, nhóm, cá nhân khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chỉnh sửa tư thế, khẩu hình cho HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với lời bài hát.

Hoạt động 5: Dạy bài hát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tập hát được từng câu, hát cả bài bài hát Mùa thu ngày khai trường

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tập hát bài Mùa thu ngày khai trường theo các bước. 

c. Sản phẩm: HS hát, gõ phách và hát bè bài hát Mùa thu ngày khai trường và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 

 

 

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU TỚI TRƯỜNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay