Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Giáo án bài 7: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

BÀI 7: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÓ SỬ DỤNG NHIỆT

(11 tiết)

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Giới thiệu chung về một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt (bằng nước nóng; bằng hơi nước nóng; bằng không khí nóng; bằng dầu, mỡ nóng): quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp về chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

  • Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và công việc để đạt hiệu quả tối đa trong thời gian cho phép.

  • Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập về chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

Năng lực riêng: 

  • Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt (bằng nước nóng; bằng hơi nước nóng; bằng không khí nóng; bằng dầu, mỡ nóng).

  • Chế biến được một số món ăn đặc trưng cho phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt đạt yêu cầu kĩ thuật.

  • Đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm.

3. Phẩm chất

  • Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt để mở rộng hiểu biết trong và sau giờ học.

  • Yêu thích lao động, tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, sáng tạo trong công việc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Tranh ảnh, tài liệu, video, nguyên liệu, dụng cụ,... cần thiết về các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và thực hành chế biến các món luộc, nấu, kho, hấp, nướng, rán, rang, xào.

  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ trước buổi học theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế sẵn sàng học tập, gợi mở nhu cầu nhận thức của HS và mong muốn tìm hiểu về chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh Hình 7.1 về một số thực phẩm được chế biến bằng phương pháp sử dụng nhiệt: 

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

1. Cho biết điểm giống nhau trong cách thức ăn làm chín trong các món ăn này.

2. Các món ăn trong hình được chế biến theo phương pháp nào?

3. Ở gia đình em thường chế biến món ăn theo cách nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, quan sát kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

1. Các món ăn được làm chín bằng cách sử dụng nhiệt.

2. (2), (3), (4) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng.

(5) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.

(8) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng.

(6), (7) là phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách chế biến các món ăn được chế biến bằng các phương pháp trên, chúng ta cùng vào – Bài 7. Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng

a) Mục tiêu: Trình bày được quy trình thực hiện và chế biến các món luộc, nấu, kho đạt yêu cầu kĩ thuật.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 34 - 41, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Các nhóm các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Luộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS / nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 35 - 36, trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món luộc. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng

1. Luộc

a. Quy trình thực hiện

+ B1: Sơ chế

  • Nhặt, rửa sạch (tuỳ loại nguyên liệu).

  • Cắt, thái phù hợp.

  • Một số nguyên liệu cần nhúng qua nước sôi 1 - 2 phút (chần).

+ B2: Chế biến

  • Cho thực phẩm vào nước nóng hoặc lạnh tuỳ loại nguyên liệu (nước ngập thực phẩm).

  • Đun sôi (chú ý giữ lửa thật đều trong khi đun, thời gian đun phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu).

- Trình bày:

  • Vớt tách cái với nước.

  • Trình bày món chính, nước chấm và rau ăn kèm theo sáng tạo cá nhân.

b. Yêu cầu 

- Trạng thái: chín, mức độ chín tuỳ thuộc nguyên liệu hay yêu cầu của món ăn. Ví dụ, thịt chín, không nhừ, không dai; rau lá chín tới, rau củ có bột chín nở hoặc chín dẻo; nước luộc trong.

- Màu sắc: đặc trưng của thực phẩm luộc. Ví dụ: Thịt có màu sáng, không thâm, không quắt, không hồng; rau, củ có màu đặc trưng.

- Mùi vị: mùi thơm đặc trưng, vị của thực phẩm luộc.

- Trình bày: gọn gàng, hấp dẫn, sáng tạo. 

Nhiệm vụ 2: Nấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS / nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 37, trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món nấu. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Nấu

a. Quy trình thực hiện

+ B1: Sơ chế

  • Nhặt, rửa sạch (tuỳ loại nguyên liệu).

  • Cắt, thái phù hợp.

  • Một số nguyên liệu cần chần, ướp gia vị hoặc xào sơ bộ. 

+ B2: Chế biến

  • Cho thực phẩm vào nước nóng hoặc lạnh tuỳ loại nguyên liệu.

  • Đun sôi (chú ý giữ lửa thật đều trong khi đun, thời gian đun phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu).

  • Nêm gia vị phù hợp.

- Trình bày:

  • Cho cả cái và nước vào đĩa sâu lòng hoặc bát to.

  • Trình bày theo sáng tạo cá nhân.

b. Yêu cầu 

- Trạng thái: chín vừa, không nhừ, không dai.

- Màu sắc: hấp dẫn.

- Mùi vị: mùi thơm đặc trưng của từng món, vị vừa ăn. 

- Trình bày: gọn gàng, hấp dẫn, sáng tạo. 

Nhiệm vụ 3: Kho

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS / nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 39, trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món kho. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Kho

a. Quy trình thực hiện

+ B1: Sơ chế

  • Làm sạch: với cá, loại bỏ đầu (nếu cần), vảy, vây, mang, ruột; với thịt có bì cần cạo sạch lông, sau đó rửa sạch.

  • Cắt, thái phù hợp.

  • Ướp nguyên liệu cùng các gia vị muối, đuường, tiêu, nước màu,...

+ B2: Chế biến

  • Xào hoặc chiên sơ nguyên liệu cùng với gia vị. 

  • Cho nước và đun lửa nhó (thời gian đun từ 1 đến vài giờ phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu).

  • Khi kho các thực phẩm ít chất béo (cá, đậu phụ,...) có thể cho thêm vài thìa canh mỡ nước hoặc dầu ăn để tạo vẻ ngoài bóng mướt, hấp dẫn.

- Trình bày:

  • Cho cả cái và nước vào đĩa sâu lòng hoặc bát to.

  • Trình bày theo sáng tạo cá nhân. 

b. Yêu cầu 

- Trạng thái: thực phẩm mềm nhừ nhưng không nát, săn chắc, bóng mướt; nước ít và sánh.

- Màu sắc: màu vàng nâu.

- Mùi vị: mùi thơm ngon đặc trưng của món ăn, vị vừa ăn. 

- Trình bày: gọn gàng, hấp dẫn, sáng tạo. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách thực hành chế biến thực phẩm bằng nước nóng

a) Mục tiêu: HS chế biến được các món luộc, nấu, kho đạt yêu cầu kĩ thuật.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 34 - 41, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Thực hành chế biến được các món luộc, nấu, kho.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thực hành chế biến món thịt lợn luộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, đọc thông tin trong SGK tr. 35 - 36 và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành chế biến món thịt lợn luộc.

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Hình 7.2. Thịt lợn luộc

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Theo em, việc chần thịt trước khi luộc có tác dụng gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả vào buổi học sau.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng: 

Việc chần thịt trước khi luộc có tác dụng loại bỏ những virus, vi khuẩn có hại cũng như một số chất độc hại có khả năng hoà tan trong nước có trong thịt. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1.  Thực hành chế biến món thịt lợn luộc

a. Chuẩn bị

- Nguyên liệu (4 – 6 người ăn)

+ Thịt lợn: 300 – 400 g.

+ Sả rửa sạch, đập dập: 1 củ.

+ Hành khô nướng nhẹ, bóc vỏ: 1 củ.

+ Chanh: 1 quả, tỏi: 1 củ nhỏ, ớt: 1 quả.

+ Bột canh, muối sạch, nước mắm.

- Dụng cụ

+ Chậu rửa, rổ, dao, thớt, nồi, đũa, đĩa, bát.

+ Găng tay nylon, lót tay bắc xoong, nồi, khăn lau tay, giấy ăn, nước rửa tay, nước rửa bát.

b. Quy trình thực hiện

- Sơ chế: Thịt lợn cạo lông (nếu có) và rửa sạch; chần 2 phút trong nước sôi có sả và 1 thìa nhỏ muối; rửa sạch.

- Chế biến:

+ Cho thịt vào nồi nước có thêm hành khô, 1 thìa cà phê bột canh (nước ngập thịt); đun sôi khoảng 20 – 25 phút.

+ Pha nước chấm: Cho 4 thìa canh nước lọc, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 2 thìa canh nước mắm cùng tỏi, ớt băm nhuyễn rồi khuấy cho tới khi đường tan hoàn toàn.

- Trình bày

+ Vớt tách cái và nước; thái lát mỏng vừa ăn (Hình 7.2).

+ Trình bày món chính, nước chấm và rau ăn kèm theo sáng tạo cá nhân.

c. Thực hiện: Có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm; thực hiện trên lớp hoặc tại nhà.

d. Đánh giá

(Đính kèm bảng 7.1 bên dưới phần Nhiệm vụ 1)

Bảng 7.1. Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Trạng thái: thịt luộc chín mềm, không nhừ, không dai; nước luộc thịt trong, thơm.

?

?

?

Màu sắc: tươi, sáng, không thâm, không hồng.

?

?

?

Mùi vị: miếng thịt luộc thơm, không tanh, vị ngọt thịt.

?

?

?

Trình bày: gọn gàng hấp dẫn, sáng tạo.

?

?

?

Thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.

?

?

?

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

?

?

?

Xếp loại thành phẩm

?

?

?

 

Nhiệm vụ 2: Thực hành chế biến món canh rau cải nấu thịt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, đọc thông tin trong SGK tr. 37 - 38 và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành chế biến món canh rau cải nấu thịt.

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Hình 7.3. Canh rau cải nấu thịt

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Theo em, việc ướp thịt trước khi nấu canh có tác dụng gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả vào buổi học sau.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng: Việc ướp thịt trước khi nấu canh có tác dụng giúp cho thịt ngấm đều gia vị, sau khi nấu vị thịt và rau cân bằng (vị như nhau), ăn sẽ ngon hơn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2.  Thực hành chế biến món canh rau cải nấu thịt

a. Chuẩn bị

- Nguyên liệu (4 – 6 người ăn):

+ Rau cải: 1 mở (500 – 600 g).

+ Thịt lợn: 50 – 150 g.

+ Nước mắm, bột canh, dầu ăn.

+ Hành khô: 1 củ.

- Dụng cụ:

+ Chậu rửa, rổ, dao, thớt, nồi, đũa, bát to, muôi múc.

+ Găng tay nylon, lót tay bắc xoong, nồi, khăn lau tay, giấy ăn, nước rửa tay, nước rửa bát.

b. Quy trình thực hiện

- Sơ chế:

+ Rau cải bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn; hành khô bỏ vỏ, băm nhỏ.

+ Thịt lợn rửa sạch, bỏ bì, xay nhỏ hoặc mua thịt xay sẵn; ướp thịt (10 phút) với 2 thìa cà phê nước mắm.

- Chế biến:

+ Xào thịt: Cho 1 – 2 thìa canh dầu vào nồi, làm nóng dầu rồi phi hành thơm, cho thịt vào xào sơ.

+ Cho 800 − 1 200 ml nước nóng hoặc nước thường, đun sôi 2 phút.

+ Cho rau và đun sôi trong 3 – - 5 phút.

+ Nêm gia vị vừa ăn.

- Trình bày:

+ Vớt cả cái và nước vào bát to (Hình 7.3). 

+ Trình bày theo sáng tạo cá nhân.

c. Thực hiện: Có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm; thực hiện trên lớp hoặc tại nhà.

d. Đánh giá

(Đính kèm bảng 7.2 bên dưới phần Nhiệm vụ 2)

Bảng 7.2. Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Trạng thái: thịt lợn và rau cải chín mềm, không nhừ, không dai; nước trong, không vẩn đục. 

?

?

?

Màu sắc: lá rau có màu xanh, không ngả vàng.

?

?

?

Mùi vị: mùi thơm đặc trưng của rau cải và thịt, vị vừa ăn.

?

?

?

Trình bày: gọn gàng hấp dẫn, sáng tạo.

?

?

?

Thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.

?

?

?

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

?

?

?

Xếp loại thành phẩm

?

?

?

 

Nhiệm vụ 3: Thực hành chế biến món cá kho

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, đọc thông tin trong SGK tr. 39 - 40 và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành chế biến món cá kho.

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Hình 7.4. Cá kho

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Việc khứa (khía) nhẹ trên bề mặt cá khi sơ chế trước khi ướp nhằm mục đích gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả vào buổi học sau.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng: Việc khứa (khía) nhẹ trên bề mặt cá khi sơ chế trước khi ướp để gia vị ngấm vào cá nhanh và đều hơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3.  Thực hành chế biến món cá kho

a. Chuẩn bị

- Nguyên liệu (4 – 6 người ăn)

+ Cá: 500 – 600 g.

+ Thịt ba chỉ: 50 – 100 g.

+ Hành, tỏi khô: mỗi loại 1 củ bóc vỏ, băm nhỏ.

+ Nước màu (kẹo đắng), nước mắm, bột canh, tiêu xay (tiêu bột), ớt, dầu ăn, đường, xì dầu. 

- Dụng cụ

+ Chậu rửa, rổ, dao, thớt, nồi, đũa, đĩa, bát, muôi múc.

+ Găng tay nylon, lót tay bắc xoong, nồi, khăn lau tay, giấy ăn, nước rửa tay, nước rửa bát.

b. Quy trình thực hiện

- Sơ chế:

+ Cá rửa sạch, loại bỏ nội tạng, mang; khứa (khía) nhẹ 2 – 3 đường chéo lên mỗi mặt của thân cá. Thịt thái miếng 1 × 2 cm.

+ Ướp cá, thịt với 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh xì dầu, 2 thìa cà phê tiêu xay, 2 thìa canh nước màu trong khoảng 20 – 30 phút.

- Chế biến:

+ Chiên sơ bộ: Cho 2 thìa canh dầu vào chảo, đun nóng dầu, cho hành, tỏi băm nhỏ rồi phi thơm, sau đó cho cá vào lật 2 mặt để cá săn chắc và ngấm gia vị.

+ Xếp nồi: cho thịt xuống dưới, cá lên trên, cho ớt.

+ Cho 200 – 250 ml nước nóng sao cho nước ngập cá, đun sôi lửa nhỏ cho đến khi nước cạn thì rắc thêm tiêu bột.

- Trình bày

+ Cho món ăn vào đĩa (Hình 7.4). 

+ Trình bày theo sáng tạo cá nhân.

c. Thực hiện: Có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm; thực hiện trên lớp hoặc tại nhà. 

d. Đánh giá

(Đính kèm bảng 7.3 bên dưới phần Nhiệm vụ 3)

Bảng 7.3. Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Trạng thái: cá, thịt mềm nhừ nhưng không nát, săn chắc, bóng mướt; nước ít và sánh.

?

?

?

Màu sắc: vàng nâu sáng đến vàng nâu sẫm.

?

?

?

Mùi vị: mùi thơm ngon, vị vừa ăn.

?

?

?

Trình bày: gọn gàng hấp dẫn, sáng tạo.

?

?

?

Thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.

?

?

?

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

?

?

?

Xếp loại thành phẩm

?

?

?

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng

a) Mục tiêu: Trình bày được quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến các món hấp.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II SGK trang 41 - 43, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến các món hấp.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS / nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 41 - 43 và giao nhiệm vụ cụ thể:

+ Trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món hấp. 

+ Thực hành chế biến món cá hấp xì dầu.

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Hình 7.5. Cá hấp xì dầu

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Mục đích của việc khứa (khía) 2 - 3 đường chéo lên mỗi mặt của thân cá trước khi ướp là gì?

+ Theo em, thời gian hấp cá phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng: 

+ Việc khứa (khía) 2 - 3 đường chéo lên mỗi mặt của thân cá trước khi ướp có tác dụng: 

  • Gia vị ngấm nhanh và đều hơn.

  • Giúp cho cá chín nhanh và đều hơn (do nhiệt tiếp xúc nhanh và đều tới tất cả vị trí của cá).

  • Tạo hình cho cá giúp món ăn hấp dẫn hơn về hình thức.

+ Thời gian hấp cá phụ thuộc vào các yếu tố: loại cá, kích thước con (miếng) cá, nguồn cung cấp nhiệt (bếp than, bếp củi, bếp gas, bếp từ,…), cách sơ chế (có khía hoặc không khía).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

…………………………

II. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng

1. Hấp

a. Quy trình thực hiện

- Sơ chế:

+ Làm sạch, sơ chế tuỳ loại nguyên liệu.

+ Ngâm hoặc tẩm ướp thích hợp (nếu cần).

- Chế biến:

+ Cho nước vào nồi hấp, cho nguyên liệu đã sơ chế vào xửng hấp, tiếp tục đun đến sôi và đậy vung (nắp) thật kín.

+ Thời gian hấp tuỳ vào từng loại nguyên liệu.

- Trình bày:

+ Cho món ăn vào đĩa.

+ Trình bày theo sáng tạo cá nhân.

b. Yêu cầu 

- Trạng thái: chín mềm, khô ráo vừa phải, không quá nát hay quá cứng.

- Màu sắc: đặc trưng cho từng loại thực phẩm.

- Mùi vị: mùi thơm đặc trưng cho từng loại thực phẩm; cân bằng vị, vừa ăn.

- Trình bày: gọn gàng, không dính lên miệng của vật chứa đựng, đẹp, hấp dẫn, sáng tạo.

2.  Thực hành chế biến món cá hấp xì dầu

a. Chuẩn bị

- Nguyên liệu (cho 4 – 6 người ăn):

+ Cá (cá rô phi, cá diêu hồng, cá chim,...): 1 con (0,9 – 1,0 kg).

+ Tiêu xay: 2 thìa cà phê.

+ Hành lá: 30 – 50 g.

+ Gừng: 1 củ.

+ Thì là: 80 – 100 g (1 mớ).

+ Sả: 1-2 củ.

+ Ớt cay vừa, ớt ít cay: 2 – 3 quả mỗi loại.

+ Nước mắm: 2 thìa canh.

+ Xì dầu: 5 – 6 thìa canh.

+ Cà rốt: 2 củ.

+ Muối hạt: 20 – 30 g hoặc chanh: 1 – 2 quả hoặc dấm: 1 – 2 thìa canh.

- Dụng cụ:

+ Dao, thớt, nồi hấp 2 tầng, rổ, khay inox, màng bọc thực phẩm, xẻng lật thức ăn.

……………………….

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí tải:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay