Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 9: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Giáo án bài 9: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN 

CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

BÀI 9: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN 

CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

  • Giới thiệu chung về một số ngành liên quan đến chế biến thực phẩm. 

  • Đánh giá được khả năng và sở thích đối với một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp về một số nghề nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

  • Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để tìm hiểu về một số nghề nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm

Năng lực riêng: 

  • Trình bày được một số nghề nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm (đặc điểm nghề, yêu cầu cần đạt của nghề,...)

  • Đánh giá được khả năng và sở thích đối với một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm dựa vào các tiêu chí/ rubric đánh giá.

3. Phẩm chất

  • Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan về nghề nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm để mở rộng hiểu biết trong và sau giờ học.

  • Yêu thích lao động, tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, sáng tạo trong công việc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Video, hình ảnh minh họa,... về nghề nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo yêu cầu của GV và hướng dẫn trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi ý, dẫn dắt HS nhận biết về một số nghề nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS dựa vào hiểu biết về gia đình, đời sống để trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các ngành nghề trong hình 9.1

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1 và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Hoạt động khởi động: Quan sát Hình 9.1 và cho biết những người dưới đây đang làm các công việc gì?

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, thảo luận cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ Khởi động.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm: Nghề nghiệp của những người trong hình:

a - Thợ làm bánh;

b - Tư vấn dinh dưỡng;

c - Đầu bếp;

d - Trải nghiệm ẩm thực;

e - Pha chế;

g - Công nghệ thực phẩm.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số ngành liên quan đến chế biến thực phẩm để xác định xem khả năng và sở thích đối với một số ngành nghề, chúng ta cùng vào – Bài 9: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

a) Mục tiêu: Trình bày, phân tích được một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm và đặc điểm của chúng. 

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 60 - 62, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: HS nêu được một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tên các ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi: Dựa vào Bảng 9.1 SGK, em hãy liệt kê một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực thực phẩm.

 - GV cung cấp một số hình ảnh của các ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm cho HS quan sát, tìm hiểu. (Đính kèm bên dưới phần Nhiệm vụ 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

1. Tên các ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

- Kĩ sư công nghệ chế biến.

- Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.

- Nhà chuyên môn về giảng dạy.

- Nhân viên về nghệ thuật, văn hoá và ẩm thực.

- Đầu bếp.

- Bồi bàn và nhân viên pha chế.

- Hướng dẫn viên ẩm thực, nhà đánh giá ẩm thực, nhà phê bình ẩm thực, Vlogger, Youtuber ẩm thực.

Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Kĩ sư công nghệ chế biến

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Nhân viên về nghệ thuật, 

văn hoá và ẩm thực

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Đầu bếp

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Bồi bàn

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Nhà phê bình ẩm thực

CHỦ ĐỀ 3: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Youtuber ẩm thực

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngành nghề và nơi làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp ra thành 10 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung cột 2 của Bảng 9.1 trong SGK, trình bày đặc điểm của các ngành nghề và nơi làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành kĩ sư công nghệ chế biến.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành chuyên môn về dinh dưỡng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành chuyên môn về giảng dạy.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về ngành nhân viên về nghệ thuật, văn hoá và ẩm thực.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về ngành đầu bếp.

+ Nhóm 6: Tìm hiểu về ngành bồi bàn và nhân viên pha chế.

+ Nhóm 7: Tìm hiểu về ngành hướng dẫn viên ẩm thực.

+ Nhóm 8: Tìm hiểu về ngành đánh giá ẩm thực. 

+ Nhóm 9: Tìm hiểu về ngành phê bình ẩm thực.

+ Nhóm 10: Tìm hiểu về ngành vlogger, youtuber ẩm thực.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Đặc điểm của ngành nghề và nơi làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

- Kĩ sư công nghệ chế biến:

+ Nghiên cứu, thiết kế, tổ chức, giám sát quy trình chế biến; 

+ Lắp đặt, vận hành, bảo trì máy móc, thiết bị. 

+ Thiết lập chương trình, điều phối hoạt động sản xuất và đánh giá tính hiệu quả, an toàn. 

+ Có thể làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty chế tạo, sản xuất chế biến thực phẩm.

- Nhà chuyên môn về dinh dưỡng:

+ Đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khoẻ con người. 

+ Có thể làm việc tại bệnh viện; phòng khám y tế công cộng; trung tâm chăm sóc sức khoẻ; viện nghiên cứu dinh dưỡng; trung tâm y tế dự phòng; chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm; trung tâm thể hình, thể dục thể thao.

- Nhà chuyên môn về giảng dạy:

+ Chuẩn bị và cung cấp bài giảng, giảng dạy, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học (bài báo, sản phẩm,…). 

+ Có thể làm việc ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông.

- Nhân viên về nghệ thuật, văn hoá và ẩm thực:

+ Tạo ra thực đơn, chuẩn bị và trình bày món ăn giúp tăng tính nghệ thuật, sự hấp dẫn và giá trị của món ăn. 

+ Có thể làm việc trong khách sạn, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

- Đầu bếp: 

Lên kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu món ăn theo công thức hoặc sự giám sát của bếp trưởng 

+ Làm việc trong khách sạn, nhà hàng, trên tàu thuỷ, tàu hoả chở khách hoặc những nơi ăn uống khác.

- Bồi bàn và nhân viên pha chế: Phục vụ thức ăn, đồ uống ở những địa điểm kinh doanh ăn uống, câu lạc bộ, căng tin, trên tài thủ, tàu hoả chở khách hoặc những nơi ăn uống khác. 

- Hướng dẫn viên ẩm thực: Hướng dẫn cho du khách có thể thao tác từ sơ chế đến hoàn thành món ăn hoặc giới thiệu cách thức để hoàn thiện món ăn của địa phương.

- Nhà đánh giá ẩm thực: Chia sẻ hình ảnh, clip cảm nhận của bản thân về chất lượng món ăn đã dùng thử, địa điểm, không gian, thái độ của nhân viên phục vụ tại cơ sở đó.

- Nhà phê bình ẩm thực: 

+ Đánh giá chi tiết chất lượng nguyên liệu, đồ ăn, thức uống, cách trình bày món ăn, đầu bếp, dịch vụ, thái độ phục vụ của cơ sở kinh doanh ẩm thực,…từ đó đưa ra đề xuất cho độc giả.

+ Cập nhật xu hướng ẩm thực mới trong nước và quốc tế.

- Vlogger, Youtuber ẩm thực: Cung cấp video tự quay và giới thiệu các giá trị cụ thể về món ăn tự chế biến hoặc món ăn đặc sắc của các vùng miền trên nền tảng mạng xã hội. 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin ở cột 3 của Bảng 9.1 SGK  và trả lời câu hỏi: Xác định một số yêu cầu chung đối với ngành nghề trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. 

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát video để hiểu thêm về bài học.

Video: Nghề đầu bếp.

https://www.youtube.com/watch?v=tiSdy9qBoGI

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực chế biến thực phẩm

- Về năng lực:

+ Có kiến thức cơ bản về hoá học, sinh học, dinh dưỡng, nguyên liệu chế biến, phương pháp chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Có kĩ năng sử dụng dụng cụ, vận hành thiết bị chế biến, đo lường; bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt thiết bị và xử lí sự cố máy móc đối với nhân viên trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; có kĩ năng tư vấn, xây dựng thực đơn đối với nhân viên trong ngành dinh dưỡng.

+ Có đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Về phẩm chất:

+ Yêu thích công việc, có tinh thần trách nhiệm.

+ Làm việc trung thực, khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.

+ Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

   

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách đánh giá khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

a) Mục tiêu: HS  đánh giá được khả năng và sở thích của cá nhân đối với ngành nghề trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. 

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II SGK trang 62 - 64, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với ngành nghề trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. 

d) Tổ chức thực hiện:

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay