Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 8: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Giáo án bài 8: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

(5 tiết)

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Giới thiệu chung về một số phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt (trộn và lên men lactic): quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp về chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

  • Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập về chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

Năng lực riêng: 

  • Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt (trộn và lên men lactic).

  • Chế biến được một số món ăn đặc trưng cho phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt đạt yêu cầu kĩ thuật.

  • Đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm.

3. Phẩm chất

  • Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt để mở rộng hiểu biết trong và sau giờ học.

  • Yêu thích lao động, tỉ mỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, sáng tạo trong công việc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Video, hình ảnh minh họa,... về một số món ăn sử dụng phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm. 

  • Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo yêu cầu của GV và hướng dẫn trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi ý, dẫn dắt HS nhận biết về một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS dựa vào hiểu biết về gia đình, đời sống để trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm học tập: Một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về một số món ăn sử dụng phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt ví dụ như rau luộc, súp gà, thịt kho trứng, cá hấp xì dầu, bánh nướng, nem rán, cơm rang, thịt bò xào,...

- GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 

1. Kể trên các món ăn trong Hình 8.1 và cho biết điểm giống nhau trong cách thức chế biến.

BÀI 8: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

………………………………………………………………………………………….

2. Sự hao hụt dinh dưỡng của các món ăn này so với các món hầm, chiên có khác nhau không? Vì sao?

………………………………………………………………………………………….

3. Đánh giá về tính an toàn thực phẩm trong các sản phẩm chế biến dạng này.

………………………………………………………………………………………….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, thảo luận cặp đôi hoàn thành Phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm.

PHIẾU HỌC TẬP 

1. Kể trên các món ăn trong Hình 8.1 và cho biết điểm giống nhau trong cách thức chế biến.

BÀI 8: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

Điểm giống nhau trong cách thức chế biến các món ăn trong Hình 8.1 là phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

2. Sự hao hụt dinh dưỡng của các món ăn này so với các món hầm, chiên có khác nhau không? Vì sao?

Thực phẩm chế biến theo phương pháp này giữ được nguyên các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, còn các món hầm, chiên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các chất dinh dưỡng bị phá hủy, biến đổi thành các chất không có lợi cho sức khỏe.

3. Đánh giá về tính an toàn thực phẩm trong các sản phẩm chế biến dạng này.

Chế biến thực phẩm bằng phương pháp này có thể gây ngộ độc nếu nguyên liệu và quá trình chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình thực hiện một số món ăn chế biến theo phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, chúng ta cùng vào – Bài 8: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp chế biến món trộn

a) Mục tiêu: Trình bày được quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món trộn. 

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 54 - 56, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Phương pháp chế biến món trộn.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS / nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 54 - 55, trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món trộn. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Trộn

1. Quy trình thực hiện

- Sơ chế:

+ Nhặt, rửa sạch, gọt vỏ (nếu cần).

+ Mộ số nguyên liệu cần ngâm với nước muối loãng hoặc ướp muối, vắt ráo.

+ Tạo hình nguyên liệu: cắt, thái, nạo phù hợp.

- Chế biến:

+ Pha nước trộn (nếu có).

+ Trộn các nguyên liệu với nhau cùng nước trộn hoặc một số gia vị.

- Trình bày:

+ Cho món trộn vào đĩa, bát.

+ Trình bày theo sáng tạo cá nhân. 

2. Yêu cầu 

- Trạng thái: miếng cắt từ cùng loại nguyên liệu đều nhau, không bị nát.

- Màu sắc: hài hoà, đẹp mắt.

- Mùi vị: mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu chính, cân bằng vị, vừa ăn.

- Trình bày: gọn gàng, không dính lên miệng của vật chứa đựng, đẹp, hấp dẫn, sáng tạo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách thực hành chế biến món trộn

a) Mục tiêu: HS chế biến được món trộn đạt yêu cầu kĩ thuật.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I SGK trang 55 - 56, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Thực hành chế biến được món trộn.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, đọc thông tin trong SGK tr.55 - 56 và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành chế biến món quả dầm (trái cây đĩa).

BÀI 8: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Khi chọn nguyên liệu để chế biến món quả dầm, em cần phải lưu ý đến những yêu cầu nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả vào buổi học sau.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng:  

Khi chọn nguyên liệu làm món quả dầm cần lưu ý:

+ Màu sắc: chọn các loại quả có màu sắc đa dạng (xanh, đỏ, trắng, vàng, tím,…), hài hoà.

+ Mùi, vi: hương vị chọn quả có mùi mạnh, mùi nhẹ, có quả chua, quả ngọt, quả có vị chua ngọt.

+ Trạng thái: không chọn quả quá chín, hay quá nhiều nước.

+ Đặc điểm: cân đối giữa quả có tính nóng (dứa, mít,…) và quả có tính mát (dưa hấu).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Chuẩn bị

- Nguyên liệu (cho 4 - 6 người ăn)

+ Dưa hấu, mít, dâu tây, xoài, bơ, táo, nho, nhãn: 100 - 150 g mỗi loại.

+ Sữa đặc có đường hoặc sữa dừa: 3 thìa canh.

+ Sữa chua trắng: 1 - 2 hộp.

+ Muối tinh, đá bào.

+ Dừa sấy giòn: 30 - 40 g.

+ Húng bạc hà, húng chanh hoặc các loại vật liệu trang trí khác.

- Dụng cụ

+ Dao nạo vỏ, dao thái, thớt, rổ.

+ Thìa canh, thìa cà phê, đũa, dĩa, tô (bát) hoặc cốc miệng rộng.

+ Găng tay nylon, giấy ăn, nước rửa tay, nước rửa bát, khăn lau tay. 

2. Quy trình thực hiện

- Sơ chế: 

+ Rửa sạch các loại quả, để ráo nước.

+ Tạo hình:

  • Nho, dâu tây cắt đôi theo chiều dọc quả;

  • Mít nên xé sợi;

  • Các loại còn lại gọt vỏ, bỏ hạt, rồi cắt hình lục lăng (hình quân cờ kích thước mỗi chiều khoản 1,0 cm) hoặc hình khối chữ nhật (1,0 x 1,0 x 1,5 cm); 

  • Nhãn để nguyên cùi quả;

  • Dưa hấu có thể để hạt.

- Chế biến: Trộn cho sữa đặc, sữa chua vào bát đựng quả đã cắt và trộn thật nhẹ nhàng. 

- Trình bày:

+ Chia thành phẩm ra các cốc đã có sẵn đá bào sao cho mỗi cốc đề có đủ các loại quả và hài hoà về màu sắc.

+ Trình bày theo sáng tạo cá nhân.

3. Thực hiện 

- Có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm; 

- Thực hiện trên lớp hoặc tại nhà.

4. Đánh giá

(Đính kèm bảng 8.1 bên dưới phần Nhiệm vụ )

Bảng 8.1. Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

Mức đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Trạng thái: các miếng cắt từ cùng loại nguyên liệu đều nhau, không bị nát.

?

?

?

Màu sắc: hài hoà, đẹp mắt.

?

?

?

Mùi vị: mùi thơm đặc trưng của các loại nguyên liệu chính, cân bằng vị, vừa ăn. 

?

?

?

Trình bày: gọn gàng, không dính lên miệng của vật chứa đựng, đẹp, hấp dẫn, sáng tạo.

?

?

?

Thực hiện an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.

?

?

?

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

?

?

?

Xếp loại thành phẩm

?

?

?

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp chế biến món lên men lactic

a) Mục tiêu: Trình bày được quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món lên men lactic.

b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II SGK trang 57 - 58, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

c) Sản phẩm: Quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món lên men lactic. 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS / nhóm).

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 57, trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật chế biến món lên men lactic. 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Vì sao trước khi muối cần phơi cho rau hơi héo?

…………………….

II.  Lên men lactic

1. Quy trình thực hiện

- Sơ chế:

+ Nhặt, rửa sạch; gọt vỏ nguyên liệu (nếu có).

+ Cắt, thái phù hợp (nếu cần).

- Chế biến: Cho nguyên liệu đã sơ chế và một số gia vị phù hợp để tiến hành lên men lactic.

………………..

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay