Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 5

Giáo án Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 5 sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 5

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

TUẦN 5:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại.
  • Nhận biết những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại, thảo luận về đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những tình huống về phòng tránh bị xâm hại.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, video liên quan đến bài học ở Hoạt động 2, Sinh hoạt lớp Tuần 5
  • Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy hoặc nam chấm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chương trình “An toàn trong cuộc sống”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu về những tình huống có khả năng bị xâm hại và cách phòng tránh.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống” theo kế hoạch nhà trường.

- GV yêu cầu các lớp chọn ra các HS để tham gia diễn tiểu phẩm về phòng tránh bị xâm hại.

- GV phân công HS tham gia tập diễn trước giờ chào cờ và trình diễn trong giờ chào cờ.

- GV nhắc nhở các em chú ý lắng nghe để trao đổi lại trước lớp về các nội dung, hoạt động sẽ triển khai trong chương trình “An toàn trong cuộc sống”.

- GV nhấn mạnh: Các em có cảm nhận gì sau khi xem xong tiểu phẩm trên?

- GV kết luận cho HS về ý nghĩa của chương trình “An toàn trong cuộc sống”: Chương trình An toàn trong cuộc sống giúp các em nhận biết về những nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh thông qua tiểu phẩm.

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

- Các lớp chọn ra các HS có năng khiếu để tham gia diễn tiểu phẩm.

- HS tập diễn theo phân công của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe.

 

 

- HS nêu cảm nhận.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chim cánh cụt” trong vòng 5 phút.

- GV yêu cầu HS đứng thành vòng tròn và phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS:

+ Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, hai tay để thẳng theo thân người, bàn tay xòe ra, một HS ở giữa làm chim cánh cụt, hai tay chống vào hông.

+ Luật chơi:

Ÿ Bạn làm “Chim cánh cụt” sẽ di chuyển theo dáng đi của chim cánh cụt và bạn đó chạm vào ai thì người đó sẽ bị biến thành chim cánh cụt.

Ÿ Bạn mới bị biến thành chim cánh cụt sẽ cùng bạn “chim cánh cụt” ban đầu tiếp tục di chuyển trong vòng tròn để chạm vào người khác.

Ÿ Nhiệm vụ của những bạn đứng ở vòng tròn là phải di chuyển theo khu vực quy định để mình không bị bạn “chim cánh cụt” chạm vào người.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi:

+ Trong trò chơi vừa rồi, em có bị ai động chạm hay em có động chạm vào ai không?

+ Nếu có, thì cảm giác của em như thế nào?

+ Theo em, thế nào là động chạm tốt? Thế nào là động chạm xấu?

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, có những tình huống có nguy cơ bị xâm hại nên chúng ta phải phòng tránh. Vậy làm cách nào để nhận diện những tình huống đó, những đối tượng nào có nguy cơ gây hành động xâm hại, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay – Chủ đề 2 – Tuần 5 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ1 – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về nguy cơ bị xâm hại và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.

- GV gọi 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt lại ý kiến của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục mời HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ1 – SGK tr.16.

- GV cho HS xem video sau: youtu.be/edfDGReh-AI (0:51 – 5:50)

- GV đặt câu hỏi: Trong video trên, hành vi nào của chú hàng xóm được coi là xâm hại trẻ em?

 

 

 

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể một tình huống cụ thể có nguy cơ bị xâm hại mà em biết.

- GV gợi ý:

+ Tình huống đó xảy ra vào thời gian nào? ở đâu?

+ Có những ai đang có mặt vào thời điểm đó?

+ Chuyện gì đã xảy ra?

- GV gọi 4 – 5 HS chia sẻ trước lớp.

 

- GV nhấn mạnh lưu ý với HS: Có nhiều hành động bị coi là xâm hại trẻ em như:

Xâm phạm sự riêng tư của trẻ.

Bỏ mặc trẻ không cho ăn uống, tắm giặt.

Cho trẻ xem ấn phẩm đồi trụy.

Sử dụng trẻ như nô lệ.

Chạm vào nơi trẻ không muốn, bắt trẻ sờ vào mình.

Bắt trẻ làm việc quá nhiều khiến trẻ thiếu thời gian vui chơi, học tập.

Đánh trẻ để hả giận.

Không cho trẻ đi học.

Lừa bịp trẻ.

Buôn bán trẻ em,…

→ Vì vậy các em cần nhận biết được những nguy cơ bị xâm hại để phòng tránh.

- GV cho HS xem video sau: youtu.be/jJ43hDrItEo

Hoạt động 2: Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ2 – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát 4 bức tranh sau và chỉ ra những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại. Giải thích vì sao nhóm lại chọn những đối tượng, hoàn cảnh đó.

- GV gọi 2 – 4 cặp đôi lên trả lời câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu 2 nhóm ghép cặp với nhau thành nhóm 4 và thảo luận nhiệm vụ: Hai nhóm đôi ghép thành nhóm 4 và kể thêm những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây ra hành động xâm hại vào giấy A1.

- GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại là:

+ Đối tượng gây hành động xâm hại: Bất kì ai cũng có thể là đối tượng gây ra hành động xâm hại. Đó có thể là người lạ, người quen, người hàng xóm, cô, chú, anh họ, bác ruột, cậu ruột, ông bảo vệ, … bởi vậy các em không được chủ quan với bất kì ai.

+ Hoàn cảnh có nguy cơ gây bị xâm hại: Cho người lạ vào nhà khi ở nhà một mình; tham gia các hoạt động ở nơi công cộng (như ngồi ở công viên, nhà văn hóa, trên xe buýt, …); trẻ em bị bắt cóc, bị buôn bán; trẻ em trong gia đình không trọn vẹn; trẻ em bị bỏ rơi, trẻ sống lang thang, cơ nhỡ, trẻ phải lao động trước tuổi,…

- GV nhắc nhở HS: Luôn luôn phải cảnh giác với các đối tượng và tránh để bị rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Tìm hiểu thêm về những tình huống, đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại.

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị vào tiết học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Những nguy cơ bị xâm hại là:

+ Khi đi học về một mình vào buổi tối.

+ Khi đi một mình nơi vắng vẻ.

+ Khi đi theo bạn bè, người lạ,… mà không báo cho gia đình, người thân.

+ Khi ở nhà một mình.

+ Khi kết bạn với người lạ trên mạng xã hội.

+ Khi tham gia những trang mạng xã hội có nội dung không lành mạnh.

+ Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình.

+ Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.

+ Thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh xâm hại.

+ Hạn chế trong nhận thức các hành vi xâm hại.

+ Thiếu hiểu biết về pháp luật.

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

- HS xem video.

 

- HS trả lời: Trong video trên, hành vi được coi là xâm hại trẻ em của chú hàng xóm là hành động chạm vào những nơi nhạy cảm của bạn Mai mặc dù bạn Mai đã rất khó chịu.

- HS kể lại những tình huống:

Gợi ý:

Hai bạn A và bạn B đi học về muộn nên bị hai thanh niên đi xe máy áp sát dụ dỗ, buông lời trêu trọc và động chạm vào vùng nhạy cảm của bạn A. Lúc đó, hai bạn thấy có nhiều người đi qua đã hét toáng lên khiến hai thanh niên sợ hãi và bỏ đi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS thảo luận nhóm và quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Những hoàn cảnh và đối tượng có nguy cơ xâm hại trong các tranh sau:

+ Tranh 1:

Ÿ Hoàn cảnh: bạn nhỏ ở nhà một mình.

Ÿ Đối tượng: có thể là người đàn ông lạ mặt hoặc người hàng xóm.

+ Tranh 2:

Ÿ Hoàn cảnh: buôn bán trẻ em ở biên giới.

Ÿ Đối tượng: những đối tượng buôn bán, bắt cóc trẻ em.

+ Tranh 3:

Ÿ Hoàn cảnh: Bạn nhỏ không được đi học nên khi đi qua cổng trường tiêu học đã nói với bác rằng muốn được đi học.

Ÿ Đối tượng: Có thể là người bác hoặc những người thân trong gia đình không cho bạn nhỏ đi học.

+ Tranh 3:

Ÿ Hoàn cảnh: Bạn nữ đang ngồi ở ghế đá công viên thì bị một người phụ nữ đi qua chê xấu.

Ÿ Đối tượng: người phụ nữ lớn tuổi chê bai bạn nhỏ.

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Những đối tượng có nguy cơ gây ra hành động xâm hại: người lạ gặp trên đường, hàng xóm xung quanh, thậm chí cả người thân.

+ Những hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại: ở nhà một mình, đi một mình ở nơi vắng vẻ, trên xe buýt, các nơi công cộng,…

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt.

 

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

 GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay