Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 9: Những người sống quanh em và nghề truyền thống quê hương - Tuần 32
Giáo án Chủ đề 9: Những người sống quanh em và nghề truyền thống quê hương - Tuần 32 sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo (bản 1). Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo (bản 1). Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 9: Những người sống quanh em và nghề truyền thống quê hương - Tuần 32
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EMVÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNGTUẦN 32:
TUẦN 32:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm hiểu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
- Thực hành được một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương về thể hiện sự hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ với bạn về nghề truyền thống ở địa phương và báo cáo kết quả trải nghiệm về nghề truyền thống ở địa phương
Năng lực riêng:
- Năng lực định hướng nghề nghiệp: Tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương và thực hành trải nghiệm với công việc của nghề truyền thống ở địa phương.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nghề truyền thống ở địa phương thông qua việc thiết kế sản phẩm truyền thống, tuyên truyền về nghề truyền thống ở địa phương.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Một số hình ảnh về nghề truyền thống: nghề làm gốm, làm nón, mây tre đan, dệt thổ cẩm, vẽ tranh dân gian, làm nước mắm,…
- Phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương: số lượng đủ cho mỗi HS một bản.
- Một số hình ảnh về nghề truyền thống của địa phương.
- Mời nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương đến giao lưu với HS trong lớp.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Sưu tầm một số sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào “Việc tốt quanh em”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS tham gia phong trào “Việc tốt quanh em”. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV yêu cầu HS chuẩn bị những câu chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt và sẵn sàng lên kể chuyện khi được mời. - GV nhắc nhở HS tập trung chú ý khi nghe kể chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt. - GV nhắc nhở HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt mà em tâm đắc nhất. - GV gợi ý cho các em suy nghĩ về những việc mình có thể làm để hưởng ứng phong trào “Việc tốt quanh em”. - GV yêu cầu HS chia sẻ về việc làm tốt của bản thân với các bạn. |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV. - HS chuẩn bị những câu chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt.
- HS tập trung.
- HS ghi nhớ những điều cần học hỏi.
- HS suy nghĩ.
- HS chia sẻ: Ví dụ: Giúp đỡ bà cụ qua đường, nhặt được của rơi tìm người trả lại, nhường ghế trên xe buýt cho người già và phụ nữ có thai,... |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện về nghề truyền thống –
Xây dựng phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video sau: youtu.be/jSGZjatBYwg - GV đặt câu hỏi: Làng nghề truyền thống nào xuất hiện trong video? Em hãy kể tên một số tác phẩm của làng nghề truyền thống đó mà em biết - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
- GV chiếu hình ảnh một số sản phẩm cho HS xem: Đám cưới chuột Lợn đàn - GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Làng nghề truyền thống Việt Nam xuất hiện từ bao đời nay và đã trở thành những hình ảnh tiêu biểu, độc đáo trong văn hóa của người Việt. Để tìm hiểu xem ngoài làng tranh dân gian Đông Hồ, nước ta còn những làng nghề truyền thống nào, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 9 – Tuần 32 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện về nghề truyền thống – Xây dựng phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện về nghề truyền thống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện về nghề truyền thống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1, 2 – HĐ1 – SGK tr.86 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát 6 hình ảnh dưới đây và nêu tên nghề truyền thống mà em biết: - GV gọi 6 HS nêu tên các nghề truyền thống trong 6 bức ảnh trên.
- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn về một nghề truyền thống ở địa phương mà em yêu thích theo gợi ý sau: + Tên của nghề. + Địa chỉ của làng nghề đó. + Lí do em thích nghề đó. - Sau khi các nhóm trao đổi xong, GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp kết quả trao đổi của nhóm.
- GV gọi ngẫu nhiên một số HS và đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại tên những nghề truyền thống mà các bạn đã chia sẻ trước lớp. |
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: Làng nghề được nhắc đến trong video là Làng tranh dân gian Đông Hồ. Một số tác phẩm của tranh dân gian Đông Hồ là: Đám cưới chuột, Lợn Ỉ, Vinh Hoa, Hứng dừa,… - HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.
- HS nêu tên: + Hình 1: Nghề làm muối + Hình 2: Nghề làm nón lá + Hình 3: Nghề làm gốm + Hình 4: Nghề làm bánh đa/bánh tráng. + Hình 5: Nghề dệt thổ cẩm. + Hình 6: Nghề vẽ tranh dân gian. - HS hình thành nhóm và chia sẻ với bạn.
- HS chia sẻ trước lớp: Gợi ý: + Tên của nghề: Nghề làm muối + Địa chỉ của làng nghề: Bạc Liêu. + Lí do em thích: Bởi để làm ra được hạt muối tưởng chừng như đơn giản, song đó lại là cả một quá trình kỳ công, nhọc nhằn với mồ hôi lẫn nước mắt của diêm dân. - HS trả lời: Nghề truyền thống mà bạn đã chia sẻ là Nghề làm muối.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm