Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 14

Giáo án Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 14sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 14

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 14:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xung quanh
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn, với cộng đồng để thực hiện kế hoạch kết nối những người xung quanh.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hóa, phù hợp với truyền thống quê hương để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và thực hiện tích cực các hoạt động kết nối những người xung quanh.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh.
  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và của địa phương mình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy A0, Phiếu đánh giá,…
  • Hình mẫu cổng làng truyền thống.
  • Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động kết nối những người xung quanh.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy màu/giấy trắng, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán,…
  • Tranh/ảnh về các hoạt động giữ gìn truyền thống ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thống quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS nắm rõ, ghi nhớ và chấp hành đúng nội quy của nhà trường trong năm học mới

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV tổ chức cho HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề “Truyền thống quê hương” theo kế hoạch của nhà trường.

- GV Tổng phụ trách yêu cầu các lớp đăng kí tiết mục văn nghệ về chủ đề “Truyền thống quê hương”.

- GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn hoặc cổ vũ các tiết mục văn nghệ về truyền thống quê hương theo đăng kí.

- GV nhắc nhở HS cổ vũ cho các bạn tham gia biểu diễn và ghi lại cảm xúc của mình về truyền thống quê hương.

- GV đề nghị HS sau buổi chào cờ có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình về truyền thống quê hương với các bạn và người thân.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ.

 

 

- HS đăng kí tiết mục của lớp mình.

 

 

- HS biểu diễn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cổ vũ cho các bạn và ghi lại cảm xúc của mình.

 

- HS chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia –

Lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV đặt câu hỏi: Em đã tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng ở trường em chưa? Em hãy kể tên các hoạt động đó.

- GV gọi 2 bạn HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- GV tổng kết và dẫn dắt: Những hoạt động kết nối cộng đồng mang lại những giá trị đẹp trong xã hội. Vậy để xác định ở lứa tuổi của các em có thể tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng nào, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Chủ đề 4 – Tuần 14 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia – Lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những hoạt động kết nối cộng đồng ở địa phương em.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà bản thân có thể tham gia.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ3 – SGK tr.38 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

+ Các tranh vẽ những hoạt động gì?

+ Hoạt động đó thường diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?

+ Các nhân vật trong tranh đang tham gia hoạt động như thế nào?

+ Theo em, hoạt động đó giúp ích gì cho việc kết nối những người xung quanh?

- GV gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đề nghị HS chia sẻ trước lớp những hoạt động kết nối cộng đồng ở địa phương em mà em biết theo các gợi ý sau:

+ Tên hoạt động.

+ Thời gian tổ chức hoạt động.

+ Những người tham gia hoạt động.

+ Ý nghĩa của hoạt động.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét về các chia sẻ của HS.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn hoạt động kết nối cộng đồng em có thể tham gia

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách lựa chọn hoạt động kết nối cộng đồng mà bản thân có thể tham gia.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ3 – SGK tr.38 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV nêu yêu cầu: Em hãy lựa chọn hoạt động kết nối cộng đồng em có thể tham gia và điền vào Phiếu học tập sau:

- GV gợi ý: Với mỗi hoạt động, em cần xác định những vấn đề sau:

+ Thuận lợi của em khi tham gia hoạt động.

+ Khó khăn em có thể gặp khi tham gia hoạt động.

+ Người tham gia hoạt động.

+ Người có thể giúp đỡ em.

- GV phân tích:

+ Thuận lợi bao gồm thế mạnh giúp em thực hiện hoạt động và những điều mà người khác mang lại cho em dễ dàng thực hiện hoạt động hơn.

+ Khó khăn bao gồm những khó khăn mang tính chủ quan của bản thân các em và rào cản mà môi trường xung quanh hay người khác mang lại cho em.

+ Cách giải quyết: Để tháo gỡ khó khăn, em cần xác định được nguyên nhân của khó khăn và giải quyết hoặc tìm người giúp đỡ.

- GV hướng dẫn HS: Nên quyết định chọn các hoạt động mà em có nhiều thuận lợi để tham gia hoặc thực hiện.

- GV có thể cho HS bốc thăm các hoạt động kết nối cộng đồng để thành lập nhóm.

+ Hoạt động 1: Cùng tham gia dọn vệ sinh với các anh, chị, em hàng xóm.

+ Hoạt động 2: Cùng tham gia phòng trào văn nghệ, thể dục thể thao tại địa phương.

+ Hoạt động 3: Tổ chức một buổi tối vui chơi cùng anh, chị, em hàng xóm.

+ Hoạt động 4: Cùng tham gia quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho các bạn vùng cao tại nhà văn hóa địa phương.

+ Hoạt động 5: Cùng tham gia hoạt động thu thập vỏ sữa và pin để bảo vệ môi trường.

-  GV yêu cầu các bạn có lá thăm giống nhau sẽ về một nhóm và thực hiện cùng nhau.

- GV mời HS trình bày trước lớp, nhận xét và tổng kết.

 

 

 

 

Hoạt động 4: Lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1, 2 – HĐ4 – SGK tr.39 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS căn cứ vào hoạt động kết nối cộng đồng em đã quyết định làm ở hoạt động 3 để viết hoàn chỉnh kế hoạch tham gia hoặc thực hiện hành động kết nối cộng đồng.

- GV gợi ý: HS thực hiện theo mẫu kế hoạch sau:

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kế hoạch của nhóm mình trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đề nghị HS về nhà thực hiện kế hoạch tham gia kết nối cộng đồng cùng với người thân.

- GV hướng dẫn HS làm báo cáo kế hoạch như sau:

+ Trong lúc tham gia hoạt động:

Ÿ Ghi nhớ thông tin về những người tham gia thực hiện cùng em.

Ÿ Ghi nhớ cách tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của từng người.

Ÿ Theo dõi, đánh giá kết quả của kế hoạch.

Ÿ Lưu lại hình ảnh (chụp ảnh) nếu có điều kiện.

+ Lựa chọn loại hình báo cáo:

Ÿ Viết bài báo cáo.

Ÿ Vẽ tranh về hoạt động.

Ÿ Làm bài trình chiếu trên PowerPoint.

Ÿ Làm clip báo cáo.

Ÿ Làm sản phẩm tuyên truyền về hoạt động.

- GV tổng kết hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Thực hiện kế hoạch và chuẩn bị báo cáo trong giờ Sinh hoạt lớp.

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Các hoạt động kết nối cộng đồng ở trường em là:

+ Ủng hộ quần áo và sách vở cho các bạn ở vùng cao và vùng lũ.

+ Đổi rác lấy cây xanh.

+ Tìm hiểu về An toàn giao thông.

+ Trồng cây xanh.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.

+ Tranh 1: Tranh vẽ mọi người đang cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Các nhân vật trong tranh đang tích cực làm việc. Nếu em ở đó, em có thể cùng mọi người tham gia những việc vừa sức như quét đường, gom rác,... Theo em, việc cùng hàng xóm dọn dẹp đường làng ngõ xóm sẽ giúp bảo vệ môi trường đồng thời làm cho mọi người gần gũi nhau hơn.

+ Tranh 2: Tranh vẽ mọi người đang cùng nhau chuẩn bị Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là hoạt động diễn ra hằng năm ở các khu dân cư/ thôn xóm và thường được tổ chức vào ngày 18-11 hằng năm. Mọi người đang chuẩn bị rất tích cực, các bạn nhỏ thì giấy, các bác gái thì cắm hoa, các bác trai thì treo khẩu hiệu. Nếu tham gia hoạt động, em có thể cắt giấy cùng các bạn, quét dọn hội trường, cắm hoa, chuẩn bị nước uống cho mọi người,... Việc cùng nhau chuẩn bị cho ngày hội Đại đoàn kết giúp mọi người gần gũi và gắn bó với nhau hơn.

+ Tranh 3: Tranh vẽ các bạn nữ đang học điệu múa truyền thống (múa sênh tiền) ở sân đình. Thông thường trước lễ hội của làng, xã,... các bạn nam, nữ trong làng thường học hát, múa các bài hát truyền thống để biểu diễn trong lễ hội. Các bạn nữ tham gia học múa với tỉnh thần say mê, vui vẻ. Nếu tham gia hoạt động này, em sẽ tích cực tham gia múa cùng các bạn. Việc tham gia các hoạt động này giúp chúng em hiểu và yêu quê hương mình hơn, đồng thời có thể làm quen được với nhiều người bạn mới ở nơi mình sinh sống và gần gũi với các cô, các bác hàng xóm hơn.

+ Tranh 4: Tranh vẽ các bạn HS cùng cô chú đến thăm hỏi bác cựu chiến binh. Hoạt động thăm hỏi cựu chiến bình, thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình có công với cách mạng thường diễn ra vào các dịp lễ, tết và ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Các nhân vật trong tranh đang tham gia với thái độ chân thành, cởi mở. Nếu được tham gia hoạt động, em có thể làm những món quà nhỏ để tặng bác thương bình hoặc sẽ giúp bác việc nhà vừa sức,... Việc cùng nhau thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng sẽ thê hiện được truyền thông văn hoá “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.

- HS chia sẻ:

+ Tên hoạt động: Vẽ tranh tường trang trí xóm làng.

+ Thời gian tổ chức hoạt động: Trong tháng 3.

+ Những người tham gia: Tất cả mọi người có năng khiếu vẽ đều được tham gia.

+ Ý nghĩa của hoạt động: Làm đẹp cảnh quan môi trường ở địa phương em.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

- HS lắng nghe gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV phân tích.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS bốc thăm các hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hình thành nhóm.

 

- HS trình bày.

Gợi ý:

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS dựa vào hoạt động kết nối cộng đồng đã làm ở HĐ3 để lập kế hoạch.

 

 

- HS lắng nghe gợi ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ:

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương các bạn làm tốt.

 

 

- HS chuẩn bị.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

 GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay