Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 6

Giáo án Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 6 - Chia sẻ cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 6

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 6:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại thân thể.
  • Biết cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những tình huống về nguy cơ bị xâm hại thân thể.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách ứng phó.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học ở Hoạt động 3.
  • Các tình huống liên quan đến phòng tránh bị xâm hại thân thể ở tiết Sinh hoạt lớp.
  • Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy hoặc nam chấm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Nghe nói chuyện về phòng tránh xâm hại thân thể

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS nắm rõ, ghi nhớ và chấp hành đúng nội quy của nhà trường trong năm học mới

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV chủ nhiệm mỗi lớp nhắc nhở HS chuẩn bị câu hỏi về phòng tránh xâm hại thân thể để trao đổi với chuyên gia tâm lí khi được mời tham gia.

- GV phối hợp với GV Tổng phụ trách tổ chức cho HS nghe chuyên gia tâm lí nói chuyện về phòng tránh xâm hại thân thể theo kế hoạch của nhà trường.

- GV yêu cầu HS nghiêm túc và chăm chú lắng nghe chuyên gia tâm lí nói chuyện.

- GV yêu cầu HS: Các em chú ý lắng nghe, ghi nhớ những điều chuyên gia tâm lí chia sẻ và rút ra bài học từ buổi nói chuyện ngày hôm nay.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS chuẩn bị câu hỏi.

 

 

- HS tham gia buổi nói chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe chuyện gia tâm lí nói chuyện.

- HS rút ra yêu cầu từ buổi nói chuyện.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể - Chia sẻ cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video sau: youtu.be/2Ie6AyqR5Ys (0:49 - 4:27)

- GV đặt câu hỏi: Theo em, nhóm của Tùng đã có hành vi gì đối với bạn Nam? Hành vi đó là đúng hay sai? Theo em, hành vi đó có phải là hành vi xâm hại thân thể hay không? Vì sao?

- GV gọi 2 bạn HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- GV tổng kết và dẫn dắt: Ở bài học trước, các em đã được học cách nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Hành động trong video trên cũng được coi là xâm hại về mặt thân thể. Để nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể và cách ứng phó trước nguy cơ đó, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Chủ đề 2 – Tuần 6 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể - Chia sẻ cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Nhận diện nguy cơ bị xâm hại thân thể

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện các nguy cơ bị xâm hại thân thể.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ3 – SGK tr.18 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ vào giấy A1: Em hãy quan sát tranh, thảo luận nhóm, mô tả tranh và chỉ ra những nguy cơ trẻ em bị xâm hại thân thể.

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi sản phẩm thảo luận với nhau và sử dụng bút dạ màu đỏ để bổ sung ý kiến của nhóm bạn và đặt câu hỏi.

- Sau khi trao đổi xong, các nhóm nhận lại bài thảo luận của nhóm mình và tiếp nhận những điều nhóm bạn bổ sung, giải thích những câu hỏi của nhóm bạn.

- GV tổng kết lại những nguy cơ trẻ em bị xâm hại thân thể thông qua kết quả thảo luận của các nhóm.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ về trường hợp trẻ bị xâm hại thân thể mà em biết.

- GV mời 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS xem video về vụ việc bạo hành trẻ 17 tháng tuổi ở Thường Tín: youtu.be/gvHim_b1yQc

- GV tổng kết hoạt động.

Hoạt động 4: Chia sẻ về cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ1, 2 – HĐ4 – SGK tr.18 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Trao đổi những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể mà em đã trải qua hoặc chứng kiến.

+ Nhiệm vụ 2: Xác định những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.

- GV gợi ý: Các em cần nêu rõ:

+ Tình huống đó xảy ra khi nào? Ở đâu?

+ Lúc đó cảm xúc của em/nhân vật mà em chứng kiến bị bạo hành như thế nào?

+ Sau đó, em có nghĩ lại về những gì mà mình đã trải qua/ đã chứng kiến hay không?

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi và chia sẻ trước lớp về những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể mà nhóm đã thống nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Những cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể là:

+ Gọi Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

+ Chạy khỏi nơi nguy hiểm và tìm người can ngăn.

+ Không đánh lại, cãi lại người đang nóng giận để tránh “đổ thêm dầu vào lửa”.

+ Luôn quan sát xung quanh để tránh bị rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể.

+ Không a dua, tham gia vào các hoạt động bạo lực.

- GV cho HS xem video về Mô hình bảo vệ trẻ em bị bạo hành ở nhiều nước trên thế giới:

 youtu.be/r0Fh5lKRLD0

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Đọc trước hai tình huống tiết Sinh hoạt lớp – SGK tr.19 để chuẩn bị.

 

 

 

 

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời: Nhóm của Tùng đã có hành vi bắt nạt bạn Nam và hành vi đó là sai. Hành vi đó là xâm hại thân thể vì nhóm bạn Tùng đã có những tác động vật lí đối với thân thể của bạn Nam.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Tranh 1: Hai bạn nữ đang bắt nạt một bạn khác.

→ Bị bạn bè trong lớp bắt nạt.

+ Tranh 2: Bố say rượu xong mắng mỏ, đánh đập vợ con.

→ Sống trong gia đình có bố nghiện rượu.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ sợ hãi khi thấy người lớn cầm roi.

→ Bị người lớn dùng roi dạy học.

+ Tranh 4: Bạn nhỏ đánh giày bị hai anh thanh niên bắt nạt, đe dọa.

→ Trẻ em lang thang, cơ nhỡ bị người lớn đe dọa.

- Các nhóm trao đổi và bổ sung ý kiến cho nhau.

 

- Các nhóm xem lại ý kiến bổ sung và giải đáp thắc mắc.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

- HS chia sẻ:

+ Trường hợp 1: Vụ việc bé trai 17 tháng tuổi bị hai người trông trẻ bạo hành đến tử vong.

+ Trường hợp 2: Vụ việc bé Vân Anh bị bố ruột và mẹ kế đánh đập, nhốt trong tủ quần áo dẫn đến tử vong.

+ Trường hợp 3: Bạn A bị các chị lớp trên chặn đường bắt nạt vì cho rằng bạn “nhìn đểu” và có thái độ không tốt khi gặp các chị.

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe gợi ý.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ:

Gợi ý:

+ Tình huống xảy ra ở trường học vào giờ ra chơi.

+ Các chị lớp trên đã hẹn em ra đằng sau sân vận động và đánh em vì cho rằng sáng em gặp các chị không chào mà còn nhìn đểu các chị. Rất may sau đó bạn cùng lớp đã báo cô giáo nên các chị không làm gì được em nữa.

+ Lúc đấy, cảm xúc của em rất sợ hãi, lo lắng và em đã bật khóc.

+ Sau đó em đã không dám nghĩ đến sự việ ngày hôm đó nữa.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt.

 

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị.

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS xử lí các tình huống và đưa ra các biện pháp phòng tránh bị xâm hại thân thể.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 – 6 HS) và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm chẵn: Thảo luận và sắm vai để xử lí tình huống 1.

Từ ngày bị mất việc, bố Nam trở nên chán nản, thường uống rượu say và mắng chửi mẹ con Nam vô cớ. Một hôm, bố bắt Nam đi mua rượu nhưng Nam đang giúp mẹ nấu cơm nên chưa kịp đi mua, bố Nam cầm gậy dọa đánh.

Nếu em là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào?

+ Nhóm lẻ: Thảo luận và sắm vai xử lí tình huống 2.

Trong giờ ra chơi, Mai đang đi ở khu vực phía sau sân trường. Bỗng nhiên, Mai nhìn thấy có 4 chị lớp trên đang đứng quây quanh Hoa với vẻ mặt tức giận và ép Hoa đứng sát vào tường.

Nếu là Mai, em sẽ ứng xử như thế nào?

- GV nêu gợi ý:

+ Bối cảnh xảy ra tình huống ở đâu?

+ Điều gì đã xảy ra trong tình huống đó?

+ Trong hoàn cảnh đó, em sẽ nói gì, làm gì?

+ Khi sắm vai cần phân vai cụ thể cho từng bạn và cùng bạn tập lời thoại, biểu cảm, động tác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS 7 phút chuẩn bị.

- GV mời 2 – 3 nhóm lên sắm vai xử lí tình huống theo sự chuẩn bị, các nhóm khác góp ý và bổ sung.

- GV khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống hay, khen nhóm có biểu hiện diễn xuất tốt.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm, sắm vai và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xác định tình huống:

+ Tình huống 1:

Ÿ Bối cảnh: Ở nhà Nam

Ÿ Tình huống xảy ra: Bố bắt Nam đi mua rượu nhưng Nam chưa đi được nên bố đã cầm gậy dọa đánh Nam.

Ÿ Cách xử lí: Em sẽ tìm sự giúp đỡ của hàng xóm, bác tổ trưởng tổ dân phố, các chú bảo vệ trong khu vực.

+ Tình huống 2:

Ÿ Bối cảnh: Ở trường học.

Ÿ Tình huống xảy ra: Mai nhìn thấy 4 chị lớp trên đang đứng xung quanh Hoa với vẻ mặt tức giận và ép Hoa vào tường.

Ÿ Cách xử lí: Em sẽ đi báo với thầy cô giáo hoặc bác bảo vệ để kịp thời ngăn cản hành vi bắt nạt xảy ra.

- HS chuẩn bị trong thời gian quy định

- HS đóng vai xử lí tình huống theo sự chuẩn bị.

- HS vỗ tay tuyên dương những nhóm làm tốt.

- HS lắng nghe.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

 GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay