Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 6: Phát triển bản thân - Tuần 21
Giáo án Chủ đề 6: Phát triển bản thân - Tuần 21– Làm sổ theo dõi chi tiêu cá nhân sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo (bản 1). Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo (bản 1). Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 6: Phát triển bản thân - Tuần 21
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂNTUẦN 21:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được nền nếp sinh hoạt.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học; Chia sẻ được những việc làm thể hiện nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường với bạn bè; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung.
Năng lực riêng:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng bảng thực hiện nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết tự lực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, hướng dẫn.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy A0, bút dạ.
- Các hình ảnh hoạt động của HS về thực hành nền nếp sinhn hoạt; một số tranh/ảnh hoặc clip về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa,…
- Phiếu đánh giá.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Bút chì, bút màu, bút dạ, thẻ ép nhựa để viết chữ, kéo, hồ dán, giấy màu,… bảng nhựa có kẻ hàng dùng cho nhóm 4 hoặc 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hưởng ứng phong trào “Phát triển bản thân”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS tham gia phong trào “Phát triển bản thân” b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV chủ nhiệm phối hợp với GV bộ môn Giáo dục thể chất hoặc Âm nhạc có thể tổ chức cho HS trong các đội năng khiếu (kèn, trống, cổ vũ, hát dân ca, vọng cổ, võ thuật,…) tập dượt trước trong tuần để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. - GV chủ nhiệm chuẩn bị sẵn tâm thế, hỗ trợ HS sắp xếp đội hình để tham gia hưởng ứng phong trào “Phát triển bản thân”. - GV đề nghị HS chia sẻ cảm xúc với bạn khi được biểu diễn hoặc xem biểu diễn và tiếp tục luyện để phát triển bản thân theo năng khiếu và sở thích. |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV. - HS chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS sắp xếp đội hình.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện những việc làm thể hiện sinh hoạt nền nếp – Tìm hiểu các cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở nhà, ở trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chọn một ngày bất kì trong tuần và nêu thời gian biểu của em trong ngày đó? Em có thực hiện đúng theo thời gian biểu mà mình đã đề ra hay không? - GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Việc lập thời gian biểu và thực hiện đúng theo những gì mình đề ra cũng là một việc làm thể hiện sinh hoạt nền nếp của bản thân em. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 6 – Tuần 21 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện những việc làm thể hiện sinh hoạt nền nếp – Tìm hiểu các cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở nhà, ở trường.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện những việc làm thể hiện sinh hoạt nền nếp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ những ấn tượng, kỉ niệm của em về thầy cô và bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ1 – SGK tr.57 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những việc làm thực hiện nền nếp sinh hoạt của em trong một buổi học. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác đặt câu hỏi để làm rõ nội dung chấp hành nền nếp sinh hoạt của HS.
- GV yêu cầu: Em hãy đề xuất một số cách giải quyết những tình huống đột xuất trong thực tế khiến việc thực hiền nền nếp học tập và sinh hoạt bị sai lệch.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giờ nào – Việc nấy”. - GV nêu chuẩn bị và cách chơi: + Chuẩn bị: GV chuẩn bị 3, 4 thẻ chữ (màu hoặc hình dạng khác nhau) đính cách đều trên bảng lớp (theo số đội chơi), trên mỗi thẻ có nêu các yêu cầu như: Buổi sáng sau khi thức dậy; Sau tiết học cuối; Buổi chiều, tan học về nhà,… hoặc các nội dung khác do GV chọn. + Cách chơi: Cả lớp cử một bạn làm quản trò, chia lớp thành 3 – 4 đội chơi có số thành viên bằng nhau, mỗi đội được phát thẻ giấy ép nhựa và bút dạ để viết chữ. GV cho HS xếp thành 1 hàng, mỗi đội cử 1 bạn làm người giám sát để tổng hợp kết quả. Quản trò đứng trên bục bảng điều khiển, mời 4 đội chơi bốc thăm chọn yêu cầu. Khi quản trò hô “Bắt đầu!”, các đội chơi trò chơi trong 3 phút theo thứ tự: ü Bạn đầu tiên: lấy bút viết chữ lên thẻ theo yêu cầu, mang đính lên bảng rồi lui về xếp cuối hàng. ü Các đội thực hiện lượt chơi tiếp theo với bạn thứ 2, lần lượt cho đến hết số lượng. Đội nào kết thúc trò chơi đúng thời gian quy định là đạt yêu cầu. + Kết thúc trò chơi: GV và thành viên giám sát của mỗi đội kiểm tra kết quả đạt được và công bố số lượng đáp án phù hợp giữa thời gian và việc cần làm đúng theo yêu cầu. GV tuyên dương đội tìm được nhiều kết quả nhất. - Sau khi chơi, GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Nếu em thực hiện nền nếp sinh hoạt đúng thời gian biểu thì có lợi ích gì?
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở nhà, ở trường Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở nhà a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở nhà. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ2 – SGK tr.57 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và nêu yêu cầu: Em hãy tìm hiểu các cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở nhà theo gợi ý sau: + Chia sẻ công việc em đã thực hiện ở nhà. + Xây dựng thời gian biểu sinh hoạt ở nhà. - GV lưu ý: Các nhóm hãy chỉ ra được việc thực hiện thời gian như thế nào là phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở trường a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu cách thực hiện sinh hoạt nền nếp ở trường. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ2 – SGK tr.58 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở NV1 và nêu yêu cầu: Em hãy tìm hiểu quy định thực hiện nền nếp sinh hoạt ở trường theo gợi ý. Sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm và đưa ra ý kiến thống nhất về việc thực hiện nền nếp sinh hoạt một số hoạt động ở trường với thái độ, năng lực phù hợp: + Nêu những quy định của nhà trường về nền nếp sinh hoạt. + Thảo luận nhóm về cách thực hiện nền nếp sinh hoạt ở trường. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị giấy màu, kéo, bút màu,… để chuẩn bị cho tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề tuần 22. |
- HS lắng nghe câu hỏi:
- HS trả lời: Em đã thực hiện đúng theo thời gian biểu mà mình đã đề ra. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm đôi và lắng nghe câu hỏi.
- HS trình bày: Những việc làm thực hiện nền nếp sinhn hoạt của em trong một buổi học là: + Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. + Không nói chuyện riêng trong giờ, chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến. + Học thuộc bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của mình, của bạn. + Ra ngoài hay vào lớp trong buổi học cần phải xin phép giáo viên - HS đề xuất: Một số cách giải quyết những tình huống đột xuất trong thực tế khiến việc thực hiện nền nếp học tập và sinh hoạt bị sai: + Nói chuyện với thầy cô, bố mẹ. + Điều chỉnh lại thời gian biểu phù hợp. + Nghiêm túc thực hiện nền nệp học tập. - HS tham gia trò chơi.
- HS chuẩn bị và lắng nghe cách chơi.
- HS trả lời: Nếu em thực hiện nền nếp sinh hoạt đúng thời gian biểu thì: + Em sẽ làm việc, học tập và sinh hoạt một cách có khoa học hơn. + Cuộc sống của em sẽ trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe lưu ý.
- HS chia sẻ: Gợi ý:
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu.
- HS chia sẻ. Gợi ý: - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm mới.
- HS chuẩn bị. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Khi đặt:
- Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:
- 1400k/học kì - 1600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm