Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 7

Giáo án Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 7 – Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 7

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 7:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại thân thể.
  • Biết cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại tinh thần và cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại tinh thần.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những tình huống về nguy cơ bị xâm hại tinh thần.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại tinh thần và cách phòng tránh.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy hoặc nam chấm dính bảng.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:

Biểu diễn tiểu phẩm về phòng tránh bị xâm hại tinh thần

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia biểu diễn tiểu phẩm về phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV yêu cầu mỗi lớp cử ra một số bạn có năng khiếu để tham gia biểu diễn tiểu phẩm.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về việc đóng tiểu phẩm theo chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

- GV chủ nhiệm phối hợp với GV Tổng phụ trách đội và Ban Giám hiệu để tổ chức cho HS tham gia biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần theo chương trình chung của toàn trường.

- Các bạn khác chăm chú xem tiểu phẩm trên sân khấu.

- GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS trao đổi với bạn những điều học được sau vở diễn về chủ đề phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

- GV Tổng phụ trách đặt câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem tiểu phẩm.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS chuẩn bị tiết mục.

 

- HS chuẩn bị lời thoại theo kịch bản, chủ đề.

- HS tham gia biểu diễn tiểu phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú xem tiểu phẩm.

 

- HS lắng nghe và trao đổi.

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần – Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS đóng vai xử lí tình huống sau: Bạn Mai mới chuyển trường và được vào học tại lớp 4H. Nhóm của chị Hoa thấy Mai là học sinh mới nên thường xuyên bắt nạt và đe dọa Mai phải mua bánh, kẹo, đồ ăn vặt cho nhóm chị. Nếu không sẽ bị đánh chửi khiến Mai rất sợ hãi.

Theo em, nhóm của chị Hoa làm thế là đúng hay sai? Vì sao? Hành động đó là xúc phạm thân thể hay xúc phạm tinh thần.

- GV gọi thêm 1 – 2 bạn nêu cách xử lí khác của bản thân (nếu có)

- GV tổng kết và dẫn dắt: Ở tuần trước, các em đã học cách nhận biết và ứng phó trước những tình huống có nguy cơ bị xâm hại thân thể. Thông qua tình huống trên, em có thể thấy trẻ em không chỉ bị xúc phạm về thân thể mà còn bị xúc phạm về tinh thần. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ học về cách nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần và cách phòng tránh những hành vi đó. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Chủ đề 2 – Tuần 7 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần – Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 5: Nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện những hành vi xâm hại tinh thần.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ5 – SGK tr.20 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và phát cho mỗi nhóm một Phiếu học tập.

- GV nêu nhiệm vụ: Em hãy trao đổi với bạn cùng nhóm và hoàn thành Phiếu học tập sau đây:

PHIẾU HỌC TẬP

Thảo luận nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Hãy chỉ ra các hành vi khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng.

A. Chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trẻ em.

B. Cho trẻ em đi học và ăn uống đầy đủ.

C. Quát tháo, đe dọa trẻ em.

D. Bỏ rơi, sao nhãng trẻ em.

E. Mua bán, bắt cóc trẻ em.

F. Chăm sóc khi trẻ em bị ốm.

G. Chê bai, chế giễu, bêu xấu ngoại hình trẻ em.

2. Chia sẻ về trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần mà em biết.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- GV tổ chức cho các nhóm trao đổi Phiếu học tập: Các em hãy trao đổi Phiếu học tập, đọc kết quả thảo luận của nhóm bạn và đối chiếu với kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về kết quả thảo luận, điểm giống và khác nhau về nội dung trả lời giữa Phiếu học tập của nhóm bạn và nhóm mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS xem video về Biểu hiện khi trẻ bị xâm hại tinh thần: youtu.be/N1fCHhkAAa0

- GV chốt lại đáp án và tổng kết hoạt động.

Hoạt động 6: Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ – HĐ6 – SGK tr.20 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ vào giấy A0: Em hãy thảo luận với các bạn cùng nhóm về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

- GV mời 3 – 4 đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV cùng cả lớp tổng kết lại các cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

+ Luôn chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè, thầy cô.

+ Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ, anh, chị, em và người thân trong gia đình về một cuộc sống không bị bạo lực tinh thần.

+ Thể hiện mong muốn được yêu thương, được nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.

+ Đề nghị anh, chị em, bố mẹ, người thân trong gia đình sử dụng mức âm lượng vừa phải khi nói chuyện, trao đổi với nhau.

+ Kiểm soát được cảm xúc của bản thân, tránh để mình bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc tình trạng sống quá khép kín hay tăng động.

+ Thẳng thắn chia sẻ với người thân trong gia đình về cảm xúc của mình khi người lớn gây áp lực hoặc quá kì vọng đối với mình.

+ Ghi lại nhật kí để giải tỏa tâm trạng của bản thân.

- GV yêu cầu HS: Em hãy ghi lại cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần phù hợp với bản thân.

- GV tổng kết hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chuẩn bị cho Tiết Sinh hoạt lớp: Xử lí khi bị xâm hại tinh thần.

 

 

 

 

- HS sắm vai và xử lí tình huống.

Theo em, nhóm của chị Hoa làm thế là sai vì hành động bắt nạt, mắng chửi đều đang xâm hại nặng nề đến thân thể cũng như tinh thần của bạn Mai khiến bạn sợ hãi.

 

 

 

- HS khác nêu câu trả lời (nếu có).

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS hình thành nhóm và đọc trước Phiếu học tập.

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi Phiếu học tập với nhóm bạn.

 

 

- HS trình bày:

1.

A. Chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trẻ em

C. Quát tháo, đe dọa trẻ em

D. Bỏ rơi, sao nhãng trẻ em

E. Mua bán, bắt cóc trẻ em

G. Chê bai, chế giễu, bêu xấu ngoại hình trẻ em.

2. Một số trường hợp trẻ bị xâm hại tinh thần:

+ Bé trai bị người bố say rượu chửi mắng, xúc phạm.

+ Bé gái có vết bớt trên mặt bị bạn bè, người lớn chế giễu, chê bai.

+ Bé trai đi bán vé số bị các đàn anh đe dọa, bắt nạt, đòi cống nạp tiền.

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- GV đọc hiểu nhiệm vụ.

 

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

Gợi ý: Cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần là:

+ Nói chuyện với người tin cậy.

+ Viết nhật kí để giải tỏa cảm xúc.

+ Thẳng thắn chia sẻ với người thân.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghi lại cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần phù hợp với bản thân.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt.

 

 

- HS chuẩn bị.

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Xử lí khi bị xâm hại tinh thần

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phó và phòng trán bị xâm hại tinh thần.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nhớ lại nội dung về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần và chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinhn thần với bạn ngồi bên cạnh.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và yêu cầu: Mỗi nhóm hãy thảo luận và xây dựng tình huống cho các trường hợp sau:

+ Bị bỏ rơi, sao nhãng.

+ Bị đe dọa.

+ Bị chửi mắng.

- GV lưu ý: Mỗi nhóm chọn 1 trong 3 trường hợp trên để xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó cho tình huống đó.

- GV cho HS chuẩn bị thực hành sắm vai thể hiện cách ứng phó đối với tình huống trong 10 phút.

- GV mời các nhóm lên sắm vai và thể hiện tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

- GV chốt lại những điều cần chú ý khi phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và xây dựng tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lưu ý.

 

 

- HS chuẩn bị sắm vai.

 

- HS biểu diễn tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Giáo án word: nhận luôn giáo án kì 1 + 1/2 kì 2
  • Giáo án Powerpoint: Nhận luôn giáo án kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại sẽ được cập nhật liên tục đến 30/01 là có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

 GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: EM VÀ CUỘC SỐNG XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay