Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 8
Giáo án Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 8 sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 2: An toán trong cuộc sống của em - Tuần 8
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 8:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại, thảo luận về nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những tình huống về phòng tránh bị xâm hại tình dục.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy hoặc nam chấm dính bảng.
- Tranh ảnh liên quan đến Hoạt động 7.
- Các tình huống thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục ở Hoạt động 8.
- Các thẻ chữ và thẻ hình về những báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục trong Hoạt động 7
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tọa đàm về phòng tránh bị xâm hại tình dục
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động Vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội và Ban Giám hiệu để tổ chức cho HS tham gia tọa đàm cùng chuyên gia về phòng tránh bị xâm hại tình dục theo chương trình chung của toàn trường. - GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS trao đổi: Em hãy trao đổi với bạn và chuyên gia về chủ đề “Phòng tránh bị xâm hại tình dục”. - GV khuyến khích: Các em tích cực nêu câu hỏi với chuyên gia về phòng tránh xâm hại tình dục để được chuyên gia giải đáp thắc mắc. - GV Tổng phụ trách Đội mời HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi tham gia tọa đàm cùng chuyên gia về chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục. - GV nhắc nhở HS lắng nghe và ghi nhớ nội dung trao đổi về phòng tránh bị xâm hại tình dục để áp dụng trong cuộc sống. |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS tham gia buổi tọa đàm.
- HS trao đổi với bạn và với chuyên gia,
- HS tích cực đặt câu hỏi với chuyên gia về những thắc mắc của mình.
- HS chia sẻ cảm xúc.
- HS lắng nghe và ghi nhớ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục – Thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xem video về quy tắc 5 ngón tay chống xâm hại trẻ em sau: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và chơi trò chơi “Năm ngón tay xinh”. - GV nêu luật chơi: GV giơ ngón tay và gọi 1 bạn HS thực hiện các hành động tượng ứng với ngón tay đó theo quy tắc 5 ngón tay. Ví dụ: + GV giơ ngón cái: HS vòng tay ra phía trước giống như đang ôm bố mẹ, anh chị em. + GV giơ ngón trỏ: HS xòe tay ra giống như nắm tay với bạn bè. + GV giơ ngón giữa: HS đưa tay ra phía trước và rung rung giống như đang bắt tay với người quen. + GV giơ ngón áp út: HS vẫy tay. + GV giơ ngón út: HS xua tay và tỏ thái độ sợ sệt. - GV cho HS chơi trò chơi trong vòng 5 phút để HS nắm được quy tắc ngón tay. - GV tổng kết và dẫn dắt: Ở phần Khởi động, các em đã được chơi trò chơi “Năm ngón tay xinh” để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ở trẻ. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về những nguy cơ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh: Chủ đề 2 – Tuần 8 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục – Thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 7: Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những nguy cơ bị xâm hại tình dục. - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ7 – SGK tr.22 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV nêu định nghĩa về xâm hại tình dục cho HS hiểu: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao - GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và phát cho mỗi nhóm giấy A0, bút dạ. - GV nêu yêu cầu: Các nhóm thảo luận về những nguy cơ bị xâm hại tình dục theo các tranh sau: - GV gợi ý: Mỗi bức tranh cần làm rõ: + Tình huống xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? + Tình huống lúc đó là gì? + Tâm trạng của bạn nhỏ trong tranh lúc đó thế nào? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 5 phút. - GV gọi đại diện các nhóm lên bảng báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS xem video sau: youtu.be/2ksRnYYj0r8 - GV đặt câu hỏi: Tình huống bị xâm hại tình dục trong video trên là gì? Tình huống xảy ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào? Cảm xúc của An An là gì? Sau đó, bạn An An đã làm gì? - GV gọi 1 – 2 bạn trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại kiến thức và nhắc nhở HS. Nhiệm vụ 2: Trao đổi với bạn về các báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. - GV chuẩn bị các thẻ chữ và thẻ hình về các báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục như trong Nhiệm vụ 2 – HĐ 7 – SGK tr.22, 23. - GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ chữ và thẻ hình đã bị trộn lẫn và 1 tờ giấy A2. - GV yêu cầu: Các nhóm thảo luận và sắp xếp lại các thẻ chữ và thẻ hình cho phù hợp, sau đó trao đổi về cách hiểu của mình đối với từng loại báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. - GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm lên thể hiện cách ghi nhớ các báo động này: Các nhóm hãy thể hiện cách ghi nhớ các báo động trên để giúp các em nhớ lâu hơn trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- GV sử dụng hình ảnh về các báo động để nhắc nhở các em ghi nhớ về những báo động trong nguy cơ bị xâm hại tình dục, từ đó có thể phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục. Nhiệm vụ 3: Thảo luận về những tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh - GV tiếp tục giữ nguyên nhóm (4 – 6 HS) đã chia ở Nhiệm vụ 2 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ vào bảng sau: Các nhóm thảo luận về những tình huống nguy cơ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh.
- GV cho các nhóm hoạt động trong 5 phút và hỗ trợ (khi cần thiết). - GV lưu ý: Mỗi nguy cơ bị xâm hại tình dục là những cách phòng tránh cụ thể khác nhau. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung (nếu có).
- GV tổng kết lại kết quả và đặt câu hỏi: Các em đã biết và thực hiện được những cách phòng tránh nào trong các cách phòng tránh tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục đã nêu trên? - GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. - GV nhắc nhở: Các em chú ý thực hiện những việc làm để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục. - GV cho HS xem video sau về tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em: youtu.be/5a4KKaaqpMc - GV nhắc lại Quy tắc 5 ngón tay hoặc Quy tắc đồ lót hoặc Quy tắc 4 vòng tròn để dạy trẻ phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục: - GV tổng kết một số những cách phòng tránh để HS ghi nhớ. + Không nói chuyện với người lạ. + Có thể nói dối để thoát khỏi nguy hiểm. + Kiên quyết phản đối, có thể la hét, kêu khóc, cắn và kêu cứu hoặc tìm cách để chạy tới nơi đông người. + Gọi đến số điện thoại của cha mẹ hoặc điện thoại khẩn cấp như 111, 113… + Khi có người tiếp cận mình với mục đích xấu, chạy ngay đến chỗ đông người, nói to, hét to lên và kiên quyết giằng ra. Hoạt động 8: Thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành phòng tránh bị xâm hại tình dục. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ – HĐ8 – SGK tr.24 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ. - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và phân công mỗi nhóm chuẩn bị sắm vai và xử lí tình huống: Mỗi nhóm hãy thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống của nhóm mình và sau đó phân vai cho các bạn thành viên trong nhóm để thực hiện tình huống. + Nhóm chẵn: Sắm vai và xử lí tình huống 1. Gia Hân là học sinh lớp 4. Một hôm, Gia Hân đang chơi cùng bạn ở hành lang chung cư, chú Hùng hàng xóm đi qua khen Gia Hân xinh và kéo Gia Hân lại, ôm vào lòng. Nếu là Gia Hân, em sẽ làm gì? + Nhóm lẻ: Sắm vai và xử lí tình huống 2. Hôm ấy, mẹ Phương bị ốm không đi đón được nên Phương phải đi bộ về nhà. Đến đoạn đường vắng vẻ, có một chú lạ mặt đi sát và cố ý đụng chạm vào người em. Nếu là Phương, em sẽ làm gì? - GV cho các nhóm chuẩn bị trong 5 phút và sau đó yêu cầu từng nhóm lên sắm vai xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, ghi nhớ cách giải quyết tình huống của nhóm bạn.
- Sau khi các nhóm sắm vai xong, GV yêu cầu: Các nhóm khác nhận xét về cách giải quyết tình huống của mỗi nhóm bạn và rút ra những điều cần lưu ý khi sắm vai và thực hiện những việc làm để phòng tránh bị xâm hại tình dục. - GV khen ngợi những nhóm có cách giải quyết tình huống hay, phù hợp với bối cảnh và đảm bảo được sự an toàn cho bản thân. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục ở tiết Sinh hoạt lớp. |
- HS xem video.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS nghe luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe và chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS lắng nghe định nghĩa.
- HS hình thành nhóm và nhận dụng cụ học tập từ GV. - HS quán sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe gợi ý.
- HS thảo luận.
- HS báo cáo kết quả: + Tranh 1: Địa điểm: Ở hành lang khu chung cư. Hoàn cảnh: chỉ có chú bảo vệ và bạn nữ. Tình huống: Chú bảo vệ chạm tay vào “vùng đồ bơi” của bạn gái Tâm trạng: Bạn gái hoảng sợ. + Tranh 2: Địa điểm: Tại nhà của bạn nữ. Hoàn cảnh: Bố mẹ không có nhà. Tình huống: Ông khách cố tình giơ tay như muốn ôm vào người bạn nữ. Tâm trạng: bạn nữ cảm thấy không thoải mái. + Tranh 3: Địa điểm: Tại nhà bạn. Hoàn cảnh: Trong buổi tiệc sinh nhật. Tình huống: Một anh lớn tuổi kéo bạn gái vào lòng với ý định bế bạn gái đó ngồi lên đùi mình. Tâm trạng: Bạn gái tỏ thái độ lo sợ. + Tranh 4: Địa điểm: Tại khu rừng cây khá vắng vẻ.. Hoàn cảnh: Trong buổi dã ngoại của trường. Tình huống: Một anh lớn ôm và định hôn bạn nam nhưng bạn nam không đồng ý và kêu lên “Đừng động vào tôi!” Tâm trạng: Tỏ thái độ cứng rắn và kêu lên. - HS xem video.
- Tình huống: Bạn An An đi bơi và có một chú dạy bơi đã rất nhiệt tình dạy bơi cho các bạn nên An An cũng muốn học. Tuy nhiên, khi dạy An An chú đấy đã có những hành vi động chạm vào “vùng đồ bơi” khiến An An rất khó chịu và hét toáng lên “Bỏ cháu ra!”. Sau đó, An An kể cho mẹ nghe và mẹ đã báo chú bảo vệ. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc trước Nhiệm vụ.
- HS hình thành nhóm và bộ thẻ hình từ GV.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình: - HS quan sát hình ảnh các báo động và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lưu ý.
- HS trình bày kết quả thảo luận: - HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi. - HS ghi nhớ nhắc nhở.
- HS xem video.
- HS xem các quy tắc để phòng tránh nguy cơ xâm hại tình dục ở trẻ em.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS hình thành nhóm, nhận tình huống, sắm vai và xử lí tình huống.
- Các nhóm chuẩn bị và lên bảng sắm vai, xử lí tình huống: Gợi ý: - Tình huống 1: Nếu là Gia Hân em sẽ kiên quyết giằng tay ra, kêu lên “Bỏ cháu ra!” và chạy thật nhanh về nhà. - Tình huống 2: Nếu là Phương, em sẽ kêu lên và chạy ra chỗ đông người để tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc thấy ai đi qua thì sẽ hết lên kêu cứu. - Các nhóm khác nhận xét.
- HS vỗ tay khen ngợi những nhóm có cách giải quyết hay.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt.
- HS chuẩn bị. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm